Sai phạm tại KĐT Dương Nội chưa được khắc phục

Công viên không hoàn thiện để đưa vào sử dụng mà bỏ mặc hoang hóa, hàng loạt vi phạm về trật tự xây dựng chưa được khắc phục… Đó là những sai phạm xảy ra tại Khu đô thị Dương Nội – quận Hà Đông đã được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra trong kết luận thanh tra năm 2022. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những sai phạm này vẫn đang chờ được xử lý.

Khu đô thị Đô Nghĩa tại phường Yên Nghĩa quận Hà Đông (thuộc Khu D, khu đô thị Dương Nội) được xây dựng từ năm 2009, hiện cư dân về ở đã khá đông. Thế nhưng, Công viên Âm nhạc rộng gần 10ha, là không gian công cộng phục vụ cho cư dân ở đây thì bị bỏ mặc hoang hóa, các hạng mục hoen gỉ, xuống cấp, cỏ dại mọc như rừng rậm. Cảnh tượng này khiến người dân cảm thấy lãng phí, nhiều khu vực họ ái ngại không dám đến gần. Ông Nguyễn Đình Chuyên – Phó Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa – quận Hà Đông cho hay: “Thời điểm này đang phức tạp do dịch sốt xuất huyết mà không gian rộng lớn bỏ hoang rất khó khăn cho việc chống dịch. Tình trạng hoang hóa, rậm rạp còn có nguy cơ mất an ninh trật tự do các đối tượng tụ tập…

Cổng vào KĐT Đô Nghĩa, quận Hà Đông

Không hoàn thiện không gian công cộng để bàn giao, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Nam Cường – đơn vị chủ đầu tư của khu đô thị còn mắc phải hàng loạt sai phạm về quy hoạch và trật tự xây dựng đã được nêu trong kết luận thanh tra số 39 năm 2022 của Thanh tra bộ Xây dựng, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục. Có thể kể đến như: tại lô đất KS (hiện là trụ sở của Tập đoàn Nam Cường) hệ số sử dụng đất tăng thêm 1,5 lần, tầng cao trung bình tăng thêm 5 tầng (từ 20 tầng lên 25 tầng); tại lô đất HH-01 (tòa chung cư Anland Complex), diện tích xây dựng tăng thêm 352 m2, mật độ xây dựng tăng thêm 5%, hệ số sử dụng đất tăng thêm 2,75 lần, tầng cao trung bình tăng thêm 5 tầng (từ 20 tầng thành 25 tầng); chuyển chức năng lô bệnh viện quốc tế từ "hỗn hợp" sang "bệnh viện", không có thông tin về dân số của từng lô đất; Tăng số tầng các lô: CT05 thêm 10 tầng, CT06 thêm 11 tầng (hiện là chung cư Anland Lake View), tăng mật độ xây dựng lên 10%, hệ số sử dụng đất thêm 0,3 lần, điều chỉnh quy hoạch mà không thuyết minh, tính toán sự đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; số lượng biệt thự liền kề tại quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết không đúng với bản vẽ đóng dấu thẩm định của Sở Xây dựng Hà Tây trước đây; Cổng chào vào khu đô thị không đúng điều chỉnh quy hoạch chi tiết được duyệt (là đường giao thông, không xây dựng công trình)… Với các sai phạm này, theo đại diện UBND phường La Khê quận Hà Đông , nơi các vi phạm xảy ra trên địa bàn, ngay sau khi có kết luận của thanh tra bộ Xây Dựng, ngày 21/10/2022, UBND quận Hà Đông cũng đã có quyết định số 4905 yêu cầu chủ đầu tư khắc phục hậu quả sai phạm. Tuy nhiên sau nhiều lần đôn đốc, đến nay các sai phạm này vẫn tồn tại.

Ông Bạch Quang Đại – Phó chủ tịch UBND phường La Khê – quận Hà Đông phản ánh: “Phường liên tục đôn đốc, nhưng chủ đầu tư viện dẫn lý do dự án đang xin điều chỉnh…Trong thời gian tới, phường sẽ tổ chức cưỡng chế nếu chủ đầu tư cố tình chây ì…

Chỉ tập trung nguồn lực xây nhà để bán, tối ưu hóa lợi nhuận, trong khi lơ là trách nhiệm xây dựng không gian công cộng cho cư dân…hay cố tình vi phạm quy hoạch, trật tự xây dựng để đưa vào sự đã rồi sau đó xin điều chỉnh không phải là câu chuyện hiếm của nhiều chủ đầu tư dự khu đô thị ở thủ đô thời gian vừa qua. 

Những dự án bỏ hoang của Tập đoàn Nam Cường

Để hạn chế, chấm dứt những vi phạm kiều như thế này, tránh tạo tiền lệ xấu, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm sai phạm của các lực lượng chức năng để đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà được hưởng những tiện ích về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như những gì chủ đầu tư đã quảng cáo trong lúc đem nhà ra bán. Đồng thời đảm bảo cho quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt không bị tùy tiện điều chỉnh không đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể đã được các cơ quan chức năng phê duyệt./.

User
Ý KIẾN

Nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ của người dân trong trường hợp được cấp không đúng thẩm quyền, sai về diện tích đất hoặc người sử dụng.

Dự án Siêu thị thương mại dịch vụ Bắc Qua nằm trên khu đất vàng rộng gần 2.300m2 tại số 19 Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm dù được khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành vào Quý I/2013, nhưng cho đến nay dự án vẫn còn vướng mắc nhiều vấn đề pháp lý và chưa thể đi vào hoạt động.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành các quyết định điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị ở quận Thanh Xuân và huyện Đan Phượng.

Chiều nay (17/5), tại cuộc họp về Đề án đầu tư xây dựng một triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu doanh nghiệp, chủ đầu tư phải công khai thông tin về dự án nhà ở xã hội.

Từ năm 2024 đến 2026, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ đón lượng lớn nguồn cung khi bốn trung tâm thương mại và khối đế sẽ được xây dựng, cung cấp thêm cho thị trường 230.000 m2 mặt bằng, chủ yếu ở phía tây Thủ đô.

TP. Hà Nội đang tìm nhà đầu tư khu đô thị thông minh, sinh thái nằm ở ba xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh (thuộc huyện Đông Anh). Dự án có quy mô 268 ha với tổng vốn đầu tư sơ bộ lên tới 33.000 tỷ đồng.

Sở Quy hoạch Kiến trúc vừa phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và UBND huyện Sóc Sơn công bố ba đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000.

Bộ Xây dựng đề xuất các cơ quan liên quan triển khai việc đánh lại số nhà cho người dân. Cơ quan chức năng cần đánh lại số nhà cho 7 trường hợp.

Còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực bất động sản vẫn dành niềm tin vào thị trường thời gian tới, nhất là khi các bộ luật mới có hiệu lực, cùng sự quyết tâm và nhiều giải pháp của Chính phủ nhằm hướng tới xây dựng thị trường bất động sản ổn định và minh bạch.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi nhưng báo cáo quý I năm 2024 của nhiều doanh nghiệp vẫn cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.

Phương án kiến trúc tháp tài chính 108 tầng (thuộc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội), kiến trúc quan trọng của dự án lớn nhất huyện Đông Anh, đã được lựa chọn và trao giải Nhất vào tối 14/5. Đây là phương án của Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ).

Huyện Đông Anh và Gia Lâm chuẩn bị lên quận đã tạo động lực để bất động sản tại hai khu vực này tăng cao.

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Quý I/2024, tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại khởi sắc, vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề, tuy nhiên từ cuối năm 2023 đến nay lại giảm mạnh.

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.

Sau một thời gian "sốt" nóng, giá ảo, hiện nay giá chung cư cũ đã qua sử dụng ở Hà Nội đang có dấu hiệu chững lại.

Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng.

Trong khi mặt bằng kinh doanh trên phố rơi vào tình trạng ế ẩm, thì tại các con ngõ ở Hà Nội, nhu cầu thuê đang ngày càng tăng cao.

Hàng chục khách hàng mua đất tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Nội) mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư trả đất và đề nghị cơ quan chức năng điều tra việc chủ đầu tư lừa dối, bán đất không có trong quy hoạch.

Quý I/2024, toàn quốc có 38 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện mở bán, với quy mô khoảng 5.527 căn.

Sau một thời gian tăng giá chóng mặt, khiến thị trường chao đảo, người dân 'choáng váng' thì đến thời điểm hiện tại, giá chung cư tại Hà Nội đã dần có sự điều chỉnh trở về với giá trị thực. Những mức giá cao ngất, phi lý trước đây của phân khúc này đã không còn được tiếp tục 'bơm thổi' mà buộc phải quay đầu. Sự đảo chiều bất ngờ nhưng đúng quy luật này chính chỉ là chỉ dấu cho thấy cơn sốt giá chung cư ảo ở Hà Nội đã hạ nhiệt.

Việc tập trung đầu tư hạ tầng giao thông một cách bài bản và đồng bộ đã ngày càng kéo gần khoảng cách bờ Đông sông Hồng với trung tâm thành phố. Vì thế, khu vực phía Đông Thủ đô thu hút nhiều dự án bất động sản, dẫn đầu làn sóng chuyển cư “làm trong phố, sống ngoại ô” của người dân Hà Nội.

Các quận, huyện của Hà Nội đã tích cực rà soát quy hoạch, xây dựng hạ tầng các vị trí đất đấu giá có nhiều tiềm năng, gần các trục đường giao thông, phù hợp với quy hoạch chung để thu hút người dân và các nhà đầu tư.

Liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết cải tạo chung cư cũ, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết đến thời điểm hiện tại mới chỉ có quy hoạch chi tiết Khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) gửi về Sở lấy ý kiến trước khi trình UBND Thành phố phê duyệt.

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ công dân có thể dùng khi đăng ký thường trú.

Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, bám sát Luật Đất đai 2024. Vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện để sát với thực tế.

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Trong quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc nguồn cung được cải thiện. Mặc dù chưa thực sự có những đột phá, nhưng đây là những dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ đang dần phát huy hiệu quả.

Để triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thi hành với những nội dung cụ thể.

UBND Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các quận, huyện đẩy nhanh công tác quy hoạch để có cơ sở xác định hệ số K (hệ số bồi thường), lựa chọn chủ đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ.

Trước tình trạng giá chung cư, nhà đất liên tục tăng phi lý trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đang triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Báo cáo của Bộ Xây dựng về tình hình phát triển nhà ở xã hội quý I/2024 cho thấy cả nước có 13 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 16 nghìn căn. Trong đó, đã có 8 dự án nhà ở xã hội tại 7 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 640 tỷ đồng.

Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, giá thuê văn phòng dự kiến tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Vì vậy, khách thuê cần có một chiến lược dài hạn về nơi làm việc, dù là thuê mới, di dời, mở rộng văn phòng hoặc thậm chí đầu tư vào tòa nhà của riêng họ.

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với dự kiến.