Phố xưa giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm Quận 3 của TP. HCM là nơi nổi tiếng với những nhà hàng, quán ăn, cafe sang trọng phù hợp để giao lưu, tiếp khách và làm việc. Có lẽ thiên thời địa lợi nên nơi đây luôn được chọn là điểm đến, giao thoa hài hoà của khách du lịch, gặp gỡ bạn bè, làm việc đối tác nội thành cũng như khách từ sân bay Tân Sơn Nhất đáp tới.

Theo báo cáo gần đây của Sở Du lịch TP. HCM, trong 6 tháng đầu năm 2023, thành phố đã đón khoảng 1.941.267 lượt khách quốc tế và 16.415.438 lượt khách du lịch nội địa. Kế hoạch 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục được làm mới các sản phẩm du lịch để phục vụ và thu hút khách tham quan. Theo đó, việc tìm đến các nhà hàng, điểm check-in đặc trưng miền Bắc giữa lòng miền Nam sẽ là việc đầu tiên khi tới đây.

Phố xưa trong lòng thành phố

Theo chân khách du lịch và người dân địa phương, chúng tôi tìm tới nhà hàng Phố Xưa toạ lạc trên đường Tú Xương, Quận 3 để trải nghiệm.

Đúng với tên nhà hàng, cảm nhận đầu tiên thấy như bước vào một con phố nhỏ, nền rải đá kết hợp cổ điển và hiện đại dẫn vào khuôn viên phục vụ ăn trưa và phòng riêng rất gần gũi. Như vừa chạm tới phố cũ thân quen đã được chủ nhà hàng chăm chút từng chi tiết hoà mình gần gũi với thiên nhiên. 

Tranh Đông Hồ được chọn làm điểm nhấn trong phòng ăn Phố Xưa

Bố cục nhà hàng gồm bàn ăn trưa ở tầng trệt trong gam màu đèn vàng ấm cúng, hài hoà với màu bàn nâu gụ và ghế bọc vải hoa. Theo cầu thang được thiết kế là giếng trời đón nắng và ánh sáng xiên từ những ô tường hoa cổ điển từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, tạo không gian mở cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Bên trên bố trí những phòng khách riêng mang tên Hàng Bông, Tây Đô,…

Điều đặc biệt là những phòng ăn này gợi nhớ tới rất nhiều nét đặc trưng miền Bắc, là tường vẽ tranh Đông Hồ đám cưới chuột, những bức ảnh đen trắng tàu điện, Hàng Buồm khiến thực khách ngỡ như mình đang ở Hà Nội.

Chiếc chạn bát khiến thực khách được trở về với ký ức Hà Nội xưa

Không gian vừa đủ, sang trọng và ấm cúng được thay thế những vật dụng hiện đại bằng chiếc chạn gỗ xưa để đựng chén bát. Vừa tinh tế, vừa truyền thống mà rất hiếm nhà hàng nào “sưu tầm” được.

Món Bắc cho người sành ăn

Phố Xưa đã mời được Bếp trưởng có kinh nghiệm 20 năm nấu món Bắc, nhà hàng rất chú trọng vào việc chế biến cầu kỳ và đặc trưng sử dụng các gia vị vùng miền nổi tiếng, đó là cá ướp thìa là, ba ba riềng sả, sườn nướng cuốn lá mơ chấm mắm tôm. Món ăn không sử dụng đường, không dùng quá nhiều mì chính để giữ nguyên hương vị Bắc. Đặc biệt, đầu bếp tự muối dưa cải chua lên men kết hợp với các món chính để trung hoà vị mặn đậm từ nước mắm và đảm bảo dinh dưỡng cũng như an toàn vệ sinh cho khách hàng.

Món “tủ” của Phố Xưa trong lòng thực khách

Dù là nhà hàng tại miền Nam, nhưng những món đặc trưng miền Bắc vẫn được gìn giữ đúng hương vị và màu sắc. Từ khâu lựa chọn gia vị truyền thống, nguyên liệu đảm bảo đến cách chế biến của đầu bếp cũng được đào tạo bài bản.

Anh Nguyễn Văn Hồng, bếp trưởng nhà hàng chia sẻ: “Tôi đã chế biến những món ăn miền Bắc 20 năm nay và được khách đón nhận rất nồng nhiệt. Tôi tâm huyết với gia vị Hà Nội và gửi gắm tình cảm vào mỗi món ăn từ cách nấu giữ nguyên hương vị đến cách trình bày kết hợp rau sống như thìa là, hành lá, lá mơ, riềng sả. Mong muốn được quảng bá món ăn Bắc tới khách du lịch ở Sài Gòn và nước ngoài biết đến những tinh hoa của Việt Nam ”.

Người con gái miền Tây “phải lòng” ẩm thực Bắc

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo, cô gái trẻ từ Long An có niềm đam mê ẩm thực và kinh doanh. Với tình yêu các món ăn vùng miền và cảm nhận được hương vị đặc sắc của món ăn Bắc Bộ, chị đã tự mình tìm hiểu các loại gia vị, rau củ quả, cách nấu để trải nghiệm thực tế đúng hương vị. Chị tâm huyết tuyển chọn kỹ lưỡng đầu bếp, đội ngũ nhân viên và mở nhà hàng Phố Xưa với “quyết tâm cháy bỏng” là khẳng định vị thế món ăn Hà Nội giữa lòng Sài Gòn.

Chủ nhà hàng và thực khách của Phố Xưa

Dám đánh cược với bản thân và vượt qua những cản trở khi ý tưởng, đam mê quá khác biệt với xuất thân. Chị Thảo cùng đội ngũ đầu bếp, nhân viên trẻ đã thành công với nhiều món mang hương vị Hà Nội đã ghi được ấn tượng mạnh cho thực khách. Anh Đ.N.Hiếu cảm nhận: “Mình là người gốc Bắc, các món ăn và cách phục vụ ở Phố Xưa khá đặc trưng, gần gũi với Hà Nội và hợp khẩu vị nên mình chọn là điểm đến cùng bạn bè và tiếp khách. Khi tới có cảm giác như được ngồi ở phố cổ Hà Nội, bạn hãy thử một lần đến để cảm nhận”.

Không chỉ có đam mê với ẩm thực Bắc, chị Thảo cũng dày công tìm các nguồn hàng đảm bảo tươi ngon và đặc sản của miền Tây để làm phong phú thêm thực đơn. Chị luôn đặt ra yêu cầu khắt khe cho bản thân và nhà hàng, là luôn tạo cho khách hàng được thoả mãn nhu cầu ẩm thực tại đây. Dù là khách Bắc muốn thưởng thức đồ ăn Nam bộ, hay người Nam muốn thử vị Hà Nội, nhà hàng  đều đáp ứng được và đảm bảo ngon tròn vị.

“Là người con miền Nam, từ miền sông nước, mình tâm huyết với Phố Xưa mang đậm hương vị Bắc kết hợp món ngon của miền Nam, miền Tây. Để quảng bá văn hoá vùng miền và đem lại sự lựa chọn tối ưu cho thực khách, du khách, hi vọng với những món ăn đặc sắc mang dấu ấn ẩm thực vùng miền này, Phố Xưa sẽ mở rộng thành chuỗi nhà hàng ở nhiều điểm để đáp ứng phục vụ nhu cầu ở toàn thành phố. Cũng là để kích cầu du lịch và đưa ẩm thực Việt đến với bạn bè du lịch quốc tế”, chị Thảo chia sẻ thêm.

Một nhà hàng dung dị nép mình giữa con phố Tú Xương sầm uất, nhưng gói gọn đủ tâm tư của người yêu bếp, “nhỏ mà có võ” - Phố Xưa như một dấu ấn ẩm thực thật đậm nét của một Hà Thành thu nhỏ thanh lịch và rất hào hoa. 

User
Ý KIẾN

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Vườn hoa Cửa Nam sau cải tạo đã hoàn toàn thay đổi từ cảnh quan kiến trúc đến cách bố trí các tiểu cảnh, trở thành một không gian nghệ thuật sắp đặt độc đáo của Thủ đô.

Tối 11/11, show diễn thời trang đẳng cấp của cuộc thi "Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024" đã diễn ra tại thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật.

Tiếp nối thành công của cuốn sách “Miền Tây du hí”. nằm trong dự án “trẻ em viết sách cho trẻ em”, cuốn "Miền Trung du hí" vừa được ra mắt, kể về những câu chuyện trong hành trình giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của các tác giả nhí.

Sau khi ra mắt và phát hành vào cuối tháng 10, tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã bán hết ngay 1.000 bản sách trong lần in đầu tiên, chỉ sau 5 ngày.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một không gian văn hóa, triển lãm độc đáo, giàu tính thẩm mỹ. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật mang đến góc nhìn trung thực và đầy đủ về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.

Trong năm thứ 4 tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo, hơn 500 nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế thăng hoa trong cảm xúc, thể hiện những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy công nghiệp văn hóa của Hà Nội phát triển.

Nhà báo, nhà văn Phạm Việt Tiến vừa chính thức cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết “Mưa ở lung chừng đồi”, với những trang văn đầy chân thực về thân phận của những người phụ nữ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho những cung đường ra trận.

Nét độc đáo của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đó là mỗi một nhà ga đều được thiết kế màu sắc và hình ảnh riêng biệt gắn liền với từng địa danh cụ thể. Sáng 9/11, thêm một tác phẩm nghệ thuật công cộng với tên gọi ‘’Năm giờ sáng, Hà Nội thức giấc’’ được khánh thành tại nhà ga S8 Cầu Giấy.

Một trong những điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đó là không gian Pavillon Viglacera Aurora độc đáo, thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã mở cửa đón du khách vào tham quan và trải nghiệm các không gian nghệ thuật. Trong đó, Cung thiếu nhi Hà Nội được coi là “trái tim” của tuyến lễ hội, với các hoạt động sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Trong bối cảnh đô thị hiện đại, nghệ thuật đường phố đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và xã hội. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian công cộng, nghệ thuật đường phố còn tạo ra những khoảnh khắc kết nối tuyệt vời giữa con người với con người, giữa nghệ sĩ và cộng đồng.

Tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ vừa diễn ra lễ công bố fashion show "Sắc màu di sản". Chương trình do Bản Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội và Công ty Cổ phần Media Tân Thành An phối hợp tổ chức.

Tối nay (9/11), UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024.

Ga Hà Nội được xây dựng từ năm 1902 với tên gọi ban đầu là ga Hàng Cỏ. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà ga vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính pha lẫn hiện đại, trở thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo của Thủ đô.

Triển lãm gốm nghệ thuật "Hiện Linh" của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/11, tại không gian sáng tạo ngoài sân vườn của Bảo tàng Hà Nội.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào tối ngày 9/11 với chương trình nghệ thuật và diễu hành chủ đề “Giao lộ”, lấy cảm hứng từ khung cảnh đô thị Thăng Long xưa với những tiếp biến từ quá khứ tới hiện tại.

Với chủ đề “Giao lộ thời gian”, Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động sáng tạo, hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Với mong muốn để thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kể lại câu chuyện gần gũi quen thuộc với nhiều thế hệ.

Sau nhiều năm đắm mình trong thế giới của hội họa biểu hiện trừu tượng, Trần Lưu Mỹ đã trở thành một cái tên nổi bật trong giới mỹ thuật trong và ngoài nước. Mỗi triển lãm cá nhân được tổ chức liên tiếp trong khoảng thời gian gần đây của Trần Lưu Mỹ đã góp thêm một góc nhìn tươi mới cho nghệ thuật trừu tượng đương đại.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 17/11 với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh. Nằm trong chuỗi các hoạt động của lễ hội, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức buổi toạ đàm "Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại".

Trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF VII), ngày 7/11, Viện Phim Việt Nam khai mạc Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh" tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia.

Vườn hoa Lý Tự Trọng trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa được cải tạo với kinh phí 25 tỷ đồng, đã mang một diện mạo mới, khang trang và sạch đẹp.

Trong nỗ lực hội nhập, phát triển và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Hà Nội đã ký kết hợp tác với Hội đồng Thủ công thế giới nhằm phát triển bền vững làng nghề.

Đầu tháng 11, họa sĩ nổi tiếng Trần Lưu Mỹ đã tổ chức triển lãm cá nhân “Khoảng trống III”. Nối tiếp hai triển lãm trước đã từng rất thành công, những bức tranh của họa sĩ Trần Lưu Mỹ dẫn dắt người xem vào thế giới của nghệ thuật trừu tượng ấn tượng.

Với chủ đề “Thúc đẩy dòng chảy văn hoá sáng tạo Thủ đô”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc vào thứ Bảy (9/11) và kéo dài đến hết ngày 17/11.

Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ là nội dung đang được tập trung triển khai trong Chương trình khuyến công quốc gia 2024, nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất khắc phục hạn chế, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.

Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.