Sai phạm từ thanh tra dẫn đến đại án Vạn Thịnh Phát

Về vụ án của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết hành vi nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của đoàn thanh tra tại Ngân hàng SCB là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai phạm của Trương Mỹ Lan và SCB.

Trong thời gian xây dựng, phê duyệt, triển khai kế hoạch tái cơ cấu Ngân hàng SCB giai đoạn 2015 - 2019, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng triển khai ba đoàn thanh tra tiến hành hoạt động thanh tra đối với Ngân hàng SCB gồm: Thanh tra Ngân hàng SCB năm 2014-2015 về việc thanh tra hợp nhất Ngân hàng SCB do Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hồ Chí Minh (Cục II), Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tiến hành; Thanh tra Ngân hàng SCB năm 2016 về việc thanh tra giữ hộ vàng, kiểm quỹ vàng tại Ngân hàng SCB do Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP Hồ Chí Minh (Cục II), Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tiến hành và đã ban hành kết luận thanh tra; Thanh tra Ngân hàng SCB năm 2017 - 2018 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tiến hành và Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng đã ban hành Kết luận thanh tra số 3959 ngày 4/12/2018.

Tuy nhiên, quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, các cá nhân là lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra đã có các sai phạm, vi phạm nghiêm trọng, nhận tiền, quà, lợi ích vật chất từ Ngân hàng SCB, bao che, bưng bít, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho Ngân hàng Nhà nước, để Ngân hàng Nhà nước không có đủ thông tin, tài liệu phục vụ tham mưu, chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB.

Cụ thể, Đỗ Thị Nhàn đã nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD. Cùng với đó, từ tháng 4/2016 đến 1/1/2018, Nguyễn Văn Hưng đã nhiều lần nhận quà là tiền từ lãnh đạo SCB tổng cộng 390.000 USD (tương đương 8,7 tỉ đồng). Trong đó, riêng thời gian thực hiện thanh tra, ông Hưng nhận 310.000 USD.

Bị can Đỗ Thị Nhàn
Bị can Nguyễn Văn Hưng

Bị can Nguyễn Thị Phụng, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thừa nhận nhiều lần nhận tiền từ SCB với tổng số tiền 20.000 USD và 210 triệu đồng, quà và lợi ích vật chất từ SCB gồm một đồng hồ, một túi xách và một chiếc khăn trong quá trình thanh tra. Đỗ Anh Tuấn, Tổ trưởng Tổ Thanh tra số 3, đã bốn lần nhận tiền của SCB, mỗi lần 10.000 USD tổng cộng 40.000 USD. Tuấn đã trả lại 20.000 USD, còn lại sử dụng cá nhân. Tuấn đã chủ động phối hợp cùng gia đình nộp lại toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.

Trần Văn Tuấn, Tổ trưởng Tổ thanh tra số 4, cũng bốn lần được SCB đưa tiền, quà, lợi ích vật chất tổng cộng 6.000 USD và 40 triệu đồng.

Lê Thanh Hà, Tổ trưởng Tổ Thanh tra số 5, thì 5 lần nhận tiền từ tổng giám đốc SCB và các giám đốc chi nhánh Gia Lai, chi nhánh Hai Bà Trưng, tổng cộng 14.000 USD và 100 triệu đồng.

Trương Việt Hưng, thành viên Tổ Thanh tra số 4, chưa thừa nhận việc nhận tiền và quà từ SCB trong quá trình tham gia đoàn thanh tra. Tuy nhiên lời khai của các thành viên trong tổ thanh tra và các cá nhân tại SCB khẳng định Hưng đã hai lần nhận tiền (một lần nhận 1.000 USD, một lần nhận 5.000 USD) cho thành viên tổ 4 và các thành viên đoàn thanh tra. Nguyễn Duy Phương, thành viên tổ 4, khai hai lần được SCB đưa tiền tổng cộng 1.000 USD và 20 triệu đồng. Với số tiền 5.000 USD thì Phương không nhớ. Tuy nhiên tài liệu điều tra đến nay có cơ sở xác định SCB đưa số tiền 5.000 USD cho Phương cùng các thành viên đoàn trong một đợt nghỉ lễ trên.

Nguyễn Văn Thùy, thành viên tổ 1, khai 6 lần nhận tiền tổng cộng 21.000 USD và 60 triệu đồng từ SCB. Một số thành viên đoàn thanh tra khai 4 lần nhận tiền thì có hai lần trả lại, còn hai lần nhận tổng cộng 100 triệu đã sử dụng vào mục đích cá nhân.

Quá trình điều tra, lực lượng chức năng cho biết ngày 1/8/2017, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng ra Quyết định số 315 thành lập Đoàn thanh tra liên ngành gồm 18 thành viên do Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ thanh tra, giám sát các Tổ chức tín dụng (Vụ I), sau này là Cục trưởng Cục II thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng làm Trưởng đoàn, tiến hành Thanh tra Ngân hàng SCB về 5 nội dung: “Hoạt động cấp tín dụng từ 30/6/2014; Các khoản lãi và phí phải thu; Thực trạng xử lý nợ xấu; Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2015-2019 theo Văn bản số 756 ngày 12/8/2015 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của Ngân hàng SCB, trong đó tập trung đối với các nội dung chủ yếu về việc thực hiện cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các phương án, dự án tái cơ cấu; Đánh giá hoạt động quản trị, điều hành của Ngân hàng SCB đối với các nội dung thanh tra” tại Ngân hàng SCB Hội sở chính và 12 Chi nhánh.

Căn cứ Quyết định số 315, Trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn ký Kế hoạch Thanh tra Ngân hàng SCB năm 2017 và đã được Nguyễn Văn Hưng người ra Quyết định thanh tra phê duyệt, nội dung. Đoàn thanh tra chia thành 5 Tổ công tác. Tổ 1 bao gồm: Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng làm Trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng; Nguyễn Văn Thùy, Phó Trưởng Ban giám sát tổng hợp là thành viên; có nhiệm vụ thực hiện thanh tra việc ban hành chính sách, quy định nội bộ của Ngân hàng SCB.

Tổ 2 bao gồm: Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là Phó Trưởng đoàn kiêm Tổ trưởng; Bùi Tuấn Khoa và Vũ Khánh Linh cùng là Thanh tra viên, Phó trưởng phòng Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; Nguyễn Tuấn Anh, Chuyên viên Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là thành viên; có nhiệm vụ thực hiện thanh tra Hội sở chính, chi nhánh Cống Quỳnh và chi nhánh Cầu Giấy.

Tổ 3 bao gồm: Vương Đỗ Anh Tuấn, Thanh tra viên, Phó trưởng phòng Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là Tổ trưởng; Phạm Quốc Thịnh, Chuyên viên; Phạm Hồng Linh, Thanh tra viên; Nguyễn Lan Hương, Thanh tra viên Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là thành viên; có nhiệm vụ tiến hành thanh tra ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Bến Thành và chi nhánh Thăng Long.

Tổ 4 bao gồm: Trần Văn Tuấn, Thanh tra viên chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ 2, Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp, Thanh tra Chính phủ là Tổ trưởng; Trương Việt Hưng; Nguyễn Duy Phương; Nguyễn Hà Linh, Thanh tra viên Vụ II, Thanh tra Chính phủ là thành viên; có nhiệm vụ thanh tra ngân hàng SCB chi nhánh Chợ lớn, chi nhánh Tân Bình, Tân Định và chi nhánh Hà Nội.

Tổ 5 bao gồm: Lê Thanh Hà, Trưởng phòng Kiểm toán Ngân hàng I, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII làm Tổ trưởng; Bùi Vũ Hồng Trang, Phó trưởng phòng Giám sát lĩnh vực ngân hàng, Ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Lại Văn Bách, Phó trưởng phòng tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII; Phạm Thị Thuỳ Linh, chuyên viên phòng Giám sát lĩnh vực ngân hàng, Ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là thành viên; có nhiệm vụ tiến hành thanh tra ngân hàng SCB chi nhánh Gia Lai, chi nhánh Phạm Ngọc Thạch và chi nhánh Hai Bà Trưng.

Ngày 7/8/2017, Đoàn thanh tra họp triển khai thực hiện thanh tra Ngân hàng SCB theo Quyết định số 315 và Kế hoạch số 01, nội dung phổ biến kế hoạch thanh tra; Phân công nhiệm vụ thành viên và các Tổ thanh tra; Phương pháp thanh tra; Quy chế báo cáo nội bộ đoàn; Nguyên tắc làm việc, theo đó giao Tổ thanh tra số hai do Nguyễn Thị Phụng làm Tổ trưởng là đầu mối, giúp Trưởng đoàn thanh tra tổng hợp kết quả thanh tra từng thời kỳ theo chế độ báo cáo và tổng hợp chung về kết quả thanh tra đối với các phương án, dự án.

Ngày 15/8/2018, Nguyễn Văn Hưng, người ra Quyết định thanh và Đoàn thanh tra đã công bố Quyết định thanh tra tại trụ sở chính Ngân hàng SCB. Đoàn thanh tra bắt đầu làm việc từ ngày 18/8/2017.

Ngày 24/1/2018, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách; Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn Thanh tra, Nguyễn Thị Phụng, Phó Trưởng đoàn; Vũ Khánh Linh, thành viên Tổ tổng hợp Đoàn thanh tra) và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tham gia cuộc họp báo cáo Chính phủ về kết quả Thanh tra Ngân hàng SCB.

Nội dung báo cáo này được Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo Nguyễn Thị Phụng, Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh xây dựng, chỉnh sửa, hoàn thiện để trình Nguyễn Văn Hưng duyệt. Nội dung các báo cáo này chỉ nêu chung chung, báo cáo không trung thực, không đầy đủ theo kết quả thanh tra, cụ thể: Báo cáo không nêu rõ, không đưa số liệu thực trạng tài chính yếu của Ngân hàng SCB (nợ xấu và phân loại nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế, hệ số CAR,…) qua kết quả thanh tra.

Giảm nhẹ, “làm mờ” các vi phạm, sai phạm tại các dự án, phương án tái cơ cấu theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước so với kết quả thanh tra và nhận xét SCB cơ bản đã chấp hành chỉ đạo của Ngân hành Nhà nước; nội dung không báo cáo chi tiết sai phạm, vi phạm của Ngân hàng SCB đối với khoản vay của nhóm 20/71 khách hàng địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai đã được Tổ thanh tra số 5 phát hiện và nêu tại Báo cáo Đoàn thanh tra. Phần Kiến nghị, Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo dự thảo nội dung đề xuất Chính phủ cho phép tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu.

Sau cuộc họp báo cáo Chính phủ ngày 24/1/2018, trong tháng 2/2018, Nguyễn Văn Hưng tiếp tục chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Báo cáo đoàn thanh tra, Tờ trình báo cáo và dự thảo Kết luận thanh tra, dự thảo báo cáo Chính phủ để trình lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước xin ý kiến. Tại các dự thảo Kết luận thanh tra, Đỗ Thị Nhàn chỉ đạo Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh bỏ nội dung kiến nghị phân loại nợ Nhóm 4, Nhóm 5 và trích lập DPRR, thoái lãi dự thu, tổng số tiền 21.889,585 tỷ đồng (bao gồm 18.796,466 tỷ đồng trích lập DPRR là và thoái dự thu 3.093,153 tỷ đồng) đối với 3 Dự án tái cơ cấu (Dự án Mũi Đèn Đỏ; Dự án 6A; Dự án Royal Garden) tại Chi nhánh Cống Quỳnh đã được nêu tại Báo cáo Đoàn thanh tra ghi ngày 11/1/2018.

Trong thời gian này, Nguyễn Văn Hưng chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và Tổ tổng hợp gửi các văn bản tới Sở Kế hoạch và đầu tư; Chi cục thuế quận 1, TP. Hồ Chí Minh để xác minh tình trạng đăng ký kinh doanh, kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế; gửi các văn bản tới Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) về việc tra cứu thông tin dư nợ tín dụng. Bên CIC đã đưa văn bản trả lời. Bên cạnh đó, ngân hàng SCB cũng báo cáo định kỳ cho cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng về chi tiết dư nợ cho vay đối với từng khách hàng.

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hưng, Đỗ Thị Nhàn và Tổ tổng hợp đã không sử dụng, đối chiếu kết quả của CIC và báo cáo giám sát định kỳ của SCB, không báo cáo dư nợ phát sinh mới sau ngày 30/6/2017 của nhóm khách hàng này và không bổ sung danh sách 13 khách hàng khác có cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai phát sinh dư nợ sau ngày 30/6/2017 vào danh sách 71 khách hàng.

Quá trình dự thảo nội dung báo cáo phục vụ họp báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 12/3/2018, Nguyễn Văn Hưng chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn yêu cầu Ngân hàng SCB báo cáo về dư nợ của các khách hàng doanh nghiệp có địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai phát sinh trước ngày 30/6/2017 và còn dư nợ đến ngày thời điểm gần nhất.

Quá trình xây dựng báo cáo phục vụ cuộc họp ngày 12/3/2018, Nguyễn Văn Hưng chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn và Nhàn chỉ đạo lại Tổ tổng hợp (Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh) nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung; trong các lần chỉnh sửa, Nguyễn Tuấn Anh đã nêu các chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng SCB tại thư mục “Thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB” qua kết quả thanh tra và đề xuất đủ điều kiện đưa SCB vào kiểm soát đặc biệt, tuy nhiên sau khi trình lên Nguyễn Văn Hưng đã chỉ đạo bỏ nội dung này ra khỏi báo cáo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Chính phủ.

Đồng thời, các nội dung báo cáo thể hiện không trung thực, không đầy đủ, giảm nhẹ, “làm mờ” đi sai phạm, vi phạm của Ngân hàng SCB tại các dự án, phương án tái cơ cấu và các sai phạm đối với việc cho vay so với báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra; báo cáo không trung thực, không đúng về việc phân loại nợ xấu; phần kiến nghị, nội dung đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB thực hiện thành công tái cơ cấu, cho phép SCB xây dựng đề án tái cơ cấu điều chỉnh.

User
Ý KIẾN

Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.

UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 8,7 tỷ đồng đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng 15 cơ sở sản xuất tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vì hàng loạt vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng.

Một em học sinh do đi nhanh, không quan sát kịp đã gặp tai nạn và bị xe tải cán qua.

Người lái chiếc xe Suzuki ngay đoạn vào cua đã bất ngờ vượt ẩu, hậu quả là lao vào một xe container đi ngược chiều.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.

Một tình huống nguy hiểm vừa xảy ra vào ngày 19/11 tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, khi một em nhỏ suýt bị ô tô đâm trúng khi băng qua đường.

Chiều 21-11, lãnh đạo UBND phường Quang Trung, quận Đống Đa xác nhận, trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn, các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm tại nơi có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.

Rạng sáng 21/11/2024, Công an thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM, vũ trường lớn nhất thành phố tại địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên (sinh năm 1989, trú tại xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cảnh báo của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các thủ đoạn lừa đảo tài chính trực tuyến đang gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là hình thức giả mạo các tổ chức tài chính.

Thực phẩm chức năng, thuốc giảm cân vẫn luôn là một mặt hàng nóng trên thị trường sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện các chất cấm có trong sản phẩm. Dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, nhưng không ít người đã phải nhập viện với tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng các loại sản phẩm này.

Sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa có quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Giỏi, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang.

Các lực lượng thuộc Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi.

Sáng 20/11, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm đại án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil, cùng nhiều tổ chức liên quan.

Những tháng cuối năm, hoạt động của tội phạm trộm cắp tài sản thường gia tăng với diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Trước tình hình này, Công an Thành phố Hà Nội đã đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống, tránh thiệt hại về tài sản và đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.

Sáng 20/11, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy đi thành hàng ngang trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội).

Đó là ngõ 2 phố Nguyễn Viết Xuân, thuộc quận Thanh Xuân. Nơi đây liên tiếp xảy ra các vụ va chạm xe, nhẹ thì trầy xước, nặng thì gãy chân phải đi cấp cứu.

Sáng 20/11, Ban Chỉ đạo 197 quận Tây Hồ đã tổ chức lễ ra quân tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.

Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với đơn vị nghiệp vụ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Công an huyện Sơn Tây bắt giữ hai tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng, thu giữ 240m³ cát.

Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển cho biết, tổ công tác của đơn vị vừa phát hiện, kiểm tra và bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO trên vùng biển phía Nam.

Sau những phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự đô thị, Ban chỉ đạo 197 phường Cống Vị, với nòng cốt là lực lượng công an phường đã liên tục tổ chức các đợt ra quân xử lý vi phạm. Tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, ô nhiễm môi trường đã được cải thiện rõ rệt.

Tình hình tội phạm lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng liên tục thay đổi kịch bản, thủ đoạn ngày càng tinh vi, hoạt động có tổ chức, gây thiệt hại lớn về tài sản, đồng thời tạo bất ổn, bức xúc trong dư luận nhân dân.

Liên quan đến vụ Công ty GFDI huy động vốn trái phép, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng đã quyết định khởi tố 5 đối tượng vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mới đây, một người phụ nữ tại xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa đã gom và bán hết số tiền vàng trị giá 300 triệu đồng đi chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo.

Đêm qua, 18/11, kho đồ chơi trẻ em bằng nhựa rộng hàng trăm mét vuông tại phố Định Công, quận Hoàng Mai đã bị lửa thiêu rụi, toàn bộ mái tôn đổ sập, biến dạng, một số nhà xưởng xung quanh bị lửa bén vào...

Sáng 19/11, Toà án nhân dân quận Long Biên (TP. Hà Nội) đưa ra xét xử vụ án Cố ý gây thương tích liên quan đến việc nam sinh lớp 8 bị đánh chết não (sau đó đã tử vong). Tuy nhiên, phiên tòa bị hoãn do bị cáo vắng mặt.

Ngày 19/11, UBND xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang xác nhận, trên địa bàn có xảy ra sự việc hai người tử vong do bị bỏng nặng.

Đường Lê Văn Lương đoạn giáp ranh giữa phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân và phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy (Hà Nội), vỉa hè, lòng đường đang bị chiếm dụng bất chấp các biển báo cấm.

Xe máy cố tình đi ngược chiều, không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm.

Thực hiện chỉ đạo của Phòng CSGT - CATP Hà Nội, Đội Cảnh sát đường thủy số 1 - Công an thành phố trong quá trình tuần tra kiểm soát trên sông Hồng đã phát hiện, bắt giữ hai phương tiện thủy có dấu hiệu khai thác cát trái phép.

Sáng 19/11, Tòa án nhân dân quận Long Biên (Hà Nội) đưa ra xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” đối với cháu N.H.Đ (học sinh lớp 8, ở quận Long Biên) khiến cháu bị chết não dẫn tới tử vong.

Sau quá trình điều tra, Công an quận Hà Đông đã xác định và bắt giữ một nhóm gồm 3 đối tượng dùng tuýp sắt uy hiếp, cướp xe máy của người dân.

Thời gian qua, tình trạng "vỡ hụi", lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng thông qua tổ chức dây hụi đang là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm.

Cục Quản lý y, dược cổ truyền - Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, đơn vị nhận được nhiều phản ánh, khiếu nại của các cơ sở y học cổ truyền làm ăn chân chính, lương y sở hữu bài thuốc y học cổ truyền bị các đối tượng mạo danh, quảng cáo “nổ” trên mạng xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Theo Bộ Công an, độ tuổi sử dụng ma túy đang có xu hướng trẻ hóa, trong đó lứa tuổi từ 12-30 chiếm 44,6%, từ 30 tuổi trở lên chiếm 55,4%.

10 tháng năm 2024, Công an thành phố đã phát hiện, đấu tranh xử lý hình sự 2.837 vụ, 4.052 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 1.370 kg ma túy các loại.

Trên các trang mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip ghi cảnh gia đình 7 người đang quây quần ngồi ăn uống tại làn dừng khẩn cấp trên cao tốc Vĩnh Hải - Phan Thiết, bất chấp nguy hiểm.

Sáng nay (18/11), Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 6, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội, đã tiến hành xử lý lưu động đối với người đi xe máy phớt lờ biển cấm, ngang nhiên đi vào đường Vành đai 3 trên cao.

Tại nhiều khu vực, tuyến phố thuộc các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng không khó để nhận thấy tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán. Mọi việc chỉ đi vào nề nếp, vỉa hè thông thoáng mỗi khi có lực lượng chức năng xuất hiện.