Phùng Xá gìn giữ nghề dệt lụa truyền thống

Hà Nội có rất nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nghề này dần mai một. Hiện, trên địa bàn TP chỉ còn người dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức đang nỗ lực giữ gìn nghề truyền thống.

Không chuyên dệt như làng dệt lụa Vạn Phúc ( Hà Đông), nhưng người dân tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức thực hiện tất cả các công đoạn của nghề truyền thống: Từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đến dệt, nhuộm vải...

Công đoạn nuôi tằm lấy tơ. 

Từ cuối những năm 60 đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng Phùng Xá được mệnh danh là “Thủ phủ dâu tằm” khi Xí nghiệp Tơ tằm Mỹ Đức phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim ấy không kéo dài được lâu.

 Với lòng yêu nghề, muốn giữ nghề cho con cháu, một số người dân xã Phùng Xá, trong đó có Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu nhằm hồi sinh nghề trồng dâu nuôi tằm của quê hương. Bà Phan Thị Thuận cho biết: "Gắn bó với lá dâu, con tằm từ thuở nhỏ giúp tôi hiểu rất rõ vẻ đẹp của nghề, nên khi thấy các hộ gia đình lần lượt bỏ nghề khiến tôi rất buồn.

Công đoạn dệt lụa của người dân Phùng Xá.

Quyết tâm giữ nghề truyền thống, bà đã đi xin lá của những vạt dâu còn sót lại để nuôi tằm. Sau này, tìm được nguồn cung cấp lá dâu ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) cách nhà 20km, từ đó, ngày nào cũng đi lấy lá về chăn tằm. Dần dần, một số gia đình tâm huyết cũng giữ nghề nuôi tằm, ươm tơ và được chính quyền tạo điều kiện gìn giữ, phát triển nghề. Nghề dệt lụa truyền thống quê hương Phùng Xá cứ thế hồi phục....

Trong tiết trời gió lạnh những ngày đầu năm 2022, bãi dâu bên dòng sông Đáy vẫn xanh ngút ngàn. Tay thoăn thoắt hái từng nắm lá, bà Đỗ Thị Sơn, một hộ dân ở xã Phùng Xá cho biết: Đây là thức ăn chính của tằm. Tôi thường hái dâu vào sáng sớm. Dâu để chăn tằm phải là những lá non, tươi và sạch.

Bà Phan Thị Thuận, nghệ nhân của làng Phùng Xá còn đang tiếp nối nghề truyền thống của làng. 

Chăn tằm là nghề bận rộn, bởi thế mới có câu "nuôi tằm ăn cơm đứng". Theo bà Sơn, mỗi ngày tằm ăn 7 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 giờ. Khi tằm nhỏ, lá dâu cũng được thái nhỏ để tằm dễ ăn. Thông thường, một lứa tằm nuôi 20 ngày sẽ chín và nhả tơ, là nguyên liệu để dệt thành vải.

Tơ tằm tiếp tục trải qua rất nhiều công đoạn, cần nhiều công sức, thời gian cũng như tâm huyết của người thợ như kéo sợi, xe tơ, guồng tơ. Tùy chất lượng tơ và cách xoắn sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau... Tiếp đó là công đoạn dệt vải. Người thợ dệt pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra nhiều loại vải với hoa văn và độ dày - mỏng khác nhau... Đây là những thước vải quý có đặc tính khi mặc thì cho cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm vào mùa đông, lại vẫn đủ mềm mại, sang trọng... Sau khi dệt, lụa được nhuộm màu. Với bí quyết pha trộn màu tự nhiên, người Phùng Xá tạo ra những tấm lụa có màu sắc bắt mắt.

Hiện, Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức do bà Phan Thị Thuận làm “thuyền trưởng” đang tạo việc làm cho hàng chục lao động. Đặc biệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận năm 2010 còn sáng chế ra cách để con tằm tự dệt tấm chăn. Theo đó, tạo đúng khuôn theo kích thước mình cần, để lứa tằm lên đó, kê khuôn lên cao để tằm “đủ sợ’’, không bò ra khỏi khuôn và cứ thế mải miết nhả tơ, tự dệt nên những tấm chăn bông tơ tằm độc đáo.

Những sản phẩm lụa tơ tằm tinh xảo được hình thành qua rất nhiều công đoạn và trí tuệ của thợ dệt lụa Phùng Xá.  

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn khẳng định, nhờ có sự nỗ lực vực dậy nghề truyền thống, các hộ dân ở xã Phùng Xá bước đầu đã thực sự thành công với những sản phẩm lụa tơ tằm chất lượng cao. Nhờ đó, vừa làm giàu cho cá nhân, vừa góp phần giữ nét đẹp đặc trưng của vùng quê ven dòng sông Đáy, thúc đẩy phát triền kinh tế - xã hội cho địa phương, nâng cao đời sống của Nhân dân.

 

User
Ý KIẾN

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô và 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Làng gốm Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất - gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng”. Tới dự có Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.

Hội chợ Làng nghề Việt lần thứ 20 và Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024 vừa diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ 489 Hoàng Quốc Việt, quy tụ tinh hoa làng nghề của gần 100 đơn vị đến từ 31 tỉnh, thành phố.

Thủ đô Hà Nội là “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Sáng 29/9, quận Hoàng Mai đã tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội - nghề kim hoàn Đậu bạc Định Công.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Nghề truyền thống Hà Nội - Nghề đậu phụ Mơ Mai Động.

Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội không chỉ đơn thuần là một hành trình du lịch, mà còn là một hành trình về nguồn cội, nơi kết nối những giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất Hà Nội. Mỗi điểm dừng chân không chỉ mang vẻ đẹp riêng mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử, phong tục tập quán và tâm tư của người dân địa phương.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Năm nay, một góc riêng của Festival được dành cho Lễ hội trình diễn kỹ năng tạo tác của các nghệ nhân, thợ giỏi và triển lãm giới thiệu sản phẩm làng nghề tiêu biểu Hà Nội.

Hội chợ Làng nghề năm 2024 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới tại Hà Nội.

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Trong hàng trăm nghề ở đất Thăng Long có 4 nghề tinh hoa nổi tiếng đã được khẳng định qua câu ca "Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã".

Thời điểm này, tại khu xóm đạo Phú Bình, nơi cung cấp lồng đèn Trung thu truyền thống lớn nhất TP.HCM, không khí đã tất bật, nhộn nhịp.

Trong nhiều năm qua, vòng tiện gỗ đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Để làm ra những chiếc vòng gỗ đeo tay, đeo cổ cần trải qua nhiều công đoạn. Cùng tìm hiểu các công đoạn này tại làng nghề tiện gỗ nổi tiếng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.

Huyện Phúc Thọ có 9 làng nghề với hơn 1700 cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho hàng vạn lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Theo thần phả đình làng Chuôn Ngọ, nghề khảm trai có ở Chuyên Mỹ từ khoảng thế kỷ 11 đến 13, do ông tổ nghề là Trương Công Thành, một tướng tài đời Lý gây dựng.

Gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Việt. Nhưng đáng chú ý hơn cả là thế hệ trẻ ngày nay đang tiếp nối và phát triển nghề gốm truyền thống này bằng sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình. Trần Anh Tú là một người trẻ như vậy.

Làng nghề gốm Phù Lãng nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh, nhưng khi sản phẩm công nghiệp ngày càng rẻ với mẫu mã đẹp, các sản phẩm thủ công ngày càng trở nên khó bán.

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 được tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 70 năm ngày thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (30/11/1954 - 30/11/2024).

Làng Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) là ngôi làng nức tiếng với nghề độc nhất vô nhị là "thêu áo cho vua".

Nhắc tới đồ gỗ mỹ nghệ, hầu hết mọi người đều nhắc tới Đồng Kỵ – một địa điểm nổi tiếng về các loại đồ gỗ cao cấp. Nhưng bên cạnh đó; không thể không nhắc tới làng nghề gỗ Châu Phong, thuộc xã Liên Hà; huyện Đông Anh, Hà Nội (cách Đồng Kỵ khoảng 5km).

Từng là một trong bốn nghề truyền thống bậc nhất Kinh thành Thăng Long xưa, trải qua bao thăng trầm, nghề đậu bạc làng Định Công dần bị mai một. Nhưng nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi.

Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.

Nhiều địa phương trong cả nước đang xây dựng sản phẩm du lịch từ hoa rất hiệu quả. Hà Nội với diện tích trồng sen lớn, nhiều sản phẩm OCOP từ hoa sen, do đó có thể phát triển các sản phẩm du lịch về sen hiệu quả.

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.

Hàng Thiếc là một phố nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng 136m, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc đến ngã ba Hàng Thiếc - Hàng Nón. Đây là một trong ít phố vẫn đang giữ được nghề truyền thống, minh chứng cho sức sống phố nghề của Hà Nội 36 phố phường xưa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tại Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 đã nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội.

Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.

Một nhóm bạn trẻ tâm huyết với văn hóa truyền thống đã phối hợp cùng các nghệ nhân nỗ lực hồi sinh nghề in khắc gỗ thôn Thanh Liễu (Hải Dương) đã tồn tại gần 600 năm.

Tò he là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt. Tuy món đồ chơi này không còn thịnh hành, vẫn có những nghệ nhân miệt mài giữ thú chơi này.

Với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề nấu xôi tại làng Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến đã tạo nên những hương vị xôi đặc sắc và hấp dẫn.