Sông Hồng từ những trận lũ tới quá trình dụ thủy
Trong đời sống người Việt, sông Hồng là con sông giữ vị trí vô cùng quan trọng trong mọi mặt đời sống cư dân, là không gian sinh tồn không chỉ của riêng người dân Thăng Long - Hà Nội mà còn cả vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn của đất nước.
Những hình ảnh nước lũ dâng lên tại sông Hồng
"Sông Hồng dài một dải
Nước đục tựa bùn pha
Thác trên cao đổ xuống
Dốc đứng như mái nhà"
Đây là những câu thơ trong bài "Hồng Giang" của danh tướng Nguyễn Quang Bích thời phong trào Cần Vương. Ông miêu tả sông Hồng dài một dải, nước đục, láng như bùn. Và quả thực những câu thơ này tả rất thực hình ảnh sông Hồng với màu nước đỏ đục ngầu và cuồn cuộn dòng lũ dữ trong thời điểm đỉnh lũ năm Giáp Thìn 2024 này.
Ngoài dòng chảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nền văn minh sông Hồng cũng hình thành từ đây, qua hàng ngàn, hàng vạn năm.
Sông Hồng còn có tên goi sông Mẹ, sông Cả, sông Cái; lại còn có tên gọi Hồng Hà, Nhị Hà... Tên gọi Hà Nội ngày nay, xuất phát từ vị trí của vùng đất phía trong con sông. Con sông đem đến sự đa dạng văn hoá trong tiến trình phát triển lịch sử của người Việt.
Trong vòng 100 năm (kể từ năm 1901), đồng bằng sông Hồng đã trải qua gần 30 trận lũ lớn, đặc biệt là trận đại hồng thủy năm 1971. Trận lũ năm 1971 được xem là trận lũ lụt lớn nhất trong vòng 250 năm qua ở miền Bắc Việt Nam và nó đã đi vào ký ức, trở thành nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ người dân sinh sống nơi lưu vực con sông này.
Tổng hợp những trận lũ lịch sử trên sông Hồng
Những ngày này sông Hồng đang ở trong giai đoạn lũ đạt đỉnh cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. Trước tình hình này, người dân Hà Nội ở khu vực nguy hiểm đã được các lực lượng chức năng hỗ trợ sơ tán di chuyển đến nơi an toàn.
Năm 1945
Đúng vào thời điểm lệnh phát khởi nghĩa (quân lệnh số 1) được ban ra từ căn cứ địa Tân Trào ngày 13/8/1945 cũng là lúc con đê đầu tiên ở Đồng bằng Bắc Bộ bị vỡ tại địa phận thuộc huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Đỉnh lũ tại đây đã đạt kỷ lục trong lịch sử.
Ngày 18/8/1945, mực nước sông Hồng tại Long Biên đạt tới cao độ 12,33m.
Ngày 19/8/1945 mực nước sông Hồng lên đỉnh cao nhất 12,68m.
Tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt là 312.000ha. Hàng triệu dân vùng đồng bằng bị ảnh hưởng trực tiếp của ngập lụt. Thiệt hại tương đương với 14,3 triệu tấn thóc
Năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết trên Báo Nhân Dân ngày 4/7/1968 kêu gọi quân và dân ta phải hoàn thành tốt công tác phòng và chống lụt, bão năm 1968. Năm 1968 cũng là năm ghi nhận mức lũ lịch sử với mực nước dâng cao 34,42m.
Năm 1971
Năm 1970, lũ sông Hồng lên mức 12,5m nhưng hệ thống đê Bắc Bộ vẫn được giữ vững. Tháng 8/1971, sông Hồng xảy ra tổ hợp lũ của hai hệ thống sông Hồng - Thái Bình, trở nên cực kỳ hung dữ.
Theo những số liệu thống kê được lưu lại, ngày 20/8/1971, đỉnh lũ ở Hà Nội là 14,13 m, vượt mức báo động 3 là 2,63m. Mức đỉnh lũ này được duy trì trên mức báo động 3 trong 8 ngày. Hơn 20 vạn ha lúa, màu bị mất trắng, 62 xí nghiệp trung ương và 122 xí nghiệp địa phương phải ngừng sản xuất. Nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân bị ngập lụt, hư hỏng, giao thông đình trệ.
Theo số liệu thống kê vào thời điểm ấy, đã có 594 người thiệt mạng, 20 xã và 1 huyện bị ngập hoàn toàn. Thiệt hại của trận lụt này gây thiệt hại về tài sản khoảng 70 triệu đồng (tính theo tỷ giá năm 2023 thì vào khoảng hơn 13.000 tỷ đồng).
Độ nguy hiểm của trận lụt này lớn đến mức nó được coi là trận lũ lụt lớn nhất trong hơn 250 năm qua (tính ở thời điểm đó) tại miền Bắc trong hơn và 100 năm tại vùng đồng bằng sông Hồng.
Năm 2008
Từ đêm 30/10/2008, Hà Nội cùng nhiều tỉnh ở miền Bắc phải hứng chịu trận mưa lớn nhất trong lịch sử 100 năm, gây lũ lụt trên diện rộng. Đợt mưa lớn trái mùa và vượt quá mọi dự báo này đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội. Chỉ sau đêm mưa đầu tiên, nhiều khu vực trong nội ngoại thành Hà Nội đã ngập sâu. Cơn mưa lớn kéo dài tới 4/11/2008 mới chấm dứt, khiến Thủ đô chìm trong biển nước.
Trong trận mưa lịch sử này, Hà Nội có 17 người thiệt mạng. Tuyến đê sông Hồng bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa tràn nước. Nước ngập khiến nhiều hoạt động gần như tê liệt. Năm ngày sau khi tạnh mưa Hà Nội mới thoát ngập. Ước tính thiệt hại ban đầu ít nhất khoảng 3.000 tỷ đồng.
Sông Hồng trong đỉnh lũ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, hầu hết tại các tỉnh thành khu vực Bắc Bộ đều xuất hiện lũ và ngập lụt trên diện rộng. Đặc biệt là trên lưu vực sông Thao thuộc địa phận tỉnh Lào Cai và Yên Bái là khu vực trọng tâm. Những ngày vừa qua, hầu hết các trạm đo đều xuất hiện mực nước lũ lịch sử.
Ngoài ra, khu vực dưới vùng hạ lưu như: sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam đã xuất hiện lũ trên mức báo động 3, gây ngập lụt trên rất diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Trong khi đó, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang lên tới mức đỉnh, trên mức báo động 2, mức cao nhất kể từ năm 2008. Như vậy là đã 16 năm kể từ trận lũ lịch sử 2008, sông Hồng lại một lần nữa dâng lên ở mức báo động.
Còn tại thôn Vạn Thắng Lợi xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, hơn 30 hộ dân sẽ phải di dời khỏi vùng nước sông Hồng đang lên cao gần nhà. Trước đó, xã Hồng Hà đã bố trí chỗ ở cho 37 hộ với 240 nhân khẩu đến nơi ở tạm an toàn.
Tại các điếm canh đê huyện Đan Phượng đang ứng trực bảo vệ an toàn trước mưa lũ. 7 xã của huyện Đan Phượng có tuyến đê trong phòng chống lũ sông Hồng đã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều. Lực lượng tuần tra, canh gác đê tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân dừng mọi hoạt động ngoài bãi sông để bảo đảm an toàn khi có báo động lũ.
Dự báo từ nay đến hết ngày 12/9 mưa vẫn còn và tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ và có thể giảm sau đó. Lũ trên sông Hồng vẫn có thể tăng nên công tác phòng chống ứng phó với mưa lũ từ sông Hổng vẫn tập trung cao giảm thiểu thiệt hại cho người dân.
Sông Hồng và quá trình đắp đê trị thủy
Con người đã sống ở đồng bằng sông Hồng cách đây khoảng 25 ngàn năm. Ước vọng chế ngự lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng của dân Việt được thi vị hóa qua truyền thuyết Sơn Tinh thắng Thủy Tinh. Hệ thống đê sông ở châu thổ sông Hồng Việt Nam đã có lịch sử trên 2 ngàn năm.
Cách nay mấy ngàn năm, đồng bằng Bắc bộ hiện nay còn là một vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng. Hàng năm, khi nước sông dâng cao, nhiều khu vực sinh sống của cư dân bị ngập lụt, gây nhiều thiệt hại cho nhà cửa và hoa màu.
Vì thế, hệ thống đê điều là hình thức bảo vệ đầu tiên mà tổ tiên ta đã nghĩ đến để phòng tránh, hạn chế sự tàn phá của thiên tai bão lụt. Qua một quá trình dài hàng ngàn năm, đê điều và việc quản lý đê điều có những thay đổi nhất định tùy theo mỗi triều đại.
Nhiều ý kiến đánh giá hệ thống trị thủy của đồng bằng sông Hồng là một trong những công trình thủy lợi được thiết lập cổ xưa nhất trên thế giới. Mặc dù không có những công trình xây dựng tân tiến như nhiều nước trên thế giới, nhưng hệ thống đê sông và đê biển dọc dài vùng châu thổ sông Hồng, từ công sức người dân và bằng những vật liệu của địa phương, đã chứng tỏ tính hữu hiệu trong vấn đề ngăn chặn lũ lụt.
Sau hàng ngàn năm thiết lập và củng cố hệ thống đê điều, từ vùng đầm lầy đồng bằng sông Hồng đã trở thành một vựa lúa quan trọng của Việt Nam, mang đến ấm no thịnh vượng cho dân Việt, đủ sức mạnh kinh tế để sinh tồn, chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi.
Từ thời vua Lý Công Uẩn định đô tại Thăng Long, nhà Lý và cả các triều đại sau này đều ban hành nhiều sắc lệnh, chủ trương trị thủy - cũng chính là dụ thủy sông Hồng, thôi thúc việc đắp đê bảo vệ nội thành Hà Nội.
Tháng 3 năm Mậu Thân (1248), vua Trần Thái Tông sai quan ở các lộ đắp đê ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển, gọi là đê Quai Vạc. Có thể nói rằng hệ thống đê sông Hồng được hoàn chỉnh dưới thời vua Trần Thái Tông, cách nay hơn 750 năm.
Trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đã đề xuất giải pháp phân lũ bằng cách khai đào đoạn khởi đầu sông Đuống. Nhưng phải sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Từ đó, sông Đuống trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng.
Trong thời nhà Nguyễn, một bộ phận quan lại và dân chúng vùng Hà Nội xin phép nhà vua để họ đắp kè lấp đá cho một số đê dọc sông Hồng nơi họ cư trú.
Bảo vệ Thủ đô Đại La/Thăng Long/Hà Nội là ưu tiên của các triều vua qua các thời đại. Hàng loạt đê cao, có nơi cao 15m, được đắp từ hàng thế kỷ trước. Ngày nay, có nhiều nơi lòng sông cao hơn mặt đất đồng ruộng, làng mạc.
Khoảng 6 văn bản điều trần của các quan ở triều đình và địa phương hiện còn lưu trữ cho thấy lợi ích của hệ thống đê sông và đê biển ở đồng bằng sông Hồng.
Các thế hệ người Việt luôn coi trong lợi ích của hệ thống đê điều. Tuy nhiên sau mỗi trận bão lũ đi qua, ngoài những hậu quả nghiêm trọng, chính bão lũ cũng mang tới những yếu tố cùng những tác động tích cực.
Sau mỗi một trận bão lũ đi qua là phù sa gửi lại, bồi đắp cho ruộng đồng, vườn tược, tạo nên những mùa màng tươi tốt đồng thời cũng khôi phục lại hệ sinh thái hai bên bờ sông. Theo các chuyên gia nghiên cứu thì đất phù sa sông Hồng được coi là đất “bờ xôi, ruộng mật” tốt nhất Việt Nam.
Trong tập thơ của danh tướng Nguyễn Quang Bích có những câu viết về sông Hồng miêu tả sự bồi lắng phù sa có đoạn:
Vạn suối trong, riêng khác một dòng
Nước như son thắm gọi sông Hồng
Dọc bờ cát mịn màu tươi đỏ
Bến bãi sông ngòi cũng sắc chung.
Những câu thơ trong "Hồng Giang" của Nguyễn Quang Bích đẹp, thơ mộng và tươi thắm với hình ảnh nước thắm như son, dọc đôi bờ cát đỏ, bến bãi cũng vậy, chất phù sa thật màu mỡ, khác hẳn với màu nước đục "láng như bùn", có thác lớn dữ dằn như ở bài "Hồng Giang" trước.
Bên cạnh đó, 95% phù sa của hai hệ thống sông Hồng và Thái Bình được bồi đắp dọc duyên hải, lấn biển hàng trăm mét mỗi năm, tạo nhiều cồn, đảo phù sa phía xa bờ, nới rộng lãnh thổ thêm hàng chục km2/năm. Cũng chính khối phù sa này làm vịnh Bắc Bộ phong phú thủy sản.
Trục sông Hồng, biểu tượng phát triển mới của Thủ đô
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, với Hà Nội của Việt Nam, sông Hồng được xác định có giá trị rất lớn về văn hóa và kinh tế. Bởi vậy những chủ trương của thành phố Hà Nội từ trị thủy là một quá trình, để dòng sông Hồng trở nên an lành và hiền hòa sau mỗi trận lũ, trở thành trục phát triển quan trọng của Thủ đô trong tương lai gần.
Vị trí quan trọng của sông Hồng đã được cụ thể hóa rất rõ trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Giờ đây, với việc Luật Thủ đô được thông qua, Thành phố Hà Nội sẽ được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.
Nguồn lực đất đai khu vực hai bên sông cũng sẽ phát huy được tối đa giá trị và giúp Hà Nội xây dựng mô hình thành phố ven sông xứng tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong dụ thủy đối với sông Hồng, từ đó, đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô.
Theo Quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trục sông Hồng sẽ là không gian chủ đạo của đô thị trung tâm, với diện mạo mới xứng tầm một trong những Thủ đô lâu đời nhất châu Á. Sau hơn nghìn năm âm thầm bồi đắp, nuôi dưỡng và trải qua bao thăng trầm cùng mảnh đất kinh kỳ, sông Hồng sẽ lại chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của Thủ đô.
Cụ thể, trục sông Hồng phân thành 3 khu vực gồm: đoạn 1 từ Ba Vì đến cầu Hồng Hà dài 90km; đoạn 2 từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở dài 40km qua đô thị trung tâm; đoạn 3 từ Mễ Sở đến hết Phú Xuyên dài 30km được phát triển vận tải đường thủy, khai thác du lịch, dịch vụ văn hóa, dịch vụ sinh thái, nông nghiệp. Trên cơ sở phương án phòng chống lũ lụt xác định hành lang thuộc chỉ giới thoát lũ cho phép xây dựng công trình hạ tầng, cầu, cảng, bến trên cột, không ảnh hưởng tới dòng chảy thoát lũ.
Có thể nói, kỳ vọng sông Hồng trở thành một "biểu tượng phát triển mới" của Thủ đô vừa là yêu cầu, vừa là thách thức, cũng vừa là động lực để phát triển Thủ đô. Tinh thần Thăng Long, khát vọng về một Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" sẽ là động lực đề Hà Nội đưa ý tưởng đến hiện thực và sông Hồng đóng vai trò là một nhân tố không thể thiếu kết nối "Hà Nội xưa - Hà Nội nay - Hà Nội tương lai”.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.
Hưởng ứng phong trào thi đua hành động để Thủ đô “sáng – xanh – sạch – đẹp”, nhân dân ở nhiều quận, huyện đã tích cực tham gia tổng vệ sinh, duy trì đường phố thông thoáng, sạch đẹp và an toàn.
Phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh xây dựng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.
Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ" không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 ở sân bay Gia Lâm, Hà Nội, hàng trăm loại vũ khí, khí tài hiện đại của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.
Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.
Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế, vai trò là lực lượng quân đội anh hùng của dân tộc, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
7h44 sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến metro số 1 đã bắt đầu. Cùng tham dự với lãnh đạo TP.HCM, đại biểu các bộ, ngành là đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chào mừng tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên vận hành, cuộc thi “Chạm đến tương lai cùng Metro” đã được phát động tại TP. HCM, nhằm khơi nguồn sáng tạo, kết nối cộng đồng và lan tỏa cảm hứng đô thị hiện đại.
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường sống trong lành không khói thuốc lá.
Thời gian qua, những chiếc xe đạp ít nhiều đã giúp người dân, khách du lịch có thêm lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng, từ đó dần thay đổi thói quen đi lại, góp phần bảo vệ môi trường.
Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ, nhưng sắc đỏ của hoa đào, vàng xanh của cây quất đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu chợ của Thủ đô, tạo nên không khí Tết sớm.
Cách đây 10 năm, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, tiền thân của Cục Gìn giữ hòa bình hiện nay, đánh dấu sự ra đời của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã góp phần không nhỏ lan tỏa nét đẹp của người lính Cụ Hồ đến với bạn bè quốc tế.
Về thời tiết dịp Giáng sinh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc phổ biến không mưa, sương mù nhẹ, rét đậm, có nơi rét hại về đêm và sáng, nắng nhẹ về trưa và chiều.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng khẳng định là quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý trên toàn thế giới.
Suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự là đội quân cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; luôn luôn là lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy và đáng tự hào của Đảng, nhà nước và nhân dân.
Dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của ngành nội vụ trong sáng nay 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chúng ta phải lựa chọn được tinh hoa vào trong bộ máy hành chính công, những người thực tâm huyết, có đóng góp, có kinh nghiệm, có bản lĩnh.
Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.
Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.
Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.
Tình hình tội phạm ma túy vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là trên các tuyến trọng điểm như: tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam - thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024.
Theo báo cáo của Công an Thành phố, trong ngày 20/12, các Tổ công tác 141 đã kiểm tra, phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.
Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa vừa hỗ trợ, giúp đỡ cụ ông ở quận Hà Đông tìm lại tài sản để quên trên xe taxi.
Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm đối với Trịnh Văn Quyết và 25 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các công ty liên quan.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, năm 2024 (đến ngày 15/11/2024), Bộ đã tiếp nhận và xử lý 1.516 đơn, trong đó có 502 đơn tố cáo, 238 đơn khiếu nại và 776 đơn kiến nghị phản ánh. Tất cả các đơn thư đều được tiếp nhận, xem xét, giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn theo luật định.
Sau khi kiểm tra hiện trường vụ phóng hỏa làm 11 người tử vong ở đường Phạm Văn Đồng, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố siết quản lý trật tự xây dựng và an toàn PCCC cho nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng và căn hộ.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.
Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.
Bầu trời xanh rộng lớn mà chúng ta vẫn nhìn lên mỗi ngày không chỉ là không gian tự do, bình yên, mà còn là một mặt trận thiêng liêng, nơi những người lính Không quân Việt Nam ngày đêm bảo vệ chủ quyền, gìn giữ sự bình an cho đất nước.
Tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, nhiều doanh nghiệp, đối tác nước ngoài đánh giá cao công tác tổ chức Triển lãm và sự phát triển của công nghiệp quốc phòng của Việt Nam; đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ được hợp tác sâu rộng với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Tham gia lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu sắc tại những vùng đất xung đột như: Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Họ mang theo tinh thần "Bộ đội Cụ Hồ", không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà còn hỗ trợ cộng đồng địa phương, lan tỏa hình ảnh một Việt Nam nhân ái và trách nhiệm. Những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần khẳng định vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành nội vụ, diễn ra sáng 21/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ có chính sách vượt trội hỗ trợ người chịu tác động của đợt tinh gọn, song lưu ý cần có giải pháp giữ được tinh hoa trong bộ máy hành chính công.
0