Phụ nữ xã Cần Kiệm xây dựng nông thôn mới

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” để nói đến vai trò quyết định của nhân dân trong mọi công việc. Từ chủ trương xây dựng nông thôn mới nâng cao, qua sự vận động tuyên truyền của cán bộ, hội viên phụ nữ xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, nhân dân cũng đã chung sức chung lòng đóng góp xây dựng tuyến đường hoa, lắp đèn chiếu sáng cho quê hương đổi mới, sáng, xanh, sạch, đẹp.

Tuyến đường thôn Yên Lạc 3, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất dài hơn 2 km. Năm 2021, sau khi được Nhà nước đầu tư xây dựng và trải nhựa tuyến đường, để cho cảnh quan môi trường phong quang sạch đẹp, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cần Kiệm cũng đã vận động hội viên và nhân dân đóng góp xây dựng tuyến đường hoa kiểu mẫu dọc tuyến đường với kinh phí hơn 100 triệu đồng từ nguồn đóng góp của hội viên và nhân dân trong thôn.

Tuyến đường  do Hội LHPN xã Cần Kiệm vận động đóng góp xây dựng.

Ngoài xây dựng tuyến đường hoa, để thuận lợi và an toàn cho nhân dân đi lại khi vào ban đêm, hội viên phụ nữ và cán bộ thôn lại tiên phong vận động nhân dân đóng góp để lắp đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời. Với chiều dài hơn 2 km nhân dân đã quyên góp hơn 200 triệu để lắp 30 cột điện và trên 50 bóng đèn năng lượng mặt trời để thắp sáng tuyến đường và tại các ngõ, xóm trong thôn. Ông Kiều Xuân Ý, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất cho biết: "Rất hài lòng với những việc làm của Hội Liên hiệp Phụ nữ, nên phát huy và nhân rộng mô hình này tới nhiều tỉnh, nhiều huyện, nhiều thôn xã để nông thôn ngày càng đổi mới và sạch đẹp. 

Khu sân chơi dành cho nhân dân cũng được Hội LHPN quyên góp xây dựng.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cần Kiệm đã đi đầu trong công tác vận động xã hội hóa để nhân rộng 5 tuyến đường nở hoa với tổng chiều dài gần 2000 m2 và xây dựng chương trình “ Thắp sáng đường quê” bằng điện năng lượng mặt trời tại tuyến đường H11 và tuyến đường Cổng Lải của xã Cần Kiệm và vận động xây dựng 3 điểm sân chơi cho phụ nữ và trẻ em tại 3 điểm nhà văn hóa của các thôn Yên Lạc 3, Phú Đa 2 và thôn Phú Lễ…Chị Kiều Thị Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất cho biết, quá trình đi vận động bà con thôn xóm đóng góp cho việc làm này đều nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của bà con dân làng và sự quan tâm đặc biệt của các cấp các ngành giúp đỡ cho công việc vận động và xây dựng các khu công cộng sáng, xanh, sạch đẹp... 

Hoạt động thường niên của Phụ nữ Cần Kiệm, Thạch Thắt.

Cùng với việc huy động cán bộ, hội viên và nhân dân đóng góp chỉnh trang bộ mặt nông thôn, để đáp ứng tiêu chí thu nhập, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cần Kiệm cũng đã huy động các nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho 186 hội viên, gia đình hội viên vay vốn phát triển kinh tế với số dư nợ trên 9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này nhiều chị em hội viên cũng đã khởi nghiệp thành công với nhiều ngành nghề buôn bán lương thực, thực phẩm và các ngành nghề kinh doanh khác giúp nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Nguyên, thôn Yên Lạc 3, xã Cần Kiệm, huyện Thach Thất cho biết, chị là người phụ nữ trong thôn được giúp đỡ vay vốn từ năm 2022 để phát triển kinh doanh đến nay công việc kinh doanh rất thuận lợi. Nhờ có sự giúp đỡ của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã gia đình chị đã phát triển thêm nhiều mặt hàng, giúp gia đình chị tăng thêm thu nhập. Mong muốn Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, thôn giúp được nhiều gia đình được vay vốn như gia đình chị.

Chị em Hội phụ nữ xã Cần Kiệm - huyện Thạch Thất chăm sóc vườn hoa, góc phố.

Bằng sự tâm huyết với quê hương, cùng sự chung sức chung lòng xây dựng quê hương đổi mới của nhân dân thì cảnh quan môi trường nông thôn của xã Cần Kiệm đã được cải thiện, xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ông Kiều Văn Hoa, Phó trưởng thôn Yên Lạc 3, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất đánh giá: Đóng góp xây dựng nông thôn mới xã Cần Kiệm, tinh thần của chị em Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong từng ngày, từng giờ dành thời gian chăm sóc cho các con đường, góc phố, vườn hoa để có được không gian xanh, sạch, đẹp....

Những tuyến đường nở hoa khoe sắc, những con đường được thắp sáng trong đêm là những ý tưởng sáng tạo linh hoạt của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Cần Kiệm, đã chung sức, đồng lòng đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới, tô điểm thêm cho Cần Kiệm trở thành miền quê đáng sống.

User
Ý KIẾN

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.

Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.

"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.

Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.

Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.

Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.

Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".

Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.

Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100 hoạt động thiết kế, biểu diễn, diễu hành.

Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.

Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Tại khu du lịch sinh thái Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), tối 20/10, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Sở VL-TT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Tối nay 19/10, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây - một địa danh lịch sử nổi tiếng của xứ Đoài, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự kiện âm nhạc đầy cảm xúc, chương trình Hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề "Đoài Melody - Giai điệu Đoài", do Đài Hà Nội tổ chức.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang diễn ra một cuộc trưng bày độc đáo mang tên "Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An". Đặc biệt, trong số những tấm Nà Pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Nhóm họa sĩ "Tam giác mạch" với các hoạ sĩ thủ đô Hà Nội tâm huyết chất liệu sơn mài truyền thống đã cùng thực hiện một cuộc triển lãm ý nghĩa.

Hà Nội luôn là một đề tài sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ. Dù là trong bất cứ giai đoạn nghệ thuật nào, Hà Nội vẫn luôn hào hoa, thanh lịch và sở hữu một nét riêng có trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.

“Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan), đưa văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Sự kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm và khẳng định văn học chính là sợi dây kết nối giữa các quốc gia.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.

Áo dài đã trở thành biểu tượng về bản sắc văn hóa của người Việt, là thói quen trong sử dụng trang phục của cả nam giới lẫn nữ giới người Việt, là niềm tự hào mỗi khi bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mà áo dài vẫn chưa thể trở thành Quốc phục và Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục nào vừa ý.