Sống chậm cùng không gian di sản

Chỉ cần chậm lại một chút, sẽ cảm nhận được ẩn sâu dưới vẻ sôi động là một Hà Nội khác – một Hà Nội với chiều sâu văn hóa và di sản phong phú.

Những ngôi đình, đền, chùa, những nếp nhà cổ kính chứa đựng những câu chuyện riêng, đặc biệt, phản ánh hành trình lịch sử và đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Những phố nghề xưa đã tạo nên một bức tranh đa dạng về đời sống của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Hà Nội, chỉ xướng cái tên lên đã gợi lên muôn ngàn cái hay cái đẹp. Những con đường, mái nhà, hàng cây, góc phố. Hay một quán trà đá, một gánh hàng rong, một chiếc xích lô tràn hoa vào phố. Những sắc, những hương, những thanh âm xốn xang bốn mùa, giao hòa, luân chuyển…

Hãy cùng nhau khám phá và sống chậm lại giữa lòng Hà Nội, để cảm nhận những điều bình dị nhưng sâu sắc của không gian văn hóa di sản của Thủ đô.

Vẻ đẹp không gian kiến trúc tâm linh nơi phố phường Hà Nội

Những ngày Hà Nội chuyển mùa, thời tiết se lạnh lại, chị Tú Anh lại tìm đến không gian tâm linh tại phố cổ Hà Nội, nơi có ngôi đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ, một trong những ngôi đền trong Thăng Long Tứ Trấn.

Ngôi đền mang vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm, được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, các cột gỗ được chạm khắc tinh xảo, thể hiện tài hoa của các nghệ nhân xưa. Bên trong cung cấm, tượng thần Bạch Mã trong thế uy nghi. Chị thắp nén hương, cung kính dâng lên thần linh.

Chị Trần Thị Tú Anh (phường Xuân Đỉnh, quận Tây Hồ) cho biết: "Trước khi đến đây, em đã tìm hiểu về ngôi đền này khá là kỹ, qua đó em biết được ngôi đền có lịch sử hàng nghìn năm, có rất nhiều di tích mang trong mình nét đặc trưng văn hóa của người Việt. Khi mà đến đây, em thấy ngôi đền Bạch Mã có không gian rất linh thiêng, trang trọng".

Năm 1986, ngôi đền Bạch Mã được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa.

Nhiều lớp đắp bồi và trầm tích lịch sử, văn hóa được lưu giữ tại những ngôi đền như đền Bạch Mã. Ngôi đền thành điểm đến tâm linh, thu hút du khách trong và ngoài nước. Năm 1986, đền được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa, xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Chị Carina Alves, du khách Bồ Đào Nha, cho biết: “Tôi cảm thấy kiến trúc của ngôi đền rất đẹp, cổ kính. Tôi rất yêu nét văn hóa tại đây, một cảm giác thư thái khi bước vào đền. Tôi đã có một trải nghiệm thú vị. Nếu có dịp, nhất định tôi sẽ quay lại nơi đây”.

Đền Bạch Mã đã chứng kiến sự đổi thay của kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Trải qua nhiều lần trùng tu, đền vẫn giữ nguyên giá trị kiến trúc, là một di sản kiến trúc và nghệ thuật tiêu biểu của Hà Nội.

Chuỗi không gian văn hóa cuối tuần hấp dẫn

Những mái ngói nhuốm màu thời gian, những mảng tường rêu phong trong những khu phố xưa tạo nên sự khác biệt của đô thị Hà Nội. Những công trình nhà ở nhiều đời được tôn tạo, vẫn giữ nét cổ xưa, bây giờ thành địa điểm giao lưu, hội họp của cộng động, thành điểm hẹn của du khách mối khi ghé thăm Hà Nội.

Thăm Ngôi nhà Di sản ở phố Mã Mây, chị Valentina, du khách Tây Ban Nha, cho biết: “Tôi thực sự bất ngờ khi đến đây. Kiến trúc bên trong ngôi nhà được sắp xếp gọn gàng, có cả một giếng trời ở giữa để ánh nắng chiếu xuống, tạo cảm giác dễ chịu. Đây là một địa điểm tuyệt vời để khám phá văn hóa truyền thống của Hà Nội”.

Chị Zhang Li, du khách Singapore: “Tôi rất thích tìm hiểu văn hóa truyền thống thông qua kiến trúc nhà cổ ở các quốc gia mà tôi đến du lịch. Khi tới đây, tôi không chỉ tham quan những kỷ vật cũ mà còn được thưởng thức trà trong không gian nhà cổ. Đây là một trải nghiệm thú vị mà tôi sẽ không bao giờ quên”.

Với người Hà Nội, ngôi nhà ở phố Mã Mây lưu giữ bao nhiêu ký ức, bao nhiêu câu chuyện về Hà Nội ngày xưa. Quá khứ như đang song hành trong đời sống phố phường thời hiện đại.

Di tích thành di sản, thành tài sản có giá trị, phục vụ nhu cầu đời sống của người Hà Nội.

Bà Trần Thị Hằng Nga (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Trong phố cổ mà có những không gian mở như thế này thì phải nói đây là một cách giải tỏa căng thẳng cho người dân xung quanh đây. Vì khu phố cổ mọi người quanh đây đều biết là rất chật hẹp".

Chị Phạm Quỳnh Trang (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai): “Không gian ở đây cổ kính, mang nét Hà Nội xưa, hòa với đó là những kiến trúc mang tính cổ điển của Pháp, cùng với cách bài trí của nhân viên ở đây mang vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội xưa”.

Di tích thành di sản, thành tài sản có giá trị, phục vụ nhu cầu đời sống của người Hà Nội. Trong không gian đậm đặc các giá trị di sản, các di tích sau khi tu bổ, tôn tạo đã trở thành không gian trình diễn, giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, hội thảo. Đó cũng là nơi lưu giữ những câu chuyện về lịch sử làng nghề, phố nghề từ trăm năm trước.

Ông Đặng Xuân Khuê, Phó trưởng Phòng TTTT Hợp tác quốc tế BQL phố cổ Hà Nội, cho biết: “Từ năm 2005 đến bây giờ, được đón lượng khách du lịch rất là đông đến tham quan, đặc biệt khi họ muốn tìm hiểu về lịch sử phát triển của khu phố cổ. Ngoài ra, nơi đây cũng tổ chức rất nhiều buổi tọa đàm, hội thảo giới thiệu rất nhiều nét đẹp văn hóa của thế giới. Hằng năm, ở đây cũng tổ chức một số sự kiện như ngày Trung thu, thì chúng tôi bố trí những món đồ chơi trung thu cho trẻ em khu phố cổ đến tham quan. Du khách đến với phố cổ vào những dịp Tết truyền thống thì chúng tôi cũng bày một không gian Tết Việt để du khách có thể tham quan".

Ông Đỗ Anh Đức, Phó Chủ nhiệm Thường trực CLB Bonsai phố cổ Hà Nội, cho biết: “Đây là 1 kiến trúc rất đặc biệt nằm trong lòng phố cổ. Không chỉ có hội quán Quảng Đông mà ở ngay trên phố Lãn Ông, chúng ta có hội quán Phúc Kiến thì đây cũng giống như một minh chứng về lịch sử, những giá trị văn hóa của Kinh thành Thăng Long xưa. Chính vì vậy mà chúng tôi muốn lựa chọn địa điểm này để tạo ra dấu ấn, gửi gắm thông điệp cho thế hệ sau. Và chúng ta cần có những sự gìn giữ và tôn vinh những giá trị di sản cũng như các giá trị lịch sử để chúng ta nhớ về nguồn cội, từ đó chúng ta mới có thể phát triển văn hóa nghệ thuật cây cảnh đến với nhiều bạn bè quốc tế hơn".

Không thể phủ nhận, trong tiến trình phát triển qua hơn 10 thế kỷ của Hà Nội, khu vực phố cổ như một thực thể sống mạnh mẽ, là nơi chứa đựng nhiều giá trị di sản đặc sắc. Trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, với bản sắc riêng có của mình, khu phố cổ Hà Nội luôn thích nghi để tồn tại và phát triển.

User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.

Triển lãm “Hình đồng đất Việt - Ký ức Đông Sơn” đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - 50 Đào Duy Từ, nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

“Tôn cựu, nghênh tân” là chủ đề của cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ, 46 Hàng Bài, Hà Nội.

Sáng 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã dự khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Không gian vườn hoa Tao Đàn có vai trò kết nối cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị với các công trình quan trọng trong khu vực như tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam, trường ĐH Dược và quần thể Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.

Chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.

Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.

UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.

Hồ Gươm không chỉ là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mà còn là di sản văn hóa, gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của mảnh đất Hà thành.

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Tối 16/11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm "Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954".

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Đình làng Mui tại xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội, là di tích lịch sử có từ lâu đời, thờ 4 vị thành hoàng - những anh hùng từng sát cánh cùng Hai Bà Trưng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Hán.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.

Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.

Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.

Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.

Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.

Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.

Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.

Đã từ lâu, đối với người dân Việt Nam khi nói đến hồ Gươm là lại nhớ đến tháp Rùa, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đây không chỉ là những điểm đến hấp dẫn gắn liền với văn hóa và lịch sử của người Hà Nội mà còn là nơi tham quan và thư giãn lý tưởng.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.

Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng, thượng đẳng Thần Đại vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.

Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí vào đầu tháng 11/2024, thu hút đông đảo khách tham quan. Tuy nhiên, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã thể hiện nhiều hành vi xấu xí, phản cảm ở nơi là không gian văn hóa.

Phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhân dân quận Ba Đình đã gìn giữ di tích đền Cống Yên và những giá trị văn hoá tinh thần của cha ông để lại.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ, là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn và lâu đời nhất cả nước.

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.