Sáu chùa Bà nổi tiếng ở Hà Nội

Chùa chiền là một nét văn hoá đặc trưng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Du khách phương xa khi đến với Hà Nội, ngoài việc ghé thăm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực vô cùng đặc sắc, cũng như tận hưởng nếp sống đặc trưng của người dân nơi đây, thì không thể không đi lễ chùa. Hà Nội có rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 6 ngôi chùa Bà vô cùng nổi tiếng.

Chùa Bà Đanh

Nằm sâu trong ngõ 199 Thụy Khuê, chùa Châu Lâm ngày nay còn được biết đến với tên gọi Bà Đanh. Chùa được đặt theo tên một người phụ nữ có công xây dựng chùa. Đến nay, tấm bia Bà Đanh Tự vẫn còn được lưu giữ tại đây.

Là một trong những ngôi chùa có tiếng từ lâu của Hà Nội, nhưng khi đến chùa Bà Đanh, bạn sẽ ngỡ ngàng khi bắt gặp khung cảnh vắng vẻ. Không chỉ vào những ngày thường mà cả hôm rằm, mùng một, lượng người đến đây hương khói ít hơn hẳn so với nhiều chùa tại Hà Nội, gợi nhắc đến câu ví "vắng như chùa bà Đanh".

Một số người cho rằng, câu ví đó ra đời do trước đây chùa được xây dựng để phục vụ nhu cầu hành đạo của người Chăm, nên sau khi họ đến nhiều khu vực khác sinh sống và không lui tới lễ bái nữa, ngôi chùa trở nên hoang vắng. Tuy nhiên, ngày nay chính không gian tĩnh mịch của chùa Bà Đanh lại mang đến sự thư thái cho khách vãn cảnh và dâng hương hành lễ.

Chùa Bà Ngô

Cách chùa Bà Đanh chưa đến 5 km là chùa Ngọc Hồ, được biết đến với tên gọi Bà Ngô. Tọa lạc tại đường Nguyễn Khuyến, ít ai biết rằng ngôi chùa cổ nép mình trong phố phường này đã trải qua gần 900 năm lịch sử. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng một kiến trúc tôn giáo đẹp và độc đáo.

Ấn tượng đầu tiên là cổng tam quan với gác chuông 2 tầng, 8 mái là 8 góc đao cong vút. Trên gác hai đặt một quả chuông đồng treo ở giữa tam quan có dòng chữ "Ngọc Hồ tự chung". Bước qua cổng, du khách sẽ đặt chân đến khuôn viên chùa với cây xanh khắp chốn. Ẩn sau đó là Phật điện gồm tiền đường và hậu cung được xây dựng theo kiểu "chữ đinh".

Chùa Bà Ngô nằm ở phố Nguyễn Khuyến, tên chữ là "Ngọc Hồ tự". Tương truyền đây là nơi vua Lê Thánh Tông gặp tiên và cùng tiên ngâm vịnh.

Không chỉ có kiến trúc đẹp, chùa Bà Ngô còn lưu giữ được nhiều văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, bài vị, các tế khí. Được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá năm 1993, chùa Bà Ngô là một điểm du lịch tâm linh ở Hà Thành.

Chùa Bà Nành

Vẫn trên trục đường Nguyễn Khuyến, du khách thả bộ khoảng trăm mét sẽ đến với chùa Bà Nành có tên chữ là Tiên Phúc tự. Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh nguồn gốc tên gọi của chùa. Nhưng câu chuyện về một bà lão không rõ tên bán nước chè, đậu nành cho các học trò trường Quốc Tử Giám là được lưu truyền nhiều hơn cả. Với số tiền tích cóp được, bà xây nên một ngôi chùa và sau khi mất, chùa được đặt tên là Bà Nành.

Chùa Bà Nành (còn có tên là Tiên Phúc tự), là một ngôi chùa tọa lạc ở số nhà 27 phố Văn Miếu (Hà Nội), một cổng khác nằm tại số 154 phố Nguyễn Khuyến. Ảnh: Phật giáo

Cũng như chùa Bà Đanh và Bà Ngô, chùa Bà Nành có diện tích khá khiêm tốn nhưng vẫn giữ được cấu trúc quen thuộc của các ngôi chùa cổ phía Bắc. Ở ngoài là cổng tam quan, bên trong có bàn thờ Bà Nành đặt cạnh bàn thờ Phật. Đáng chú ý nhất trong chùa chính là pho tượng Bà Nành với khuôn mặt phúc hậu. Bàn thờ của bà được đặt trên một phiến đá hình chữ nhật màu xanh đen, trên có chạm chìm các vân mây tinh xảo.

Chùa Bà Đá

Được dựng trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa, chùa Bà Đá ngày nay là nơi đặt trụ sở của Thành hội Phật Giáo Hà Nội. Nằm giữa khu phố phồn hoa bậc nhất Hà Thành, chùa Bà Đá tên chữ là Linh Quang tự lọt thỏm trong ngỏ hẻm thông ra phố Nhà thờ.

Tuy nhiên, du khách trong và ngoài nước khi đến đây đều ngỡ ngàng trước vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của chùa. Tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau, tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn với không gian thoáng đẹp. Bên trong chùa có đặt rất nhiều pho tượng cổ rất đẹp và quý.

Chùa Bà Ðá, ở số 3, phố Nhà Thờ. Lịch sử chùa gắn với vua Lê Thánh Tông.

Kiến trúc độc đáo nhất của ngôi chùa này chính là mái hiên thấp được đỡ bằng bốn chiếc cột đá có kích thước khiêm nhường, tương xứng. Trên cột có các họa tiết chạm khắc rất tinh xảo và mềm mại, miêu tả cảnh bốn mùa và tứ quý.

Chùa Bà Già

Ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư một bộ phận người Chăm được đưa từ phía Nam ra. Những người này dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái uý Trần Nhật Duật (1254 - 1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư Chăm trụ trì tại chùa này. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ "Bà Già Tự".

Chùa Bà Móc

Ở số nhà 27 phố Nguyễn Thiếp, quận Hoàn Kiếm. Không rõ lai lịch của chùa. Chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Định làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn, nói về việc tu sửa chùa. Như vậy chùa cũng đã có trước đó ít ra là trăm năm./.

User
Ý KIẾN

Nằm cách Hà Nội chỉ hơn 10km, bảo tàng là nơi trưng bày khoảng những bức ảnh, 25 pano bài viết và khoảng 150 hiện vật kể câu chuyện về nghề nhiếp ảnh ở Lai Xá - Làng nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Nội. Câu chuyện làng nghề trong bảo tàng được kể từ khi ông tổ nghề Nguyễn Đình Khánh mang nghề nhiếp ảnh về làng, truyền dạy cho các học trò cũng là người trong làng Lai Xá. Từ đó, những người này đã cùng nhau gây dựng nên cả một làng nghề làm nhiếp ảnh.

Cửa Bắc, hay còn gọi là Chính Bắc Môn, là cửa duy nhất còn sót lại của thành cổ Hà Nội thời nhà Nguyễn, được xây dựng từ năm 1805.

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, được xây dựng cách đây gần 1000 năm, tọa lạc dưới chân núi Thầy thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai. Đây là quần thể di tích, danh thắng nổi tiếng của Thủ đô có giá trị văn hóa, lịch sử cùng kiến trúc vô cùng độc đáo.

Sau gần hai năm trùng tu tôn tạo, tòa biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm tại số 49 phố Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được hoàn thiện và mở cửa đón du khách đến tham quan tìm hiểu. Đây là công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vẫn còn giữ nguyên được các giá trị kiến trúc.

Tại Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Phổ Minh, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định) hàng năm có 2 lễ hội quy mô lớn gồm: Lễ hội Trần (tháng 8 âm lịch) và Lễ hội Khai ấn đầu Xuân. Trong đó, Khai ấn Đền Trần đầu Xuân là một trong những lễ hội lớn, có từ lâu đời, hàng năm đều thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham dự.

Tại bảo tàng Hà Nội thường xuyên diễn ra các cuộc triển lãm, trưng bày đặc sắc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông. Nhưng lần đầu tiên, hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường - trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí thời Lê - bảo vật quốc gia, đang được Bảo tàng Hà Nội giới thiệu đến công chúng.

Chùa chiền là một nét văn hoá đặc trưng của thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến. Du khách phương xa khi đến với Hà Nội, ngoài việc ghé thăm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực vô cùng đặc sắc, cũng như tận hưởng nếp sống đặc trưng của người dân nơi đây, thì không thể không đi lễ chùa. Hà Nội có rất nhiều những ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau, trong đó có 6 ngôi chùa Bà vô cùng nổi tiếng.

Sản phẩm du lịch mới của Hà Nội khiến du khách tò mò, bởi di tích lịch sử Cổ Loa, huyện Đông Anh không xa lạ với nhiều người. Những câu chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Mỵ Châu-Trọng Thủy, cùng truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha, vốn đã đi vào tâm thức của hàng triệu người Việt Nam. Vậy, “Tìm về kinh đô người Việt cổ” có gì mới đang thu hút du khách trong và ngoài nước?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1225 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt) đối với hai di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cứ đến cuối tuần, nhóm bạn trẻ trong CLB Tuyên truyền Văn hóa - Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ có mặt ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích lịch sử của Thủ đô… để gặp gỡ và giúp đỡ các du khách đến thăm quan di tích. Bằng hành động cụ thể của mình, các bạn trẻ đã trở thành những đại sứ du lịch, quảng bá hình ảnh của Thủ đô tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Chùa Đậu, thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín là di tích quốc gia. Nơi đây cũng lưu giữ hai pho tượng nổi tiếng là xá lợi của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ 17. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị ngôi chùa này chưa tương xứng với giá trị lịch sử.

Năm 2015, bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Nhưng cho đến nay, những bảo vật quốc gia này đang ngày càng mai một theo thời gian, mòn mỏi chờ quy hoạch để phê duyệt dự án trùng tu phục dựng.

Dù đã được xây dựng hàng trăm năm; dù dấu ấn thời gian còn in đậm trên các các mảng tường; nhưng trường Trưng Vương vẫn có những nét đẹp, những ấn tượng tốt đối với nhiều thế hệ người Hà Nội.

Bảo Tàng Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học đang tiến hành khai quật khảo cổ học khu di tích Thành cổ Sơn Tây, thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây. Thời gian khai quật dự kiến kéo dài đến ngày 30/10.

Theo thời gian, cùng với sự thăng trầm và phát triển, ngày Tết Trung thu đã có nhiều thay đổi. Dù vậy, Tết Trung thu xưa vẫn có một sức hút đặc biệt để những người trẻ tuổi hôm nay tìm về trải nghiệm và khám phá

Những ngôi nhà cổ có kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa của vùng làng quê Bắc Bộ, có giá trị văn hóa rất lớn, luôn là địa điểm thu hút khách du lịch khi đến Hà Nội tham quan và nghiên cứu.

Chùa Bối Khê, Tam Hưng, Thanh Oai là một trong những ngôi chùa gỗ cổ nhất ở Bắc Bộ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1979. Với những giá trị lịch sử trường tồn, chùa Bối Khê xứng đáng được nâng cấp xếp hạng lên di tích quốc gia đặc biệt.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 78 mùa xuân đã trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng khi đó ở quảng trường Ba Đình vẫn mãi trường tồn trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Trong ngày Quốc khánh 2/9, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ mở cửa đón người dân và du khách trong nước tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.

Mới đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 3 tác phẩm tranh sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sĩ Văn Giáo. Đây chính là những tác phẩm nghệ thuật gốc mang nhiều giá trị, thể hiện tấm lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sĩ Văn Giáo - người dành cả cuộc đời vẽ chân dung Bác Hồ.

Những ngày mùa thu tháng Tám luôn gợi nhớ trong mỗi người Việt chúng ta thật nhiều cảm xúc. Ở Hà Nội, có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 78 năm trước - như một 'chứng nhân' của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

Hà nội hiện có gần 6 nghìn di tích các loại. Trong đó có 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu bổ; khoảng hơn 400 di tích xuống cấp nghiêm trọng có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Chùa Hạ Hòa, tại xã Tân Phú, huyện Quốc Oai được xây dựng cách đây từ trước thế kỷ 17, không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên hiện nay, ngôi chùa này chưa được đầu tư tôn tạo xứng tầm, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.

Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm là nơi lưu giữ nhiều hiện vật và tài liệu gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng. Bảo tàng đã góp thêm cho Thủ đô một “địa chỉ đỏ” giàu ý nghĩa giáo dục về truyền thống cách mạng và lòng yêu nước.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vừa được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Niềm vinh dự này, đi kèm theo đó là trách nhiệm, để đưa di sản bước qua ngưỡng “bảo vệ khẩn cấp” trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Diễn ra từ ngày 21-23/6, Lễ hội Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu trở thành lễ hội tâm linh lớn nhất trong năm tại Tây Ninh và đưa núi Bà Đen thành điểm đến tâm linh hàng đầu khu vực Đông Nam Bộ.

Từ ngày 15/6, khi tham quan Hoàng thành Thăng Long, du khách có thể đặt vé ngay tại nhà thay vì xếp hàng mua vé tại quầy. Bên cạnh các ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát triển di tích Hoàng thành Thăng Long như hệ thống thuyết minh tự động, phần mềm du lịch thực tế ảo 360 độ, công nghệ trình chiếu 3D mapping, thì hệ thống bán vé online mang lại nhiều tiện ích và trải nghiệm thú vị dành cho du khách.

Nhắc đến cao nguyên đá, du khách thường nghĩ đến Đồng Văn, Hà Giang. Tuy nhiên ít ai biết rằng, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km cũng có một địa danh cũng có nét tương đồng. Đó là Núi Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Nơi đây còn được các "phượt thủ" hay các tín đồ du lịch leo núi, ưu ái đặt cho biệt danh là “Phiên bản thu nhỏ của Hà Giang”.

Di sản văn hóa phi vật thể có sự gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của cộng đồng làng xã. Trong khi nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một thì không ít di sản được phục hồi và phát huy từ nhiệt huyết, trách nhiệm của chính người dân tại địa phương có di sản. Câu chuyện sau đây là một minh chứng.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa khai mạc Trưng bày chuyên đề "Gốm cổ Bát Tràng" nhằm giới thiệu tới công chúng bộ sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc từ thế kỷ thứ 14 đến thế kỷ 20.

Tại Hà Nội, nhiều “địa chỉ đỏ” đã trở thành di sản của thành phố, nơi lưu dấu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dừng chân, sống và làm việc. Di tích quốc gia - địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) như một minh chứng về tình yêu cách mạng, tin yêu Đảng và Bác Hồ của người dân Phú Thượng nói riêng, người dân Hà Nội và cả nước nói chung.

Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Vùng đất này nay thuộc địa phận quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập Tam Trại năm nay diễn ra với nhiều hoạt động như biểu diễn trống hội, biểu diễn tích Thập Tam Trại, múa rồng và đặc biệt là nghi thức rước của Thập Tam Trại.

Cách trung tâm Hà Nội 40km về phía Bắc, nằm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, quần thể di tích đền Sóc nằm dưới chân núi Vệ Linh là một địa danh nổi tiếng với sự tích Thánh Gióng. Được xây dựng từ cách đây hơn hơn 1.000 năm, khu di tích đền Sóc đã trải qua nhiều biến thiên của lịch sử và thời gian, qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cùng nhiều cổ vật có giá trị.

Đến hẹn lại lên, đầu tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân huyện Quốc Oai, Hà Nội lại náo nức trảy hội chùa Thầy. Năm nay, lễ hội chùa Thầy được tổ chức lớn hơn vì ngôi chùa cổ bậc nhất Hà Nội này vừa được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt.

Đền Đồng Cổ thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ ra đời từ năm 1028 thời nhà Lý, gắn liền với hội thề “Trung hiếu” độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Mỗi dịp lễ hội đền Đồng Cổ được tổ chức vào ngày mùng 4/4 âm lịch hằng năm, được nhân dân tái hiện lại hội thề năm xưa.

UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp. Đây là Di tích Quốc gia đặc biệt thứ 3 của huyện Phúc Thọ, sau Đền Hát Môn, xã Hát Môn và Đình Tường Phiêu, xã Tích Giang.

Để những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới thêm ý nghĩa, mời quý vị cùng đến một địa điểm nổi tiếng và là biểu tượng kiên cường bất khuất của những người Việt Nam yêu nước - Nhà tù Hỏa Lò.

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, trải qua nhiều triều đại nối tiếp dựng xây, Hoàng thành Thăng Long mãi trở thành biểu tượng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tối 21/4, tại xã Sài Sơn, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai tổ chức lễ khai mạc chương trình “Hành trình du lịch văn hóa lịch sử và công bố quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy”.

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chính hội chùa Thầy là vào ngày 7 tháng Ba âm lịch, thế nhưng ngay từ đầu năm, du khách thập phương đã đến lễ Phật, vãn cảnh chùa Thầy để được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, non nước hữu tình, chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của các công trình cổ kính trong ngôi chùa này.

Là một trong 7 di tích quốc gia đặc biệt vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận, Di tích Kiến trúc nghệ thuật Đình Hạ Hiệp là một trong số những ngôi đình nổi tiếng của huyện Phúc Thọ, Hà Nội và cũng là một công trình có giá trị tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc đình làng Việt Nam.

Iraq đã từng trải qua nhiều thăng trầm, biến động của lịch sử nhưng vẫn lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa có giá trị đối với nhân loại, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ tri thức, tôn giáo, đến kiến trúc, ẩm thực... Trong những năm gần đây, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) và nhiều tổ chức quốc tế đã có những nỗ lực lớn nhằm tái thiết lại các công trình di sản tại Iraq đã bị tàn phá, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa quốc gia cho những thế hệ mai sau.

Sử dụng công nghệ hình ảnh 360° hiện đại kết hợp các video clip, âm thanh và hình ảnh 2D, chỉ cần thao tác “Quét mã” QR đơn giản khách du lịch sẽ có được những thông tin đầy đủ, chi tiết về di tích lịch sử Thủ đô. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở Đoàn thanh niên trên địa bàn Thủ đô thực hiện rộng rãi.

Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh vừa khảo sát và phát hiện một hệ thống gồm nhiều hang động còn nguyên sơ tại xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.

Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội vừa tổ chức Tọa đàm Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ”. Tọa đàm nhằm nhận diện, làm rõ giá trị của di sản, từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Du lịch Bền vững Việt Nam (STID) tổ chức chương trình du lịch "Bác Cổ - Mùa hoa gạo" với chủ đề "Hồn quê làng Việt" và khai trương tour đêm "Thanh âm Đồng cổ". Đây là sản phẩm thường niên của hai đơn vị, với mục đích mang đến trải nghiệm mới cho du khách Hà Nội, đặc biệt là hướng tới khách quốc tế đến Hà Nội.

Người Hà Nội hầu như ai cũng biết Cung Thiếu nhi, nơi ươm mầm tài năng, chắp cánh ước mơ của nhiều thế hệ thiếu nhi Thủ đô. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ lịch sử của tòa biệt thự xây theo lối kiến trúc Pháp nằm trong khuôn viên Cung Thiếu nhi. Đây chính là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946) văn bản quốc tế đầu tiên công nhận Việt Nam là một nước tự chủ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta. Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp, mời quý vị và các bạn cùng tới thăm một dấu mốc son ngời của dân tộc, nhằm ôn lại lịch sử hào hùng giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946-1947.