Quốc hội chất vấn về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Sáng nay (4/6), Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7 đối với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Phát biểu điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung chất vấn vào 3 nhóm vấn đề về: việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước; giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.

Quốc hội tiến hành phiên chất vấn về lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, phiên chất vấn tiếp tục tiến hành theo cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn", người trả lời chất vấn có thời gian không quá 5 phút phát biểu về vấn đề thuộc lĩnh vực chất vấn trước khi Quốc hội tiến hành chất vấn. Mỗi lượt Chủ tọa phiên họp sẽ mời 3 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 1 phút; tranh luận không quá 2 phút; thời gian trả lời không quá 3 phút cho mỗi câu hỏi. Các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành liên quan sẽ tham gia giải trình theo sự điều hành của Chủ tọa phiên họp để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh là người trả lời chính. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và điều hành phiên chất vấn

Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình nêu, thời gian qua, để giải quyết khó khăn trong khai thác khoáng sản, nhất là vật liệu san lấp các công trình giao thông trọng điểm, Quốc hội đã cho phép áp dụng cơ chế đặc thù để xử lý vấn đề này. Để giải quyết căn cơ vướng mắc trên, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết cần luật hóa nội dung này thế nào để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, tạo sự thống nhất, chủ động cho chính quyền địa phương tổ chức thực hiện.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Bích Ngọc về vật liệu san lấp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng lòng của các địa phương nên đến nay đã thực hiện cơ chế đặc thù về việc cấp vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, dự án cao tốc. Chính phủ cũng ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai; đồng thời chỉ đạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các hướng dẫn về vật liệu xây dựng cho các dự án, nhờ vậy đến nay, tiến độ của các dự án này đạt yêu cầu đề ra.

Bộ trưởng khẳng định, cơ chế đặc thù của Quốc hội cho phép đã được triển khai rất hiệu quả. Để luật hóa nội dung này, theo luật hiện hành quy trình cấp mỏ giống như kim loại quý và chưa được phân loại, phân nhóm. Xử lý vấn đề, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó đã phân loại 4 nhóm khoáng sản: kim loại quý, vật liệu xây dựng cao cấp, vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đá sỏi. Trong đó, vật liệu đất đá sỏi sẽ được phân cấp cho các địa phương và không phải cấp phép mỏ nữa mà chỉ cần đăng ký, sau đó nộp nghĩa vụ thuế theo quy định.

Đại biểu Trần Kim Yến, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh có ý kiến, trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế có điều kiện khi chưa đáp ứng thì triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trước mắt và lâu dài để có đủ nguyên vật liệu cho các dự án nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đảm bảo được an ninh nguồn nước.

Các đại biểu Quốc hội nêu ý kiến

Đối với chất vấn đại biểu về phương án sử dụng cát biển, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc sử dụng vật liệu cát cho các dự án trọng điểm quốc gia, đặc biệt là đường cao tốc rất khó khăn. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ ngành liên quan nghiên cứu sử dụng cát biển. Hiện nay, dự án thí điểm của Bộ Giao thông vận tải trong tiến hành san lấp và xây dựng đường giao thông. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ đánh giá trữ lượng khu vực để lấy cát biển.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành đánh giá trữ lượng khu vực Sóc Trăng, với trữ lượng có thể lấy ngay là 145 triệu mét khối. Bộ trưởng cho biết, trữ lượng rất lớn và hiện nay cát biển đã được sử dụng san lấp và sử dụng trong các khu kinh tế, khu công nghiệp và các dự án ven biển.

Về lo ngại của đại biểu về nguy cơ nhiễm mặn, Bộ trưởng khẳng định cần đánh giá tác động môi trường, tốt nhất sử dụng ở khu vực đã nhiễm mặn. Tùy theo công trình, dự án sẽ được đánh giá tác động với nguyên tắc không được để ảnh hưởng đến nước mặn. Bộ Xây dựng sẽ có quy trình cụ thể về từng công trình xây dựng.

User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố vào sáng 29/3.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, trong chiều 28/3 tại thành phố Đà Nẵng.

Mối nguy lớn nhất của kinh tế thị trường Việt Nam không phải là sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước, mà chính là sự trỗi dậy của một nền kinh tế tư nhân dựa trên “doanh nghiệp sân sau”.

Bộ Nội vụ đánh giá cơ chế “đào thải” cán bộ hiện nay chưa đủ mạnh mẽ, khiến đội ngũ công chức vừa thừa, vừa thiếu, xuất hiện tâm lý né tránh, đùn đẩy, không dám nghĩ, không dám làm.

Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc cụ thể hóa và đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil đi vào chiều sâu, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tại Trụ sở Trung ương Đảng, trưa ngày 28/3.

Tổng thống Brazil nhấn mạnh chuyến công tác lần này tới Việt Nam thể hiện rõ việc Brazil đặc biệt coi trọng, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Brazil Lula da Silva vào chiều nay (28/3) tại Trụ sở Chính phủ.

Brazil đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong cuộc gặp gỡ báo chí giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva, sau cuộc hội đàm sáng ngày 28/3.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.

Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.

Ông Vũ Quyết Tiến đã trúng cử chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối (44/44 phiếu).

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, vào sáng nay (28/3) tại Phủ Chủ tịch.

Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh để thực hiện đúng chủ trương liên thông trong công tác cán bộ của Đảng.

Kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế, song doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có đủ các điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường và được tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà luật không cấm.

Việt Nam và Indonesia có thể tăng kim ngạch song phương lên 18 tỷ USD như mục tiêu đã đề ra.

Hàng chục máy bay Su-30MK2, Yak-130 và trực thăng đã bay huấn luyện quanh khu vực Dinh Độc Lập, chuẩn bị cho lễ diễu binh dịp lễ 30/4, Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, Đại sứ Philipp Agathonos nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Áo.

Hội thảo “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã được diễn ra sáng 27/3.

Trung đoàn 375 - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (28/3/1975 - 28/3/2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba.

Chiều 26/3, các ĐBQH hoạt động chuyên trách thống nhất cao với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quảng cáo.

"Bình dân học vụ số" là phong trào giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số.

Khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ bị hạn chế phát triển đến nay đã được thừa nhận là lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng của đất nước. Nhận thức về khu vực này trên thực tế đã trải qua lộ trình không ít thăng trầm với những “quãng” chần chừ, do dự.

Chiều 26/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong đang thăm chính thức Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Singapore có ý nghĩa đặc biệt, nhằm cụ thể hóa những hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore.

Chủ tịch nước Lương Cường mong muốn Việt Nam - Singapore sớm triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện một cách hiệu quả và thực chất, nhân dịp tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, ngày 26/3.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore Lawrence Wong vào chiều nay, 26/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu và triển vọng toàn quân năm 2024 vào sáng 26/3.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong vào hôm nay (26/3), hai bên thảo luận nhiều nội dung hợp tác quan trọng.

Các loại giấy tờ trước thời điểm sáp nhập tỉnh, xã vẫn có giá trị sử dụng nếu còn thời hạn, theo đề xuất của Bộ Nội vụ.

Cho rằng xăng và điều hòa nhiệt độ là những hàng hóa thiết yếu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung mặt hàng này vào loại đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bộ Nội vụ đề xuất 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đảng viên sinh con thứ ba không còn bị xử lý kỷ luật từ ngày 20/3, theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Sáng 26/3, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 26/3.

Bộ Nội vụ khuyến khích sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập, ưu tiên các tên mang giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và được nhân dân địa phương đồng thuận.

Khi sửa Luật Việc làm cần lưu ý xây dựng mô hình việc làm linh hoạt, kèm theo cơ chế, chính sách cho người bị ảnh hưởng sau sắp xếp tinh gọn bộ máy rời khu vực công sang tư.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gắn với hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị kiên quyết không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

"Cần đặc biệt coi trọng chất lượng nguồn nhân sự và có cơ cấu hài hòa, hợp lý" là phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên họp lần thứ 4 của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng vào sáng 25/3.

Những chiến sĩ đang say sưa luyện tập để chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra vào sáng 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 để thảo luận, đóng góp ý kiến đối với 9 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào sáng 25/3.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thế hệ trẻ cần tự tin bước ra thế giới, mang theo hành trang là tri thức sâu rộng, thể chất khỏe mạnh và tâm hồn giàu bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày 25/3, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã tổ chức Phiên họp lần thứ tư, xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ quyết định số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc, trực thuộc nhưng bảo đảm bình quân không quá ba người mỗi đơn vị.

Cán bộ, công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách, chế độ theo quy định tại nghị định cũ thấp hơn quy định tại Nghị định 67 thì được cấp bù.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp trao đổi, rút kinh nghiệm đối với những điểm còn tồn tại của các khối diễu binh, diễu hành; yêu cầu tổ giáo viên và cán bộ quản lý có nhận xét tới từng vị trí, từng hàng.