Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản | 15/09/2023
Do thời tiết nắng mưa thất thường, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận tình trạng rầy nâu, gây thiệt hại đến diện tích lúa của bà con nông dân. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật và bà con đang tích cực bám sát đồng ruộng, để kịp thời phát hiện và phòng ngừa các diện tích sâu bệnh gây hại.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Từ nay đến cuối năm, trước dự báo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao, các ngành chức năng của thành phố Hà Nội đang tăng cường quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm để bảo đảm nguồn thực phẩm cung cấp ra thị trường an toàn, được kiểm soát.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã ở Ba Vì đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, kinh nghiệm nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Chỉ kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Quầy sạp khang trang, sạch sẽ. Hàng ăn được bày bán, bảo quản trong tủ chuyên dung, đúng tiêu chuẩn. Người bán hàng có đồng phục riêng… đó là những điểm nổi bật của chợ an toàn thực phẩm - mô hình mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, được các cơ quan quản lý đánh giá cao.
Để chủ động ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả, không để lây lan ra diện rộng, ngành Nông nghiệp Hà Nội tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này, bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường.
Trong thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, phối hợp lấy mẫu giám sát chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh, tập trung vào những nhóm sản phẩm, như: rau, thịt, thủy sản,… qua đó kịp thời phát hiện những vi phạm và xử lý theo quy định.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm của Thủ đô, nhiều năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội không chỉ phát huy hiệu quả các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố mà còn đẩy mạnh phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn giữa Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.
Năm 2023, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội thực hiện ứng dụng đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu thu hoạch, thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bao buồng chuối, phòng trừ sâu bệnh một cách khoa học (chích thuốc vào bắp khi mới trổ), lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước tự động, hệ thống giám sát theo tiêu chuẩn EGAP giúp hiệu quả sản xuất chuối được nâng cao rõ rệt.
Nhằm thay đổi tư duy sản xuất và quy trình canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các vùng chuyên canh chuối, hỗ trợ nông dân sản xuất hiệu quả. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5472/QĐ-UBND về Kế hoạch Phát triển sản xuất chuối theo tiêu chuẩn xuất khẩu thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Đến nay việc thực hiện kế hoạch đạt được nhiều kết quả tích cực, đã góp phần tăng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, hình thành nên các vùng sản xuất chuyên canh tập trung an toàn, VietGAP trong sản xuất chuối.
Những năm qua, cây bưởi được ngành nông nghiệp Hà Nội tập trung phát triển mạnh. Đồng thời chú trọng bình tuyển, phục tráng các giống bưởi bản địa, quản lý dịch bệnh trên cây bưởi; xây dựng mã số vùng trồng; truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đến nay, diện tích bưởi của Hà Nội khoảng 7.500 ha, năng suất bình quân đạt 185 tạ/ha, sản lượng đạt 100.000 tấn.
Tiếp nối vòng sơ khảo, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội tổ chức vòng chung khảo Hội thi nâng cao kiến thức về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản năm 2023. Hội thi tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm... bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Với hơn 1350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội được xem là địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển sản phẩm thủ công truyền thống nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng. Tuy nhiên, nếu cứ phát triển đơn lẻ, thì các sản phẩm làng nghề khó lòng cạnh tranh được với các công ty lớn, vì họ có đội ngũ thị trường hùng hậu và tinh nhuệ. Do đó, để gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm, nhiều hộ sản xuất ở các làng nghề đã cùng kết hợp, tạo thành chuỗi liên kết bền chặt.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên Thực vật trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguồn gen bưởi ở huyện Hoài Đức lưu vực sông Đáy khá phong phú, có tới 21 nguồn gen, trong có 14 nguồn gen bưởi địa phương. Hầu hết các nguồn gen trên do người dân chọn lọc, lưu giữ và phát triển từ cây trồng bằng hạt ban đầu. Bưởi đường La Tinh là một giống chất lượng cao nhất nhì bởi nó có khoảng 13 - 14 độ ngọt.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đang thực hiện vòng sơ khảo Hội thi tìm hiểu khoa học kỹ thuật, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm bưởi Hà Nội lần thứ 2 năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ở mỗi huyện có diện tích chuyên canh bưởi tham gia hội thi, Ban giám khảo, ban tổ chức hội thi sẽ chấm điểm tại các vườn bưởi cụ thể của từng địa phương.
Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển chăn nuôi, hướng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và xây dựng liên kết chuỗi trong chăn nuôi, Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội thường xuyên tổ chức học tập các mô hình làm kinh tế giỏi. Đồng thời, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững.
Nghề làm gốm đã ăn sâu bén rễ nhiều đời ở mảnh đất xã Kim Lan của huyện Gia Lâm. Đã có thời điểm, chẳng có mấy lò gốm còn hoạt động, người thợ gốm Kim Lan xoay chuyển đủ nghề để kiếm kế sinh nhai. Nhưng nhờ chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới mà Thành phố triển khai, lồng ghép trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đã giúp các lò gốm ở Kim Lan dần hồi sinh trở lại.
Với mong muốn nâng cao nhận thức của cán bộ, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm, tiến đến thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm; bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội vừa tổ chức vòng sơ khảo Hội thi nâng cao kiến thức về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản năm 2023.
Thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức có diện tích sản xuất rau an toàn rộng hơn 30 ha. Trong đó, 2,5 ha nhà lưới sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, vùng rau của Tiền Lệ thu hút được 6 doanh nghiệp về bao tiêu sản phẩm cho bà con. Có được kết quả như vậy là nhờ người dân đã duy trì mô hình sản xuất theo chuỗi và nghiêm ngặt tuân thủ quy trình canh tác an toàn.
Hợp tác xã Sản xuất và Tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý do bà Đặng Thị Cuối làm giám đốc ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng từ nhiều năm qua đã chứng minh được giá trị chân thực của hai chữ “an toàn” đối với người tiêu dùng. Cũng từ đó, dù mở rộng diện tích sản xuất nhưng rau sản xuất vẫn ko đủ cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng.
Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Nhưng, thực tế đây là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý. Các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người.
Vấn đề kết nối thông tin, phổ biến quy định của thị trường nông sản không chỉ là nhiệm vụ nhằm đảm bảo dân sinh, mà còn góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp. Việc kết nối thông tin thị trường không chỉ cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, mà còn thực sự cấp thiết đối với thị trường trong nước. Vấn đề này được đề cập rõ hơn trong chương trình phát sóng hôm nay.
Từ năm 2019, sản phẩm nấm kim châm của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Với quy mô 3.000m2 thực hiện quy trình sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, sản lượng trung bình 1,5 tấn nấm/ngày, Công ty Kinoko đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng có điều kiện, hướng đến mục tiêu chinh phục các thị trường rộng lớn.
Trong những năm qua, nhiều hợp tác xã và các hộ nông dân trên địa bàn Hà Nội đã tập trung sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ. Hướng đi này vừa mang lại kết quả kinh tế, vừa phát huy được thế mạnh của nông nghiệp.
Sau 5 năm phát triển mô hình nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng công nghệ sông trong ao, đến nay HTX thuỷ sản công nghệ cao Đại Áng, huyện Thanh Trì đã xây dựng được chuỗi liên kết ổn định với vùng nuôi trồng rộng hàng trăm héc ta và nhà xưởng chế biến hiện đại, để cung cấp từ 5-7 tấn cá thành phẩm ra thị trường mỗi ngày, mang lại giá trị kinh tế cao cho các thành viên HTX và cả người nông dân tham gia chuỗi liên kết.
Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023; Hà Nội đã và đang tập trung đầu tư cho công tác sản xuất cá giống song song với phát triển vùng nuôi trồng tập trung quy mô lớn... là những tin chính trong chương trình quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản ngày hôm nay.
Với 7 sản phẩm rau OCOP đạt hạng bốn sao cùng một số sản phẩm được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan từ nhiều năm nay, Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm), đang là vựa rau an toàn lớn nhất của thành phố Hà Nội.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của thành phố Hà Nội xác định phát triển trọng tâm ngành bảo quản, chế biến nông, lâm sản và thuỷ sản. Trong đó, mục tiêu phát triển công nghệ trong công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cạnh tranh cao, đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn vấn đề an toàn thực phẩm.
Do thời tiết nắng mưa thất thường, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận tình trạng rầy nâu, gây thiệt hại đến diện tích lúa của bà con nông dân. Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật và bà con đang tích cực bám sát đồng ruộng, để kịp thời phát hiện và phòng ngừa các diện tích sâu bệnh gây hại.
Sau phần tin, mời quý khán giả theo dõi tiến độ triển khai dự án vì sự phát triển đối với các tác nhân chuỗi rau, thịt tại Hà Nội. Dự án do Cục chất lượng chế biến và phát triển thị trường - Bộ NN&PTNT phố hợp với Sở NN và PTNT Hà Nội thực hiện.
Sau phần tin, mời quý khán giả theo dõi công tác phòng, chống dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội, đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm tươi sống đến tay người tiêu dùng.
Sau phần tin của ngành nông nghiệp Thủ đô, mời quý khán giả theo dõi mô hình phát triển cây ăn quả đặc sản gắn liền với du lịch sinh thái trên địa bàn Hà Nội.
0