Sông Hồng sẽ là một trục phát triển của Thủ đô
Quy hoạch Thủ đô mới vừa được Hội đồng Thẩm định xem xét chiều 23/2/2024 để hoàn thiện trình Trung ương thông qua và thực hiện. Theo đó, Hà Nội hướng tới là một thành phố phát triển, đáng sống, với những giá trị văn hóa và lịch sử riêng có… Đặc biệt, sông Hồng sẽ trở thành một trục phát triển xanh, có tính chất trung tâm của đô thị Hà Nội hai bên bờ sông.
Chiều 23/2, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện lãnh đạo các bộ; lãnh đạo Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội.
Nhiều ý kiến tâm huyết giúp hoàn thiện quy hoạch Thủ đô
Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 Bộ, cơ quan Trung ương; 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập quy hoạch.
Hội đồng thẩm định đánh giá cao báo cáo quy hoạch Thủ đô Hà Nội được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Các ủy viên phản biện của Hội đồng nhận định quy hoạch Thủ đô là lĩnh vực khó với nhiều đặc thù, vì vậy có những mục tiêu cụ thể, chi tiết cho từng lĩnh vực.
Nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đưa ra giải pháp quy hoạch không gian phát triển. Thành công của đô thị Hòa Lạc là một ví dụ điển hình về quy hoạch không gian phát triển.
Đóng góp vào mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, GS.TS Đào Xuân Học đưa ra các giải pháp về hình thành không gian văn hóa sông Hồng.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định, Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, ngay sau buổi làm việc ngày 23/2, các bộ phận chức năng sẽ sớm bổ sung, hoàn thiện quy hoạch Thủ đô. Bí thư Thành ủy cũng làm rõ một số nội dung mà thành viên Hội đồng quan tâm.
Thay mặt Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng đã thông báo kết quả bỏ phiếu, với 31/31 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua quy hoạch Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội định hướng xây dựng đô thị hai bên sông Hồng
Nghiên cứu mô hình “thành phố trong thành phố", cấu trúc không gian với trục xanh sông Hồng là một trong những định hướng chính được thành phố Hà Nội đề xuất trong điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô. Sông Hồng được định hướng là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đề xuất gồm:
5 không gian phát triển: Không gian số; không gian văn hóa; không gian ngầm; không gian xây dựng và không gian xanh, công cộng.
5 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô; hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô; hành lang kinh tế Bắc Nam; hành lang kinh tế Tây Bắc và vành đai kinh tế là sự kết hợp giữa vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô.
5 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng trung tâm; vùng Bắc sông Hồng; vùng Tây Nam Thủ đô; vùng phía Nam Thủ đô và vùng phía Bắc Thủ đô.
5 vùng đô thị gồm đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc và đô thị phía Nam.
5 trục động lực phát triển gồm: Trục sông Hồng; trục hồ Tây - Sơn Tây - Ba Vì; trục Nhật Tân - Nội Bài; trục hồ Tây - Cổ Loa và trục liên kết phía Nam (trục liên kết vùng).
Đồ án nêu rõ trục sông Hồng là trục động lực chính, được cấu trúc sẽ là trục xanh làm trung tâm phát triển cân đối không gian hai bên sông; phía bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng kết nối đô thị phía Nam để trở thành động lực phát triển. Khu vực hành lang xanh sông Hồng, sông Đuống là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố, gắn với trục hồ Tây - Cổ Loa, tạo trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội.
KTS Kim Do Yeon – Tổng Giám đốc Công ty Jaud Co, Ltd, Hàn Quốc cho biết: “Trước đây, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cũng giống như Thủ đô Hà Nội bây giờ, chật trội và quá tải trong các quận nội đô. Từ khi Seoul mở rộng dọc theo hai bên sông, thì các bạn đã thấy Thủ đô chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Thành phố Hà Nội cần dành nguồn lực phát triển đô thị dọc sông Hồng và đầu tư kết nối hạ tầng giao thông, đặc biệt đầu tư đường sắt đô thị, cao tốc giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Thành phố cần sớm có chính sách thu hút nhà đầu tư có năng lực để xây dựng những đô thị mới, đô thị chức năng theo quy hoạch đủ sức cạnh tranh với nội đô. Các đô thị vệ tinh có hạ tầng kỹ thuật và xã hội tốt sẽ thu hút người dân sinh sống, giảm tải cho nội đô."
Theo đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, sông Hồng sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của thành phố. Sông Hồng kết hợp với 5 trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây- Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch tới đây.
Thêm 13 cây cầu qua sông Hồng và vị thế của Hà Nội
Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn tới Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng thêm 9 cây cầu vượt sông Hồng. Thành phố cũng vừa đề xuất bổ sung thêm 4 cây cầu khác trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Những cây cầu mới qua sông Hồng không chỉ khai thác tiềm năng quỹ đất hai bên bờ sông, giúp giải bài toán ách tắc Hà Nội đang phải đối mặt, mà còn tăng kết nối, phát triển kinh tế-xã hội liên vùng Thủ đô.
Cầu Tứ Liên có lẽ là cây cầu người dân mong mỏi sớm triển khai nhất. Tứ Liên là một trong 9 cây cầu mới sắp được triển khai theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Các cây cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở trên đường Vành đai 4, Thăng Long mới trên trục vành đai 3 song song với cây cầu hiện tại, Thượng Cát, Ngọc Hồi trên đường vành đai 3,5, cầu Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc trên đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, dự kiến trong năm 2024, thành phố sẽ khởi công 4 cây cầu là Thượng Cát, Mễ Sở, Hồng Hà và Vân Phúc.
Năm 2023, trong quá trình rà soát tình hình thực hiện quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2030 – 2050 và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố Hà Nội đề xuất bổ sung thêm 4 cây cầu vượt sông Hồng nữa. Theo các chuyên gia, mỗi cây cầu không đơn giản chỉ phục vụ giao thông, mà còn minh chứng cho vị thế của Hà Nội.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của Bộ Nội vụ, quy định về số lượng công chức cấp phường hiện đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho những phường có quy mô dân số lớn ở Hà Nội.
Khối thi đua số 3 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 1/11, đã tổ chức tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng và công tác khen thưởng năm 2024 tại huyện Sóc Sơn.
Chiều ngày 01/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 11 năm 2024.
Thành ủy Hà Nội vừa nhất trí với tờ trình của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố về việc trích 7 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh miền Trung bị thiệt hại bởi bão số 6.
Khi nhắc đến hồ Tây, trong lòng mỗi người con Hà Nội hẳn sẽ có những cảm xúc rất riêng. Du khách thăm Hà Nội hẳn đã có dịp ngắm cảnh hoàng hôn đầy lãng mạn hay ghé những đầm sen ven hồ Tây. Nhưng, có những giai thoại, truyền thuyết gắn liền với địa danh quen thuộc này mà chúng ta có thể chưa từng biết đến.
Mặc dù một số địa phương ở Hà Nội đã bố trí các điểm thu gom rác thải cồng kềnh theo thời gian quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm rác tự phát tồn tại.
Tận dụng thời tiết thuận lợi và một số điểm thi công có mặt bằng sạch, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu tháng 6/2026 hoàn thành dự án mở rộng đường Tam Trinh.
Theo Phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên địa bàn Thủ đô thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí.
Sáng 1/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11/2024.
Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23/9/2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.
Sau 122 năm khai thác, cầu Long Biên đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Do vậy, cần dự án tổng thể để sữa chữa thay vì các phương án duy tu, bảo trì theo hạng mục của ngành đường sắt.
Từ nhiều năm nay, lượng khí thải phát ra từ các phương tiện sử dụng nhiều năm, các loại động cơ, nhiên liệu khiến chất lượng không khí luôn ở mức thấp, do đó, Thủ đô Hà Nội sẽ hướng đến việc quy định vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện gây ô nhiễm.
Chiều 31/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã tiếp Đoàn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi dẫn đầu.
Sau hơn 120 năm khai thác, sử dụng và hai cuộc chiến tranh, mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa chữa, nhưng cầu Long Biên không tránh khỏi tình trạng xuống cấp theo thời gian.
Sáng 31/10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024.
Một số công viên tại quận Cầu Giấy đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều hạng mục công trình còn có thể gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.
Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài Hà Nội.
Sở Nội vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia và huyện Phúc Thọ tổ chức trao đổi kinh nghiệm cải cách hành chính (CCHC) cho các cán bộ bộ phận Một cửa của 7 huyện, thị xã.
Sáng 31/10, huyện Sóc Sơn đã tổ chức gắn biển 5 công trình thành phố nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Tối 30/10, cụm thi đua số 1 của Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội gồm các đơn vị: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai đã tổ chức vòng sơ kết Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Từ ngày 28/11/2023, thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt.
Triển khai chương trình làm việc trong chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dẫn đầu thăm và làm việc tại Nam Phi từ ngày 27/10 đến 30/10/2024, đoàn đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của Nam Phi, triển khai chuỗi các hoạt động xúc tiến để kết nối các cơ hội, tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội và các địa phương Nam Phi.
Phố Đình Thôn, thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được đăng ký xây dựng thành tuyến phố văn minh đô thị kiểu mẫu. Tuy nhiên, tuyến phố này đang tồn tại nhiều vi phạm, mất đi hình ảnh kiểu mẫu lúc ban đầu.
Chiều 30/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội.
Chiều nay, 30/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có chỉ thị về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động đặc sắc, bắt đầu từ ngày 8 đến 17/11/2024.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang dần hình thành không gian sống trẻ trung với nhiều công trình quy mô lớn, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại.
Sau thời gian tạm dừng triển khai, cuối năm 2023, dự án mở rộng đường Tam Trinh được khởi động trở lại, chính thức thi công từ tháng 8 năm nay và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ dân chưa chấp thuận phương án đền bù.
Chính phủ Pháp đã tài trợ 700.000 euro cho Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phương án cải tạo cầu Long Biên. Từ trung tuần tháng 10, dự án đã chính thức triển khai.
Tại huyện Gia Lâm, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Trên vỉa hè hai bên đường Lý Thánh Tông (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm), hiện có khoảng 30 nắp cống bằng kim loại bị mất trộm, gây nguy hiểm cho người dân.
Một trong những hoạt động ý nghĩa của quận Ba Đình hưởng ứng tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025 là công trình Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình, vừa được UBND quận Ba Đình, Hội Liên hiệp phụ nữ quận tổ chức ra mắt sáng nay.
Nhiều tháng vừa qua, người dân sinh sống xung quanh khu vực thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm bởi những bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và mỹ quan trên tuyến đường được coi là văn minh đô thị này.
Sáng 30/10, quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận năm 2024.
Sáng 30/10, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên, Trưởng đoàn giám sát của HĐND thành phố đã làm việc với huyện Phúc Thọ về công tác quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bão sông, ngoài đê trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
Sáng nay, 30/10, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố. Hai Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Mạnh Quyền và Nguyễn Trọng Đông cùng tham dự.
Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Tổ chức Trả lại tuổi thơ thăm và kiểm tra hiệu quả sử dụng xe lăn với người khuyết tật vận động tại quận Cầu Giấy và Ba Đình.
Nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả trong những tháng cuối năm, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì phối hợp thực hiện.
Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Báo cáo viên thành phố tháng 10 năm 2024.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà yêu cầu cần đánh giá kỹ lưỡng, rõ tính khả thi, hiệu quả thì mới giao, phân bổ vốn và tăng hậu kiểm để tránh dàn trải, lãng phí, phá vỡ cơ cấu kinh tế.
Hà Nội có những góc phố - cũng là những mái quán, thành thân quen với nhiều người, với nhiều thế hệ. Nơi đó lưu giữ ký ức của mỗi người về mùa đã qua, người đã xa. Nơi đó như một điểm lui tới, tìm về của người Hà Nội, của những người xa Hà Nội, và những người bạn từ phương xa…
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thành lập 4 tổ công tác giúp việc tiếp nhận, tham mưu đề xuất và thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phong trào khởi nghiệp được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phát động đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, không giới hạn tuổi tác, lĩnh vực. Nhiều tấm gương phụ nữ đã khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa, phát triển kinh tế gia đình và đóng góp cho xã hội.
0