Phẫu thuật thành công ca gù vẹo cột sống nặng

Khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BV TWQĐ 108) vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bị biến dạng cột sống rất nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình dáng và đời sống người bệnh.

Xuất thân trong một gia đình làm nghề biển ở huyện Quỳnh Lưu, anh N.V.A mắc bệnh gù vẹo cột sống đã từ rất lâu, nhưng vì kinh tế khó khăn eo hẹp nên anh chấp nhận sống với hình thể biến dạng hàng chục năm nay.

Những năm gần đây, nhận thấy tình trạng gù vẹo ngày càng tăng lên, kèm theo đau cột sống, khó thở tăng nặng do biến dạng cột sống gây nên, anh và gia đình tìm đến một số bệnh viện lớn trong Nam, ngoài Bắc để được điều trị.

Cho đến khi đọc được thông tin trên báo chí, biết Bệnh viện TWQĐ 108 đã phẫu thuật, chỉnh hình thành công cho nhiều ca gù vẹo lớn, anh cùng gia đình đã quyết định khăn gói ra Hà Nội.

Phim chụp xquang trước và sau phẫu thuật nắn chỉnh gù.

Qua các hình ảnh Xquang, tình trạng thực tế của bệnh nhân, xác định đây là một ca bệnh đặc biệt khó, góc vẹo rất lớn T6L3 khoảng 126 độ, hơn nữa ca bệnh này càng khó khăn hơn là kèm theo gù cũng rất lớn > 100 độ.

Trước đây, khoa cũng đã tiến hành phẫu thuật cho nhiều trường hợp vẹo lớn, nhưng hầu hết là vẹo đơn thuần, không kèm theo gù, và chủ yếu là các bệnh nhân trẻ tuổi, cột sống khá mềm dẻo.

Trước ca bệnh này, nghiên cứu y văn và những kinh nghiệm trước đây, các bác sĩ đã quyết tâm phẫu thuật cho người bệnh, với 2 thì mổ: Thì thứ nhất đi lối trước, cắt xương sườn, vén phổi, cắt tối đa được 4 đĩa đệm để làm lỏng cột sống, sau đó lắp khung Halo kéo dãn trên giường nghiêng 30 độ, trong thời gian 3 tuần, với cân nặng tăng dần đến lúc đạt mức tối đa là 50% cân nặng của bệnh nhân. Thì thứ 2, đi lối sau, bắt vít nắn chỉnh vẹo.

Cũng bởi vì ca bệnh gù rất lớn, nên TS.BS Phan Trọng Hậu – Chủ nhiệm khoa Chấn thương Chỉnh hình cột sống đã quyết định cắt V xương ở 3 mức để nắn chỉnh. Để thực hiện điều này phải là cả một sự quyết tâm lớn, bởi vì thời gian mổ dài, kĩ thuật khó, nhiều nguy cơ tai biến biến chứng. Cuộc đại phẫu kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.

Anh A và hành trình lấy lại hình dạng bình thường.

Sau mổ, hình thể người bệnh đã gần như bình thường, chiều cao tăng thêm vài cm, anh đã cảm thấy thở dễ hơn, đi lại cũng ổn hơn, và quan trọng nhất là đã tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống. 

Sau hơn 1 tháng, bệnh nhân đã phục hồi rất tốt, chỉ còn 1 thời gian ngắn nữa, anh sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình. Chuyến này về quê anh sẽ nhận được sự ngạc nhiên, bất ngờ, những lời chúc mừng của hàng người thân, bạn bè trước thay đổi ngoạn mục về ngoại hình. 

User
Ý KIẾN

Sáng ngày 25/4, Bệnh viện Bạch Mai chính thức khai trương đơn vị đào tạo giả lập ECMO nhằm hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là bước tiến mới trong đào tạo mô phỏng của Bệnh viện Bạch Mai, xứng đáng là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn.

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận điều trị một bé gái 2 tháng tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ, bị ho gà với diễn biến nặng.

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi các bệnh viện về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Liên tục từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đều có tiền sử trở về từ các quốc gia châu Phi. Điều này cho thấy nguy cơ sốt rét quay trở lại Việt Nam vẫn hiện hữu.

Sau khi tiếp nhận 13.000 liều vaccine "5 trong 1" từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã phân bổ vaccine này về toàn bộ 22 trung tâm y tế quận, huyện và TP. Thủ Đức, sẵn sàng triển khai tiêm chủng cho trẻ em.

Khoảng 30-40% người Việt mắc căn bệnh trĩ. Trong số các lý do dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân ngồi lâu, sử dụng điện thoại liên tục nhiều giờ.

Đam mê thành tích, quên lắng nghe cơ thể khi tham gia các giải chạy là hành động nguy hiểm mà nhiều vận động viên mắc phải. Những sự cố đau lòng vừa xảy ra trên đường chạy marathon mới đây là những sự cố không may. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ tăng cao khi phong trào chạy bộ đang ngày càng phổ biến, số người chạy bộ ngày một đông nhưng thiếu kiến thức.

Một người phụ nữ 48 tuổi ở Hà Nội luôn nghi ngờ chồng ngoại tình, nên kiểm soát mọi sinh hoạt của chồng, người phụ nữ không hề hay biết mình bị bệnh hoang tưởng đến khi vào viện điều trị.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Bộ Y tế đề nghị các cơ quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp; tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 04 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư 04 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2024.

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 186 ca mắc tay chân miệng, tăng 25 ca mắc so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận được 16 ổ dịch.

Bộ Y tế yêu cầu trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối, xử trí chậm trễ...

Sau thời gian gián đoạn cung ứng vaccine từ đầu năm 2024, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa được bằng vaccine như ho gà, sởi. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết riêng trong tháng 3, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh ho gà.

Sở Y tế Hà Nội vừa thông tin trên địa bàn thành phố đã ghi nhận một ca mắc sởi. Đây là ca mắc đầu tiên trong năm nay sau một năm không ghi nhận ca sởi nào trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, trong báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, năm 2023, tỉ lệ tiêm chủng của thành phố đã không đạt mục tiêu, điều này gây nên những lo ngại về dịch bệnh sởi có thể sẽ bùng phát.

Một bé gái 10 tuổi, ở huyện Chương Mỹ, là người mắc sởi đầu tiên tại thành phố Hà Nội trong năm 2024. Được biết, bé gái này đã được tiêm 3 mũi vắc xin phòng sởi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết Viện vừa chuyển 500.000 liều vaccine năm trong một tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cả nước, để tiêm miễn phí cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.

Tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong quý I/2024 có sự gia tăng bất thường so với cùng kỳ năm 2023, nhiều tỉnh tăng trên 20%.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện ở nồng độ rất cao trong sữa của các con bò bị nhiễm bệnh, dù chưa biết virus sẽ tồn tại trong bao lâu.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng tại thành phố, tăng 34 trường hợp so với tuần trước, bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

Trong những năm gần đây, ngành y dược của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong công tác điều trị và trang thiết bị y tế ngày càng tiên tiến, hiện đại. Để có được những kết quả đó, là nhờ vào sự nỗ lực của các bộ, ban, ngành và những sự kiện kết nối doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước thông qua các sự kiện hội thảo, triển lãm quốc tế về lĩnh vực này.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 600 ca mắc tay chân miệng, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin về kết quả phân tích của Viện Pháp y Quốc gia đối với sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ban Tuyên giáo trung ương đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp chủ động nghiên cứu, kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt tới 95% dân số vào năm 2025.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.

Nhằm gây quỹ cho hoạt động khám chữa bệnh, một triển lãm đặc biệt mang tên Sen và Đời đã được tổ chức tại quán cà phê Mơ Phố (Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội), trụ sở của Hội bác sĩ tình nguyện, những người chữa bệnh bằng cả trái tim.

Theo đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong năm nay sẽ bắt đầu triển khai vaccine Rota phòng bệnh tiêu chảy trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố thực hiện giải quyết hưởng chế độ BHYT cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế xuất trình CCCD gắn chip, hoặc ứng dụng VssID, VNeID.

Ngày 13/4, theo thông tin từ Bộ Y tế, Bộ vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện về việc tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip, hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc VNelD và triển khai ký số file XML.

Theo Sở Y tế Hà Nội, thời gian tới, một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1 nên các địa phương phải chủ động phòng bệnh, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 5 - 12/4, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 7 ca mắc ho gà.

Lần đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên toàn Đông Nam Á, Hội nghị Quản lý đường thở WAAM 2024 đã được tổ chức với phần tham luận của 15 chuyên gia bác sĩ hàng đầu thế giới về Gây mê Hồi sức. Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và BV Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024.

Ngày 12-4, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc số 1916/BYT-BMTE về sự cố y khoa tử vong thai nhi Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc gửi Sở Y tế Hà Nội; Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc.

Ngày 11/4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP. Hồ Chí Minh vừa cho biết đã điều trị thành công cho một bé gái 4 tuổi người Campuchia mắc sốt xuất huyết nguy kịch. Bệnh nhi sống ở vùng biên giới, được đưa sang Việt Nam cấp cứu, đã vượt cửa tử, dần hồi phục và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 118 ca mắc ho gà, không có trường hợp tử vong, tăng 6,8 lần so với cùng kỳ 2023.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm cúm A/H9N2 từ người sang người, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Nguy cơ thành dịch rất thấp. Đối với ca mắc cúm A/H9N2 tại Tiền Giang, do có bệnh nền là xơ gan và tiểu đường nên có biến chứng nặng hơn và vẫn đang phải điều trị tích cực.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 424 ca mắc tay chân miệng; 39 ca mắc ho gà, ghi nhận tại 18/30 quận, huyện, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 3 tháng tuổi (chiếm 65%) và chưa được tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%); 559 ca mắc sốt xuất huyết.

Chỉ trong một tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 424 trường hợp, không ghi nhân ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Do đó, Sở y tế Hà Nội yêu cầu thực hiện giám sát chặt chẽ, tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng.

Chiều 9/4, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin thai nhi tử vong tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) và xử lý nghiêm nếu có sai phạm.

Gần 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên vừa tiến hành lấy đa tạng từ một người cho chết não ngay tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển, Uông Bí (Quảng Ninh) để chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trên cả nước, kịp thời cứu sống nhiều người.

Sau một năm thí điểm xây dựng mạng lưới, hiện đã có 16 bệnh viện vận động được 33 gia đình đồng ý hiến tạng. Việc vận động hiến tặng mô, tạng từ bệnh viện tuyến dưới có giá trị tăng nguồn tạng hiến từ người cho chết não.

Tỷ lệ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng nhanh trong 10 năm qua, gánh nặng về sức khỏe cũng ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ thừa cân và béo phì cũng tăng nhanh chóng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, quý I-2024, cả nước có hơn 90 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Số lượt khám, chữa bệnh và số chi BHYT tiếp tục tăng cao, lần lượt là 5,28% và 12,64%.

Bộ Y tế Campuchia xác nhận thêm ba ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại thủ đô Phnom Penh, nâng tổng số ca mắc bệnh này lên 17 trường hợp. Đa số các ca mắc bệnh trong độ tuổi từ 20-43 tuổi.

Tuần qua, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội tăng so với tuần trước đó và thêm một ổ dịch mới được phát hiện. Đây là tuần thứ ba liên tiếp, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội tăng.