Sơn Tây - Trái tim xứ Đoài

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

Sơn Tây - Miền di sản xứ Đoài

Là vùng phên giậu quan trọng của Thăng Long - Hà Nội, Thành cổ Sơn Tây vừa có chức năng che chở, bảo vệ, vừa tạo thế bàn đạp để vươn ra cai quản, nắm giữ các vùng biên cương Tổ quốc.

Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) hoàn toàn bằng đá ong, loại vật liệu đặc sắc của xứ Đoài, đáp ứng được yêu cầu bền chắc của một công trình phòng thủ.

Về mặt văn hóa, hàng trăm năm qua, thị xã Sơn Tây đã tích luỹ được “vốn liếng” dầy dặn. Đây là vùng đất gắn liền với những di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng như: Làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây, Chùa Mía, Làng văn hóa Du lịch Việt Nam...

Sơn Tây là vùng đất gắn liền với những di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng.

Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia làng cổ Đường Lâm là một quần thể với 50 di tích có giá trị được xếp hạng, gần 100 ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, Sơn Tây còn là vùng đất của huyền thoại. Những câu chuyện bên dòng sông Tích, truyền thuyết về vị vua đánh hổ Phùng Hưng, ngôi đền Và ghi dấu Đức Thánh Tản Viên… đều là những tiềm năng mạnh mẽ giúp Sơn Tây đặt nền móng cho phát triển du lịch văn hóa, tâm linh.

GS.TSKH. NGND Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: “Những yếu tố này không chỉ tạo nên một nền tảng vững chắc cho phát triển du lịch văn hóa và tâm linh, mà còn thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của Sơn Tây”.

Trân quý di sản Nhà Cổ - Làng Đường Lâm

Nhà văn Hà Nguyên Huyến cảm thấy vô cùng may mắn khi gia đình mình được sở hữu ngôi nhà cổ vô cùng quý giá, à nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử phong phú.

Trải qua hơn nửa thế kỷ với bao thăng trầm của cuộc sống, từ việc chống chọi với khí hậu khắc nghiệt đến những khó khăn trong mưu sinh, việc gìn giữ ngôi nhà gỗ mái ngói gần như nguyên vẹn là một minh chứng cho sự hy sinh và nỗ lực của gia đình ông.

Với tâm huyết và lòng yêu mến truyền thống, ông Huyến đã nảy ra một ý tưởng đầy sáng tạo để bảo tồn và phát huy giá trị của ngôi nhà. Ông dự định biến ngôi nhà cổ thành một không gian văn hóa sống động, không chỉ bảo tồn kiến trúc cổ xưa mà còn kết hợp với các hoạt động văn hóa hiện đại.

Di sản Nhà Cổ - Làng Đường Lâm.

Nhà văn Hà Nguyên Huyến, Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây cho biết: "Chúng tôi không làm cho khách vãng lai, một là khi du khách tới thăm, chúng tôi sẽ đối đãi họ tận tình, thứ hai, chúng tôi hạn chế số lượng khách tới thăm. Tôi muốn khi khách du lịch tới đây, họ sẽ được thưởng thức các món ăn trong không khí đã 300 năm tuổi".

Ngôi nhà cổ này là của gia đình bà Dương Thị Lan, ở thôn Mông Phụ. Bà Lan cho biết khi về Đường Lâm để giúp chính quyền và người dân nơi đây trùng tu, bảo tồn những ngôi nhà cổ, các chuyên gia của tổ chức Jica Nhật Bản còn trực tiếp đào tạo những người nông dân, hướng dẫn họ biết cách làm du lịch, biết cách giới thiệu đến du khách các đặc sản của làng để có được nguồn thu nhập ổn định.

Nắm bắt những lý thuyết đơn giản ấy, Đường Lâm đã và đang chuyển mình trước cơ hội cải thiện cuộc sống nhờ du lịch.

Bà Dương Thị Lan, Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây cho biết: "Lúc đầu chỉ có nhà tôi làm dịch vụ, nhưng dần gần như ai trong làng cũng bắt đầu làm dịch vụ. Có người bán những sản phẩm nông nghiệp, có người hướng dẫn khách du lịch. Tôi thấy điều đó rất là tốt".

Làng cổ Đường Lâm, một trong những ngôi làng lâu đời nhất ở đồng bằng Bắc Bộ.

Làng cổ Đường Lâm, một trong những ngôi làng lâu đời nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, nổi bật với những nét văn hóa đặc sắc và truyền thống độc đáo.

Là một quần thể dày đặc các di tích và giá trị văn hóa, Đường Lâm vẫn giữ nguyên những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa, như đình làng, cây đa, bến nước và chùa miếu. Chính nhờ những giá trị nghệ thuật đặc sắc này mà Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn trong hành trình du lịch Hà Nội.

Sau gần 20 năm được công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia, Đường Lâm đã trở thành một “điểm sáng” trong công tác bảo tồn và phát huy di sản.

Với mục tiêu nâng tầm Làng cổ Đường Lâm thành Di tích quốc gia đặc biệt và tiến tới công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng Đề án “Đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2035.

Ngôi làng cổ này vẫn giữ gìn những giá trị xưa cũ và truyền thống bao đời, là niềm tự hào và sự quý giá đối với mọi người.

Đường Lâm hiện đang tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao, bao gồm: xây dựng các tuyến đi bộ tham quan Làng cổ gắn với không gian kiến trúc, cảnh quan và dịch vụ, phát triển mô hình cư trú và sinh hoạt xưa trong nhà cổ, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị nghề truyền thống và văn hóa phi vật thể.

Mùa thu này, Đường Lâm khoác lên mình vẻ đẹp trầm mặc và yên tĩnh của những ngôi chùa, tạo nên một không gian thanh bình và lắng đọng.

Chỉ cách đô thị nhộn nhịp của Thủ đô Hà Nội một quãng đường ngắn, ngôi làng cổ này vẫn giữ gìn những giá trị xưa cũ và truyền thống bao đời, là niềm tự hào và sự quý giá đối với mọi người.

Nét đẹp văn hóa tâm linh của xứ Đoài 

Đền Và được xây dựng từ những năm thế kỉ thứ 16. Ban đầu chỉ dựng bằng tre, nứa sau nhiều lần trùng tu nay đền có diện tích lên tới 2000 mét vuông được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc.

Nổi bật là bức tường đá ong đặc trưng cổ kính, rêu phong. Cửa đền có tam quan rộng, xây theo hướng Bắc - Nam với mái lợp ngói cổ trên đình đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt.

Năm 1964 đền Và được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Xung quanh đền Và là rung lim rộng khoảng 5,7 ha, hiện còn gần 250 cây lim cổ thụ. Trong số đó có gần 100 cây được công nhận là cây di sản.

Ngoài những giá trị tiêu biểu kiến trúc với những hoa văn chạm khắc từ thời nhà Mạc, đền Và còn lưu giữ nhiều di vật, bức hoành phi, câu đối cổ.

Trải qua nhiều lần tôn tạo, nơi đây vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm và là địa điểm tâm linh hấp dẫn nhiều du khách. Năm 1964 đền Và được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.

Sơn Tây đón chào 100 năm thành lập

Thị xã Sơn Tây đã tích luỹ được trầm tích văn hoá, lịch sử giàu có, đa dạng, độc đáo. Mùa Thu lịch sử này, Sơn Tây tưng bừng đón nhiều ngày hội lớn.

Đó là Tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Ngày giải phòng Sơn Tây (3/8/1954-3/8/2024), 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469-2024) gắn với các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Điểm hẹn của các lễ mừng những mốc son lịch sử lớn lao đó chính là Lễ kỷ niệm, tại không gian tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Chương trình sẽ có màn trình diễn nghệ thuật “Sơn Tây - ngời sáng miền đất cổ” sử dụng công nghệ trình chiếu hiện đại 3D mapping.

Các hiện vật có trong Triển lãm Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Cổ vật.

Ông Lê Đại Thăng, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Sơn Tây cho biết: "Đây là cơ hội để chứng minh Sơn Tây không chỉ là một thị xã nghèo vượt khó, mà còn luôn hướng đến thủ đô, triển lãm này tượng trưng cho tình cảm của chúng tôi hướng đến thành phố Hà Nội".

Các sự kiện kỷ niệm là sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng trong năm 2024 nhằm ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của thị xã qua các thời kỳ, qua đó, tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô. “Triển lãm Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Cổ vật” vưa khai mạc để tôn vinh những nét đẹp văn hóa ấy.

Ông Vũ Đức Quân, Giám đốc TT Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thị xã Sơn Tây cho biết: 'Triển lãm này là để tri ân lịch sử hào hùng của cha ông ta, đồng thời tiếp cận đến thế hệ trẻ, thanh niên bây giờ".

Ông Kiều Đức Tùng, Hội Cổ vật Thị xã Sơn Tây cho biết: "Những hiện vật ở đây đều là những giá trị tinh hoa, những cái gì đẹp nhất, tinh túy nhất của Sơn Tây".

User
Ý KIẾN

Tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động vui trung thu ý nghĩa cho trẻ em trong khuôn khổ chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.

Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tác giả được vinh danh tại giải thưởng Văn học Điền Trì do Tạp chí Văn học Điền Trì (Trung Quốc) tổ chức.

Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ do Bộ VH-TT&DL tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 23 - 25/9/2024 tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới”.

Dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, với các hoạt động tại các không gian di sản văn hóa, các làng nghề.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những điểm đến về du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua việc cải tạo, sửa chữa các điểm du lịch ở đây chưa có tính liên kết, một số điểm du lịch đang có dấu hiệu quá tải… Trước thực trạng đó, huyện Đồng Văn đã xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

"Vui Tết Độc lập” gần đây đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của người dân và du khách tại "ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây).

Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ 2, năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk, với nhiều hoạt động đặc sắc, đã mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị. Lễ hội năm nay có chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập”.

Tại thành phố Đà Nẵng, giải đua thuyền truyền thống thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2024 đã diễn ra sôi nổi trên sông Hàn. Đây là cách mà người dân miền biển thể hiện tinh thần yêu nước dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm.

Tại Quảng trường 30/10, UBND TP. Hạ Long đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề “Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long” năm 2024 vào sáng 1/9.

"Truyện về Hồ Chí Minh" là ấn phẩm có giá trị, góp phần làm sáng rõ cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng.

55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành địa chỉ đỏ của đất nước, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là một điểm đến ý nghĩa với du khách khi có thể tìm hiểu văn hoá Chăm-pa qua những hiện vật đặc sắc.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Liên hoan phim ngắn Hà Nội năm 2024 (giải Sao Khuê) đã khép lại, 11 bộ phim xuất sắc được trao giải, trong đó giải Nhất thuộc về phim tài liệu “Hóa giải”.

Tại Hà Nội, năm nay có cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ được tổ chức tại làng cổ Đường Lâm vào tối 31/8, hứa hẹn là sản phẩm du lịch độc đáo nhất của Thủ đô.

Tối 30/8, tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Lào (nước Chủ tịch ASEAN năm 2024) khai mạc Ngày hội Văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN”.

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, những địa điểm in đậm dấu ấn lịch sử của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh tại Thủ đô luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách.

Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” đang diễn ra tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Năm nay là năm thứ 14 Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam được chức, thu hút nhiều nhà làm phim và những tác phẩm đoạt giải cao.

Nhằm tôn vinh những cống hiến hi sinh lặng thầm mà vẻ vang của Ngành Cơ yếu Việt Nam, thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” sẽ đem đến cho khán giả một đêm diễn ấn tượng, với sự dàn dựng tỉ mỉ, công phu.

Tối 29/8, Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa ASEAN” đã được khai mạc tại quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là một sự kiện nghệ thuật độc đáo, quy tụ những tác phẩm ảnh từ các nước trong cộng đồng ASEAN.

Từ tháng 8, di tích Hải Vân Quan được đưa vào khai thác sử dụng. Đây cũng là điểm dừng chân của du khách khi đến Huế và Đà Nẵng.