Sớm hoàn thành dự án tái định cư Vành đai 4
Để bảo đảm cho người dân sau thu hồi đất ổn định cuộc sống, thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng 14 khu tái định cư. Hiện các địa phương có dự án tái định cư đều đang nỗ lực triển khai xây dựng hạ tầng để sớm bàn giao đất cho người dân.
Hộ ông Nguyễn Văn Oanh và ông Nguyễn Văn Bưởi ở thôn Khê Ngoại xã Văn Khê thuộc diện cần đi dời đến khu tái định cư trên địa bàn thôn để bàn giao đất cho Nhà nước xây dựng Vành đai 4. Quan tâm đến chất lượng hạ tầng của khu đất mà bản thân gia đình sẽ chuyển đến xây dựng nhà cửa để sinh sống nên từ khi khởi công dự án tháng 9/2023 đến nay, ngày nào hai ông cũng có mặt tại đây để giám sát chất lượng thi công của khu tái định cư. Hạ tầng có tốt các ông mới có thể yên tâm để di dời, bàn giao đất.
Thực hiện GPMB Vành đai 4, riêng lĩnh vực tái định cư, huyện Mê Linh dự kiến có 334 hộ dân cần di chuyển, thuộc diện tái định cư. Để sớm ổn định đời sống người dân, thành phố đã phê duyệt cho huyện triển khai ba khu tái định cư gồm: Khu tái định cư thôn Khê Ngoại xã Văn Khê, Khu tái định cư thôn Nội Đồng xã Đại Thịnh, Khu tái định cư thôn Tân Châu tổng diện tích 14,81ha. Các khu tái định cư đều được xây dựng ở các vị trí trung tâm các xã, có kết nối giao thông thuận tiện, hạ tầng được đầu tư theo tiêu chí nhà ở đô thị gồm: vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng, trạm xử lý nước thải, không gian công cộng… đáp ứng tiêu chí chất lượng nơi ở mới bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tái định cư.
Hiện công tác đầu tư xây dựng hạ tầng đang được huyện đôn đốc các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ. Đến thời điểm này các khu tái định cư đã hoàn thành 60% khối lượng, đủ điều kiện để huyện Mê Linh tổ chức cho người dân bắt thăm vị trí và giao đất tại thực địa ngay trước Tết Nguyên đán.
Thông tin từ UBND huyện Mê Linh, quá trình thực hiện dự án đường Vành đai 4, huyện đã trực tiếp chủ trì trên 30 buổi họp đối thoại với nhân dân trên địa bàn 5 xã với trên 2.500 người tham dự để thông tin, tuyên truyền; đồng thời để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân đối với dự án. Vì vậy, khi thực hiện dự án trên địa bàn không có đơn thư vượt cấp, không phải cưỡng chế thu hồi đất. Đến nay việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đoạn qua huyện Mê Linh đã bảo đảm tiến độ thành phố giao, trong đó công tác di chuyển mộ, giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp hoàn thành sớm hơn tiến độ. Quá trình chi trả tiền bồi thường nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của nhân dân.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Theo Báo cáo Đại lộ bán lẻ thế giới năm 2024 mới phát hành của Cushman & Wakefield, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.
Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².
Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.
Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.
Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam trong tháng 10/2024 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 20 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4 ha đất (đợt 1) tại các xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, cho Tập đoàn Vingroup - CTCP để thực hiện dự án Khu chức năng đô thị Green City.
Giá nhà tăng cao phi lý; tình trạng mất cân đối thừa phân khúc cao cấp nhưng lại thiếu hụt nhà ở vừa túi tiền; hiện tượng đầu cơ gom hàng, thổi giá đã khiến ước mơ an cư của người trẻ ngày càng trở nên xa vời.
Giá nhà đang cao gấp 20 lần thu nhập của người dân, đây là nghịch lý đang diễn ra. Sự phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản còn ảnh hưởng rất lớn sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp để các luật mới thực sự đi vào cuộc sống.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m² đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Green City.
"Xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa" là nội dung đáng chú ý tại Thông báo số 523 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Sau mỗi vụ trả đấu giá đất cao rồi bỏ cọc, giá đất trong khu vực dường như lại được tiếp sức để tăng thêm. Ba năm sau vụ bỏ cọc đất 'vàng' Thủ Thiêm, giá đất tăng mạnh dẫn đến nhiều hệ lụy.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".
25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.
Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.
Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.
Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.
Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.
Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.
Phát huy vai trò là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp và Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam góp phần khuyến nghị nhiều chính sách hướng tới phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.
Để làm rõ hơn những bất cập và điểm nghẽn của thị trường bất động sản, Đài Hà Nội tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ngành liên quan, thành phố, các hiệp hội và chuyên gia. Sự kiện diễn ra vào 8h ngày 16/11/2024 (Thứ Bảy).
Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức từ các quy định pháp lý, chính sách tài khóa, đến điều kiện thị trường, Diễn đàn Bất động sản "Để thị trường Bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" được tổ chức với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển theo hướng bền vững, minh bạch và lành mạnh.
Triển khai Công điện số 112 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 3766 yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí, thất thoát.
Tỷ lệ lấp đầy gần 100%, không có nguồn cung mới trong khi nhu cầu thuê cao khiến mặt bằng bán lẻ ở trung tâm TP.HCM ngày càng khan hiếm.
UBND thành phố Hà Nội vừa ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã ban hành quyết định cưỡng chế di dời đối với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không thực hiện di dời theo quy định.
Những cuộc đấu giá đất được tổ chức vừa qua tiếp tục ghi nhận mức trúng rất cao so với mặt bằng khu vực. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ ra tình trạng trả giá cao nhằm mục đích lướt sóng sau đó là bỏ cọc gây ra dư luận không tốt tại một số địa phương.
Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến đóng góp trên nghị trường Quốc hội là dự thảo của Chính phủ về “Nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho dự án nhà ở thương mại” nhằm tăng nguồn cung và tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở hiện nay.
Thị trường bất động sản cuối năm đón dòng tiền đổ về mạnh mẽ, trong đó khu vực nhiều tiềm năng tăng trưởng với mặt bằng giá hợp lý như Hà Nam được giới đầu tư đánh giá là "toạ độ vàng".
0