'Phù thủy' của những bức phù điêu

Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Tôi chìm đắm trong không gian yên tĩnh và cổ kính, nơi những bức phù điêu trên tường và phù điêu linh vật trang trí như kể lại câu chuyện của một thời đã qua. Đứng trước những tác phẩm nghệ thuật đó, tôi chợt nghĩ đến người đã sáng tạo và bảo tồn chúng. Ai sẽ là người giữ gìn những giá trị nghệ thuật này khi thời gian làm chúng phai mờ, hư hỏng? Tôi quyết định tìm hiểu về nghệ nhân làm phù điêu - những người thầm lặng đứng sau tác phẩm tuyệt đẹp này.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đưa chúng tôi đến một ngôi đình ở địa phương nơi anh vừa tạo tác những bức phù điêu trên tường. Dù ở đây là một ngôi đình mới được trùng tu nhưng sự uy nghi của những bức tranh, bức tượng phù điêu vẫn khiến tôi có cảm giác cổ kính, trang nghiêm. Bức phù điêu Long Cuốn Thủy (Rồng hút nước) là bức mà tôi cảm thấy ấn tượng nhất.

Phần đầu bức phù điêu Long Cuốn Thủy

“Trong cảnh Long Cuốn Thủy này, con rồng mà tôi đắp là con rồng thời nhà Nguyễn. Đây có thể được coi là rồng cận đại. Rồng thời Nguyễn nó thừa kế được nhiều nét uy nghiêm, trang trọng của các rồng thời trước cũng như có thêm nhiều chi tiết như mắt to, mũi sư tử, miệng há có răng nanh, đây là những đặc điểm mà rồng thời trước không có. Tuy nhiên những nét này đều được làm mềm mại, mộc mạc  nên không cho người xem cảm giác dữ tợn. Hơn nữa rồng thời Nguyễn đều có những câu chuyện liên quan đến đời thường nhưng rồng con rồng mẹ, rồng có lứa đôi nên rồng thời Nguyễn càng đến gần với con người. Cốt yếu của linh vật rồng đối với người dân Việt Nam là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu” - anh Thủy cho biết.

Khảm sành sứ trên thân Long Cuốn Thủy

Điểm độc đáo hơn những bức phù điêu khác mà tôi từng được thấy đó chính là sự hợp lý ở những chi tiết khảm sành sứ, nó không hề mang tính phô trương hay màu mè. Những vị trí được khảm sành sứ quả thật rất hợp lý, đưa những chi tiết vốn ít nổi bật như phần thân, phần bụng rồng trở nên hài hòa hơn với tổng thể.

Điều mà tôi nghĩ rằng nó khó có thể được diễn đạt bằng bất cứ văn viết nào hay hình ảnh nào đó chính là sự mềm mại của những đường nét. Có những chỗ tôi phải chạm vào mới cảm nhận được sự tinh tế và nó khác xa với việc chỉ cảm nhận bằng mắt. Khi nhìn bằng mắt tôi chỉ có thể cảm nhận được sự thanh thoát của những chi tiết trên bức phủ điêu nhưng khi cảm nhận những chi tiết bằng tay tôi thấy các cạnh viền của những chi tiết không hề sắc cạnh, cảm giác nhẵn mịn đó đã mang đến một nét đẹp ngay cả về mặt xúc giác. Cảm giác này thấy rõ nhất ở phần nhông trên đầu rồng, bằng mắt thường nó là những chiếc nhông sắc lẹm để tăng thêm cho rồng vẻ uy nghi nhưng khi sờ vào nó lại mềm mại đến lạ thường.

Anh Thủy đưa tôi đến với một ngôi miếu làng, nơi anh đang thực hiện những tác phẩm phù điêu. Tôi có thể thấy các nguyên liệu như giấy dó, mật mía, tro, sợi đay cũng với vôi và nước được bày ngay ngắn trong sân miếu,... anh và các đồng nghiệp đang chuẩn bị nguyên liệu cho buổi làm việc.

Nguyên liệu làm phù điêu

Niềm yêu nghề của anh Thủy đã được thể hiện qua cách anh làm việc. Trong công đoạn trộn nguyên liệu tôi thấy có vẻ như các anh làm việc theo cảm tính nên tôi đã hỏi anh, anh nói: “Công đoạn trộn nguyên liệu này mới là bước đầu sự lành nghề của một người thợ đắp phù điêu vì nó chẳng có một công thức cụ thể nào cả. Mọi thứ đều từ kinh nghiệm mà ra, ví dụ có nên cho thêm vôi không hay vôi phải lọc qua lưới thế nào để vôi mịn và dẻo… Tất cả đều đến từ kinh nghiệm”. Sau đó tôi có hỏi anh rằng nếu chúng ta đắp phù điêu bằng xi măng thì có bền hơn đắp vôi giấy không? Anh cười nói “Tưởng thì có vẻ bền hơn đấy nhưng lại không đâu. Cái xi măng này thì đường nét nó cứng, không mềm mại uyển chuyển như vôi giấy thế cho nên về mặt thẩm mỹ là nó đã kém hơn rồi. Còn về độ bền thì xi măng thường bị nứt sau một thời gian, cái tỉ lệ bị nứt vỡ của xi măng là cao hơn so với vôi giấy truyền thống”.

Nhào nặn vôi giấy
Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy thực hiện những bức phù điêu trên cột đồng trụ

“Lớp trẻ bây giờ khó theo nghề này rồi bởi vì học nghề này cũng mất thời gian mà công việc nó cũng nặng. Suốt ngày leo trèo dàn giáo rồi bê đầu rồng con nghê nặng vài chục cân, khoản này thì mình phải tự làm với đội thợ của mình thôi vì bê những cái đó là phải biết bê, đặt cũng phải có cách đặt sao cho chuẩn” - anh Thủy nói. Có lẽ để trở thành một nghệ nhân phù điêu, thì ngoài sự sáng tạo chúng ta còn cần một đôi tay khỏe khoắn nhưng phải khéo léo.

Anh Nguyễn Văn Bình - một nghệ nhân thế hệ sau có chia sẻ với tôi: Anh Thủy anh ấy sống tốt tính lắm. Anh ấy sẵn sàng truyền nghề, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Sự tỉ mỉ chi tiết khi làm việc của anh Thủy đã ngấm vào trong tôi trong thời gian trước khi tôi làm việc với anh thường xuyên.

Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy và nghệ nhân Nguyễn Văn Bình hoàn thiện bức phù điêu tại miếu

Để góp phần tạo nên một nghệ nhân thì sự hiểu biết về lịch sử là điều không thể thiếu. Anh thường hay tham khảo ý kiến của những nhà nghiên cứu, nhà sử học để củng cố thêm kiến thức của anh về các linh vật cũng như về những bức phù điêu cổ.

Nhà sử học Lê Văn Lan và nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy tại chùa Bối Khê - Thanh Oai

“Dù mình có làm nghề 20 hay 30 năm việc tiếp thu học hỏi thêm kiến thức từ những bậc tiền bối là không bao giờ thừa” - anh cười nói với tôi. Cách anh quan sát và nghiên cứu phần nào đã phản ánh phong cách làm việc của anh. Anh tỉ mẩn nhìn sát, chạm tay vào những chi tiết phù điêu mà thế hệ trước đã làm, anh vẽ phác lại những đường nét đó vào cuốn sổ ghi chép.

Bức phù điêu cổ tại chùa Bối Khê
Nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy nghiên cứu phù điêu cổ

Lúc ở chùa Bối Khê tôi có quan sát được rằng hai linh vật ở hai phía bên cổng chùa nó không thực sự có sự đồng nhất trong đường nét, ý tôi là có vẻ như nó được làm bởi hai người khác nhau, tôi đưa vấn đề này ra hỏi anh Thủy. Anh nói: “Ngày trước khi làm những công trình chùa đình thì họ thường thuê hai đội làm phù điêu khác nhau. Hai đội sẽ giăng bạt, dựng lều làm ngày làm đêm, họ sẽ thi với nhau xem bên nào làm đẹp hơn. Rồi sẽ có những người ra chấm và nhận xét. Bên nào làm đẹp hơn sẽ được nhận thưởng. Vì là mỗi đội thợ, mỗi người làm họ sẽ có con mắt nghệ thuật khác nhau, nên sản phẩm của họ sẽ không thể giống nhau.”

Bức phù điêu ở hai bên mặt trong cổng chùa Bối Khê

Tôi có hỏi về những bức tượng phù điêu, điều quan tâm của tôi là về cốt tượng. Tôi có biết cốt tượng cổ được làm từ những cây tre đực già hoặc thời gian sau đó là làm bằng gạch nung. Nhưng với phù điêu hiện đại thì sao? “Còn bây giờ công nghệ phát triển thì làm cốt bằng xi măng cốt thép, như thế thì nó sẽ cứng và cũng nhanh hơn”.

Gặp gỡ nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy và chứng kiến sự tận tâm của anh đối với nghề đắp phù điêu đã giúp tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống. Qua câu chuyện của anh, tôi nhận thấy rằng, dù thời gian có trôi qua, nhưng nhờ những người nghệ nhân như anh Thủy, những tác phẩm nghệ thuật này sẽ luôn được gìn giữ và tiếp nối. Chúng không chỉ là những linh vật trang trí, mà còn mang trong mình hồn cốt và tinh hoa của dân tộc, lan tỏa giá trị văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Đón xem Nghệ nhân Hà Nội: Giữ hồn xưa trên phù điêu cổ, phát sóng lúc 10h00 thứ bảy, ngày 10/08/2024 trên Kênh H1, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Minh Tú - Ngọc Trâm

User
Ý KIẾN

Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.

Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.

Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.

Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.

Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, với những buổi trưa hè bơi sông vớt củi, những buổi tối bên ánh đèn dầu, ông và nhóm bạn cùng trang lứa đã tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.

Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.

Nữ nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, người phụ nữ đầu tiên tại làng Đào Thục biểu diễn rối nước, luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống của quê hương.

Ở các làng cổ xưa trên mảnh đất Thăng Long hay xứ Đoài, đi đến đâu cũng có thể gặp hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính tạo nên sức sống riêng cho ngôi làng.

Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.

Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .

Anh Lê Việt Cường dù mắc bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Không chỉ sáng tạo kỹ thuật để những con tằm tự dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận còn là người đầu tiên ở Việt Nam tạo ra những tấm lụa từ sợi tơ sen.

Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ thế kỉ 11-12, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Cho đến tận bây giờ, thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là liều thuốc tinh thần vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.

Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ Hà thành mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.

Hát trống quân là sinh hoạt văn hóa dân gian, bằng hình thức hát giao duyên của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du. Điệu hát đặc sắc này hiện vẫn đang được nhân dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín gìn giữ, phát triển từ vài trăm năm nay.

Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với các tác phẩm kinh điển tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ca Quang Dũng không chỉ mang nét hào hùng, chí khí quật cường của những người lính ra trận, mà còn mang vẻ đẹp ngôn ngữ, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội.

Bằng kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã sáng tạo nên những tác phẩm tranh kính độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng biệt.

Không chỉ là một nghệ sĩ múa xuất sắc, NSND Phạm Thị Ngọc Bích mà còn là một nhà sáng tạo và người đồng hành trung thành của văn hóa dân tộc, luôn không ngừng mang tinh thần nghệ thuật của mình đến với mọi miền đất nước.

Là một người con của “làng tò he” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.

Xã Tiến Thịnh đã hình thành được chuỗi sản xuất - tiêu thụ khép kín. Tư duy sản xuất thay đổi đang giúp những người nông dân làm giàu được trên quê hương mình.

Ngày nay mới có từ “chơi Tết”, nhưng xưa gọi là “ăn Tết”. Và riêng với người Hà Nội, sự chuẩn bị cho việc ăn Tết khá cầu kỳ và công phu. Sự cầu kỳ ấy phần nhiều tính cách Người Hà Nội, luôn kỹ lưỡng và cẩn thận, chỉn chu.

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày giáp tết, rất nhiều người Hà Nội, nhất là các bạn trẻ đã mặc áo dài truyền thống để lưu lại những bức hình đẹp về mùa đông.

Môn Croquet (hay còn gọi là Bóng cửa) vốn là môn thể thao dành cho giới quý tộc châu Âu nhưng những năm gần đây bỗng nhiên "bình dân hóa" thành phong trào ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Những ngày này, khi không khí lạnh giá tràn về, người Hà Nội phải thay đổi thói quen để thích nghi với những cơn rét đầu mùa.

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa của cả nước, là mạch nguồn vô tận cho những tác phẩm văn chương, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những xúc cảm mãnh liệt của những người đã nặng lòng với Hà Nội. Lịch sử Hà Nội, cảnh sắc Hà Nội, con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội ... tất cả đều là đề tài ưa thích của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu.

Được coi là "những người thầy đặc biệt" khi vừa tham gia vào sự nghiệp “trồng người” lại vừa tích cực cống hiến trong công tác cứu người, những người thầy thuốc kiêm thầy giáo luôn gánh trên vai những trách nhiệm vô cùng lớn lao và đầy ý nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đài Hà Nội xin giới thiệu về một số "người thầy áo trắng" nổi tiếng, đã có rất nhiều cống hiến, đóng góp cho xã hội.