Sau tăng điên cuồng, giá bất động sản đã tới lúc "xì hơi"?

(HanoiTV) - Sau thời gian tăng "nóng", thị trường bất động sản đang có dấu hiệu trầm lắng, bởi khi lượng giao dịch giảm mà nhu cầu rao bán tăng.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại Hà Nội, biệt thự tại khu đô thị Đặng Xá (Gia Lâm) đang có giá rao bán từ 90 đến 100 triệu đồng/m2, cao hơn 2 lần so với giá năm 2018. Tương tự, giá biệt thự tại khu đô thị New House City (Quốc Oai) đang rao bán giá 45-55 triệu đồng/m2, tùy vị trí, cao hơn khoảng 20 triệu đồng/m2 so với thời điểm năm 2018.

Đáng chú ý, giá nhà đất tại khu vực nội đô của Hà Nội tăng nóng. Đơn cử một căn liền kề khu đô thị Louis City (Hoàng Mai) diện tích dưới 100 m2 có giá từ 13-15 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền xây thô 6,8 triệu đồng/m2. Mức giá này đang cao hơn 50 -70 triệu đồng/m2 so với thời điểm năm 2018.

Bất động sản vùng ven Hà Nội liên tục xác lập mặt bằng giá mới (Ảnh: Hà Phong).

Tương tự như nhà biệt thự, liền kề, phân khúc đất nền cũng có sự tăng giá nhanh ở nhiều địa phương. Trong đó, tại vùng ven Hà Nội, giá đất nền liên tục tăng nhanh, phần lớn là do các nhà đầu tư tự bán cho nhau và một số "cò đất" thổi giá.

Một lô đất nền 120 m2 ở xã Đồng Trúc (Thạch Thất) đang có giá rao bán 3,6 tỷ đồng (tương đương 30 triệu đồng/m2). Trong khi đó, chính lô đất này được rao bán đầu năm 2021 là 23 triệu đồng/m2.

Nhận định về thị trường bất động sản thời gian qua, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, thị trường có sự phát triển nóng, bất bình thường. Giá nhà đất nhiều nơi tăng nóng, đặc biệt là đất nền tại các khu vực sắp lên quận, hay có thông tin về quy hoạch dự án đi qua. Có khu vực giá nhà chung cư tăng tới 15%, nhà riêng lẻ tăng tới 30%.

Nguyên nhân của hiện tượng thị trường bất động sản tăng giá nóng trên là do nguồn cung nhà còn hạn chế, nguồn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chưa được điều chỉnh tốt, thông tin thị trường chưa kịp thời dẫn đến có sự lợi dụng để "nâng giá, thổi giá".

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), yếu tố khiến giá bất động sản liên tục tăng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 là do quá trình hình thành các đô thị mới khiến nhiều người có tâm lý đi trước để "đón đầu" quy hoạch, mua đất để chờ tăng giá. Đồng thời, yếu tố nguồn cung thiếu hụt do khan hiếm dự án mới cũng khiến giá bất động sản tăng "phi mã", cùng với việc tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chưa được điều chỉnh tốt, thông tin thị trường chưa kịp thời và bám sát dẫn đến có sự lợi dụng để "nâng giá, thổi giá".

Giá bất động sản đột ngột giảm tốc

Theo chuyên gia kinh tế - TS. Đinh Thế Hiển, thị trường bất động sản đã xuất hiện dấu hiệu giảm tốc từ năm 2021, và đã đạt đến đỉnh của sự tăng trưởng nóng. Bởi lẽ, thông thường thị trường chỉ tăng trưởng khi kinh tế phát triển mạnh hoặc có dòng tiền tốt.

Tuy nhiên, thời gian qua lại xuất hiện việc không ít doanh nghiệp không làm ăn được vẫn "đua nhau" đổ tiền vào bất động sản. Nhiều người dân chán làm ăn cũng quay sang đầu tư nhà, đất.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu trầm lắng sau thời gian "sốt nóng" (Ảnh: Hà Phong).

"Đến đầu năm 2022, cùng với việc Bộ Tài chính và Chính phủ quyết liệt trong công tác xử lý một số doanh nghiệp thì người ta mới thấy rằng, năm 2021 xuất hiện một dòng tiền đầu tư tài chính ảo. Và việc tăng giá bất động sản trong năm qua hoàn toàn không dựa trên một nhu cầu bền vững của đầu tư hoặc sử dụng", ông Hiển nói.

Cũng theo ông Hiển, có thể nhiều người đang tỏ ra ngạc nhiên khi nói về sự giảm tốc của thị trường bất động sản hiện nay, thậm chí là đổ thừa cho việc siết tín dụng, siết thuế nhà đất. Tuy nhiên, những điều này chỉ là bề nổi, nhằm trấn an các nhà đầu tư và nhà đầu tư tương lai rằng, nếu hết siết tín dụng thì thị trường địa ốc lại tăng trưởng. Trong khi thực chất, từ năm 2021 đến nay, khoảng cách giữa mức giá để đầu cơ, "lướt sóng" với mức giá mua để đầu tư dài hạn cũng như mua để khai thác cho thuê hay ở thực đã cách xa nhau một khoảng rất dài.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội kéo dài thời gian vay lên 10-15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3-5% so với vay thương mại.

Lãi suất cho vay mua nhà hiện chỉ ở mức 5 đến 6%/năm trong thời gian ưu đãi. Ngỡ lãi suất thấp là cơ hội cho người mua nhà thực hiện ước mơ an cư, thế nhưng thực tế dư nợ cho vay mua nhà chỉ tăng hơn 1% năm so với năm ngoái, mức thấp nhất 5 năm qua.

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, tính tới cuối tháng 4, kinh doanh bất động sản chiếm gần 2% số doanh nghiệp lập mới. Tổng vốn đăng ký lĩnh vực này đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, tăng gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản. Tuy nhiên, việc các bộ luật về đất đai sớm có hiệu lực sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án.

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Một trong các mục tiêu của việc di dời nhà máy ra khỏi nội đô là giảm áp tải lên đô thị Thủ đô. Thế nhưng những khu 'đất vàng' sau khi các nhà máy đã di dời ấy được sử dụng ra sao? Mục tiêu của việc di dời ấy có đạt được hay không?

Tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nghị định số 10 nhằm “cởi trói” vấn đề cấp sổ đỏ/ sổ hồng từng là hy vọng cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, trong đó condotel kỳ vọng sẽ được “phá băng”. Nhưng các vướng mắc trong quá trình triển khai khiến kỳ vọng này chưa thể thành hiện thực.

Nguồn cung ít, giá bán giảm, thanh khoản chậm là những khó khăn đang đeo bám bất động sản nghỉ dưỡng từ đầu năm đến nay. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều động thái tích cực nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi nhưng BĐS nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những yếu tố tác động đến tình trạng người dân gặp nhiều lúng túng khi tham gia đầu tư bất động sản là do cơ sở dữ liệu của thị trường bất động sản đang rất mơ hồ, thiếu những đơn vị, cơ quan độc lập thống kê, lưu trữ. Thị trường thiếu rõ ràng, minh bạch, các quyết sách, nghị quyết từ đó cũng khó có thể đi vào thực tiễn một cách hiệu quả.

Hiện nay, điểm sáng của thị trường bất động sản vẫn là phân khúc bất động sản công nghiệp. Nhiều nhà đầu tư cùng nguồn vốn FDI vẫn đang tiếp tục đổ vào thị trường này, trở thành “ đòn gánh” trong kinh doanh và quyết định sự sống còn của nhiều doanh nghiệp.

Sau những ngày hân hoan với việc ngưng thi hành một số nội dung của Thông tư 06, điều mà các doanh nghiệp BĐS cần làm lúc này là phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội vàng để tìm cách thoát hiểm. Về bản chất, không ít doanh nghiệp tiếp tục bị kẹt giữa hai “gọng kìm”, một bên là thủ tục pháp lý dự án bế tắc, một bên là áp lực tài chính.

Thiết lập sàn giao dịch bất động sản là giải pháp giúp thị trường hoạt động công khai, minh bạch, bền vững

Thị trường bất động sản đang có tín hiệu "ấm dần". Nhiều chủ đầu tư giới thiệu và ra mắt các dự án căn hộ cùng chính sách ưu đãi hấp dẫn, là cơ hội để người mua chớp cơ hội trong tháng cô hồn.

Cuối tháng 8 này, sẽ có 301 lô đất tại Ninh Bình, Bắc Giang và vùng ven Hà Nội được đưa ra đấu giá.

Nhiều chủ đầu tư đưa ra các chính sách ưu đãi như giãn tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất vay, kéo dài ưu đãi sau bàn giao nhà để thị trường bất động sản hồi phục.

Theo Bộ Xây dựng, nguồn cung của bất động sản công nghiệp quý II/2023 tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc. Vì đã có nhà xưởng và kho xây sẵn, giá cho thuê ổn định

Trước thông tin Thanh Trì dự kiến sẽ lên quận từ nay đến năm 2025, BĐS tại các khu vực này càng được săn đón. Tuy nhiên, để có chiến lược phát triển lâu dài, nhà đầu tư phải thận trọng trước những làn sóng đẩy giá có thể diễn ra trong thời gian tới.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiếp tục hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (Vicem Tower).

Cùng với các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp tháo gỡ đối với thị trường bất động sản là nhanh chóng gỡ vướng pháp lý cho các dự án bất động sản.

Hiện nay có ba chương trình tín dụng hỗ trợ người mua, thuê mua nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đã và đang phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn triển khai các gói tín dụng này.

Các ngân hàng thương mại đã áp dụng giảm lãi suất 1,5 - 2%, đồng thời đưa ra những khoản vay ưu đãi. Tuy nhiên, để người có nhu cầu thật có thể mua nhà thì lãi suất vay mua nhà nên tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Dự án bất động sản chưa đủ điều kiện kinh doanh vẫn được vay tín dụng. Đây là động thái mới nhất của Ngân hàng Nhà nước trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Gần đây, sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về nguồn cung và giá bán, khiến các nhà đầu tư tập trung sự chú ý vào thị trường phía đông. Vậy nhà đầu tư nên chọn thời điểm nào để mua và có được lợi nhuận tốt nhất.

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ thị trường địa ốc sang bất động sản vùng ven, khu vực lân cận, đặc biệt ở những cửa ngõ Thủ đô có tiềm năng phát triển. Đây những vị trí có hạ tầng tốt, pháp lý rõ ràng.

Ngày 26/8, huyện Sóc Sơn sẽ đấu giá quyền sử dụng 28 thửa đất ở tại xã Hiền Ninh. Mức giá đấu khởi điểm đối với các thửa đất thấp nhất là 8,5 triệu đồng/m2.

Việc thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là phù hợp với thực tiễn cuộc sống và thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Quỹ giúp giải quyết vấn đề vốn dài hạn trên cơ sở lấy số đông giúp số ít, xã hội hóa việc phát triển nhà ở.

Với mức giá khoảng 3-4 tỷ đồng, diện tích từ 30 - 35m2, những căn nhà trong ngõ ở khu vực Cầu Giấy, Mỹ Đình sát các trường đại học lớn được giao dịch nhộn nhịp.

Nhằm đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, các sở, ngành, địa phương của thành phố Hà Nội đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị gỡ vướng, cũng như triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ.

Giá đất nền tại nhiều quận, huyện ven đô Hà Nội đã ngừng đà giảm sau khi được điều chỉnh về mức hợp lý. Tuy nhiên, phân khúc đất nền của thị trường bất động sản vẫn còn diễn biến phức tạp.

Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu sớm hình thành Quỹ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, để giúp người thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở.

Lãi suất hạ đã giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với không ít doanh nghiệp bất động sản.

Vị trí đắc địa, quy hoạch hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại là những lí do khiến giá nhà tại đây lên tới cả trăm triệu đồng/m2. Tuy nhiên, với mặt bằng giá quá cao như vậy, liệu rằng đã thực sự hợp lý?

Trước việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp công ích ở một số địa phương trên địa bàn bộc lộ bất cập, thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện, thị xã rà soát lại quỹ đất này, đồng thời tổ chức đấu giá quyền thuê đất nông nghiệp công ích để quản lý và khai thác hiệu quả. Thành phố Hà Nội cũng đang rà soát để tiến hành đấu giá cho thuê đối với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.

Nhà đầu tư nước ngoài, dành sự quan tâm đặc biệt đối với thị trường BĐS Việt Nam là do chính sách kinh tế mở và hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của Việt Nam. Nổi bật trong đó là nhóm các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia.

Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tiếp tục đối mặt với 3 nhóm khó khăn đó là khó khăn về pháp lý, tổ chức thực hiện và nguồn vốn.

Nằm trên những tuyến phố thuộc khu vực trung tâm Hà Nội, dân cư đông đúc, từng có hoạt động mua bán sầm uất, nhưng hiện tại, rất nhiều mặt bằng ở trong tình trạng chưa có khách thuê dù đã hạ giá và treo biển mấy tháng nay.

Dự thảo luật chỉ quy định đặt cọc từ thời điểm nhà ở, nền nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đủ điều kiện đưa vào kinh doanh và giao kết hợp đồng.

Biên độ giá nhà đất tại một số quận như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông có xu hướng tăng cao trong vòng 5 năm trở lại đây.

Sau khi có thông tin quy hoạch khu vực phía Đông với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn, khiến cho giá BĐS phía Đông tăng trưởng “nóng” không chỉ trong dự án mà cả ở ngoài khu dân cư.

80 lô đất ở huyện Chương Mỹ và Ứng Hòa (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá trong tháng 8. Mức giá khởi điểm cao nhất hơn 5,8 tỷ đồng/lô.

Trên thị trường bất động sản hiện đang có những sản phẩm giảm 30-40%, nhiều người cho rằng đây là thời điểm phù hợp để đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư cần kiên nhẫn và xem xét thật kỹ trước khi quyết định.