Sự khác biệt giữa T-90 và Challenger 2
Sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi thừa nhận một chiếc xe tăng Challenger 2 bị bắn hạ tại Ukraine, giới quan sát phương Tây có dịp nhìn lại sự khác biệt giữa xe tăng T-90 của Nga và Challenger 2 của Anh.
(Video xe tăng Challenger 2 bị bắn hạ tại Ukraine)
Được coi là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng Anh, chiếc xe tăng chiến đấu Challenger 2 bị hỏa lực của quân đội Nga bắn hạ tại Ukraine, thực sự là điều khó có thể chấp nhận.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps, việc tổn thất trên chiến trường là điều bình thường, nhưng với Challenger 2 thì lại là điều khó chấp nhận vì đây là loại xe tăng chiến đấu được phương Tây đánh giá khó có đối thủ. Vậy Challenger 2 có gì đặc biệt đến vậy?
Challenger 2 có gì đặc biệt?
Challenger-2 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của Anh, cùng thế hệ với xe tăng T-80 và T-90 của Nga.
Bộ giáp của Challenger-2 được gọi là bộ giáp Chobham hay Dorchester, và được coi là bộ giáp tốt nhất thế giới. Trong khi thành phần cấu tạo của loại xe tăng này là bí mật nhưng được cho cứng hơn thép hai lần và có thể sống sót sau đòn tấn công trực tiếp từ xe tăng T-72 của Nga.
Xe tăng Challenger-2 nặng 70 tấn, nặng hơn đáng kể so với xe tăng T-90 vốn chỉ nặng 46 tấn đến 48 tấn. Xe tăng T-90 cũng có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với Challenger-2.
Challenger-2 có thể đạt tốc độ tối đa 58 km/giờ trên địa hình bằng phẳng và khoảng 40 km/giờ trên địa hình gập ghềnh. Với T-90, tốc độ tối đa là 59 km/giờ trên địa hình bằng phẳng và 45 km/giờ trên địa hình gập ghềnh.
Vũ khí chính của Challenger-2 là pháo nòng xoắn Royal Ordnance L30 120 mm, phạm vi hoạt động lên tới 4 km. Pháo Royal Ordnance L30 120 mm còn có thể bắn đạn nổ mạnh dẻo (HESH) và đạn APFSDS. Đạn HESH có tầm bắn xa hơn nhiều lên tới 8,04 km và hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu như tòa nhà và phương tiện có lớp bảo vệ mỏng.
Challenger-2 có thể mang 49 viên đạn, kể cả đạn HESH và đạn APFSDS cũng như đạn khói. Vũ khí phụ gồm hai súng máy 7,62 mm, một súng được gắn đồng trục với súng chính và súng còn lại đặt trên nóc xe.
Sự khác biệt giữa T-90 và Challenger 2
Hồi tháng 1, một chỉ huy xe tăng của Ukraine thừa nhận xe tăng T-90 của Nga có khả năng chiến đấu vượt trội, đồng thời nói rằng cần có 3 xe tăng hoặc “may mắn” mới có thể đối đầu dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến này của Nga.
Trong khi đó, xe chiến đấu hộ vệ tăng BMP-T đã bảo vệ và hỗ trợ đắc lực cho nhiều xe tăng của Nga trong các hoạt động tác chiến bọc thép. Xe chiến đấu hộ vệ tăng BMP-T được trang bị tốt để bảo vệ các xe tăng chiến đấu chủ lực trước các đợt phục kích của bộ binh đối phương, trước tên lửa dẫn đường chống tăng hoặc súng phóng lựu ở địa hình trống trải hoặc trung tâm đô thị.
T-90M còn có lớp giáp lưới ở phần dưới tháp pháo và lớp giáp thanh ở phía sau để cải thiện khả năng bảo vệ trước súng phản lực chống tăng.
T-90M có hệ thống đối kháng, kích hoạt lựu đạn khói giúp che giấu phương tiện nếu bị tia laser chiếu vào, từ đó giảm thiểu khả năng bị trúng vũ khí dẫn đường chống tăng của đối phương.
Kích thước nhỏ và sự gọn gàng của T-90 cho phép nó di chuyển trong không gian chật hẹp như rừng núi, nhờ đó có thể cố thủ. Xe tăng T-90, hầu hết là biến thể A, được trang bị pháo nòng trơn 2A46M cỡ 125 mm, có thể bắn đạn APFSDS, đạn nổ mạnh (HE) và đạn phân mảnh (HE-FRAG) trong phạm vi 2 km – 3 km vào ban ngày và 2 km-2,6 km vào ban đêm.
Tuy nhiên, T-90M sở hữu pháo chính nòng trơn cải tiến 2A46M-4 cỡ 125 mm, có tầm bắn mở rộng 4 km- 5 km và được cho chính xác hơn 15%-20% so với pháo 2A46M tiêu chuẩn.
Vũ khí phụ của T-90 gồm một súng máy đồng trục 7.62mm và một hệ thống vũ khí điều khiển từ xa gắn trên nóc xe được trang bị súng máy hạng nặng 12.7 mm.
Cả hai xe tăng Challenger-2 và T-90M đều có kính ngắm tầm nhiệt. Đáng chú ý, xe tăng T-90M bị quân đội Ukraine thu giữ hồi tháng 9-2022 được phát hiện trang bị vật liệu hấp thụ sóng radar (RAM) Nakidka. Lớp ngụy trang này được cho nhằm vô hiệu hồng ngoại, nhiệt và băng tần radar, đồng thời bảo vệ xe tăng trước các vũ khí dẫn đường dựa vào ảnh nhiệt để khóa mục tiêu.
Theo một số nguồn tin, khi chưa nhận được Challenger-2, quân đội Ukraine đã tiêu diệt khoảng 50 chiếc T-90 và với sự hiện diện của 14 chiếc Challenger-2 thì khả năng tổn thất xủa xe tăng Nga có thể sữ tăng lên, một tướng chỉ huy của Ukraine nhận định.
Vũ khí nào đã hạ Challenger 2?
Nga có nhiều lựa chọn khác nhau trong kho vũ khí diệt tăng do phương Tây sản xuất. Trước tiên phải kể đến pháo nòng trơn 2A46 125 mm được trang bị trên xe tăng T-90, T-80, T-72 và T-64 của Nga. Loại pháo này có thể xuyên thủng giáp xe tăng NATO trong các cuộc đối đầu trực tiếp, với điều kiện triển khai hoạt động và hỗ trợ chiến đấu phù hợp.
Từ trên không, xe tăng phương Tây có thể bị tấn công bằng 9K121 Vikhr. Đây là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser gắn trên máy bay, được trang bị trên cường kích Su-25, trực thăng Ka-50 và Ka-52. Ngoài ra 9K121 Vikhr cũng có thể triển khai trên một số tàu chiến và tàu tuần tra ven biển.
Nga còn có 9M120 Ataka - một loại tên lửa chống tăng đầu đạn HEAT cuối thời Liên Xô, có thể được trang bị trên nhiều loại phương tiện chiến đấu bọc thép, cũng như máy bay trực thăng.
Tên lửa chống tăng Kornet của Nga chính là loại vũ khí đã bắn hạ siêu tăng Challenger 2 do Anh sản xuất. Được phát triển từ những năm 1980 và 1990, lần đầu tiên được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1998, Kornet là hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường cơ động được sản xuất rộng rãi, được thiết kế đặc biệt để chống lại các xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba mới nhất của NATO như Leopard 2, Challenger 2 và Abrams.
Mặc dù tất cả vũ khí kể trên gần như chắc chắn sẽ nằm trong trong số các thiết bị được Nga sử dụng để chống lại lực lượng thiết giáp của NATO ở Ukraine trong những tháng tới, nhưng Kornet là vũ khí duy nhất trong số đó được xác nhận là đã tiêu diệt xe tăng Đức và Mỹ.
Năm 2016 và 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hàng chục xe tăng Leopard 2A4 tham gia chiến đấu chống lại các chiến binh người Kurd và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria. Trong quá trình này, Ankara đã mất hàng chục xe tăng trong các vụ đánh bom ven đường, đánh bom xe tự sát và do vũ khí chống tăng do Nga sản xuất.
Kornet cũng thể hiện hiệu quả tương tự khi đối phó với xe tăng Abrams ở Iraq. Năm 2003, các đơn vị Vệ binh Cộng hòa Iraq đã hạ gục 2 xe tăng Abrams và 1 xe thiết giáp Bradley trong cuộc giao tranh ở miền Nam bằng tên lửa Kornet.
Khoảng 7 chiếc Abrams khác, những chiếc này thuộc quân đội Iraq, đã bị IS phá hủy từ năm 2014-2016 bằng các tên lửa Kornet mà tổ chức khủng bố này thu được.
Bí mật đằng sau sự nguy hiểm của Kornet nằm ở các đầu đạn song song của nó có thể xuyên thủng lớp giáp thép đồng nhất dày tới 1.300mm (xe tăng Leopard 2A4 và Abrams có lớp giáp trước dày tối đa lần lượt là 800 và 700mm). Sau khi tiếp xúc với xe tăng đối phương, đầu đạn thứ nhất phát nổ, đầu đạn thứ hai sau đó tạo ra một luồng nhiệt cực lớn đốt cháy lớp giáp, tiếp đến khoang lái, giết chết những người bên trong và kích nổ các loại đạn dược trên xe tăng đối phương.
Kornet có tầm bắn từ 100-8.000 mét, khiến chúng trở nên nguy hiểm trong môi trường đô thị và cũng uy lực không kém trong các không gian mở và địa hình đồng bằng như phần lớn vùng Donbass và phía Đông sông Dnepr ở Ukraine.
Ngoài việc do binh sỹ vận hành, Kornet có thể được gắn trên xe thiết giáp Tiger được chỉnh sửa, xe bọc thép BMP-2 và MBD-2. Hệ thống này được gọi là Kornet-EM có 2 bệ phóng có thể thu gọn lại, mang 4 tên lửa Kornet, cộng với 8 quả đạn bổ sung./.
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.
Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga hôm 19/11, đúng vào ngày thứ 1.000 của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).
Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.
Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).
Quân đội Nga đã kiểm soát các khu định cư Leninskoye và Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết.
Quân đội Israel cho biết đã hoàn thành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, nhắm vào một số trung tâm chỉ huy của Hezbollah.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung Freedom Edge lần thứ hai tại vùng biển Hoa Đông, kéo dài ba ngày, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống phòng không, phòng thủ tên lửa, tác chiến mạng và chống tàu ngầm.
Quân đội Israel hôm 14/11 thông báo đã tấn công hơn 300 mục tiêu của Phong trào Hezbollah ở Liban trong tuần qua, phá hủy nhiều kho vũ khí và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tay súng đối địch.
Ngày 14/11, Hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin 11 người đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào miền Nam và miền Đông Liban cùng ngày.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Quân đội Nga đã áp sát một tuyến đường sắt gần thành phố Kupyansk ở Khu vực Kharkov và tràn vào vùng ngoại ô của thành phố, chuyên gia quân sự Andrey Marochko ngày 14/11 nói với TASS.
Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan trong bối cảnh nhiều quan ngại về sự đoàn kết giữa các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trong ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội Nga đã kiểm soát khu vực Rovnopol tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nếu đột phá thành công gần Krasnoarmeysk (Ukraine gọi là Pokrovsk), quân đội Nga sẽ có cơ hội tốt để nhanh chóng tiến thêm 150 km đến Dnieper. Đây là lời khẳng định của đại tá Markus Reisner, nhà sử học và chuyên gia quân sự người Áo khi trả lời phỏng vấn kênh NTV.
Tờ The Washington Post ngày 10/11 đưa tin, Tổng thống đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm năng.
Triển lãm Hàng không Chu Hải lần thứ 15 sắp khai mạc vào ngày 12/11 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bên cạnh những vũ khí trên không thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, năm nay Trung Quốc sẽ giới thiệu một số lượng kỷ lục các thiết bị quân sự trên bộ, một trong những phần quan trọng nhất của sự kiện.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Volchenka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
400 ngày đã trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra giữa Israel và Hamas. Số người thiệt mạng ở Gaza kể từ đó đến nay là hơn 43.500 người. Bộ Y tế Liban cho biết, các cuộc tấn công của Israel vào Liban đã giết chết ít nhất 3.117 người và làm bị thương 13.888 người khác kể từ tháng 10 năm 2023.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar tuyên bố, nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được thái độ nghiêm túc trong đối thoại.
Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Người đứng đầu chính quyền Nga tại khu vực Kharkov, ông Vitaly Ganchev, nói với RIA Novosti rằng các đơn vị của Lực lượng vũ trang Nga hiện chỉ còn cách thành phố Kupyansk vài km.
Một quả cầu lửa khổng lồ đã được nhìn thấy ở Beirut sau các cuộc tấn công của Israel nhằm vào ngoại ô phía nam thủ đô của Liban vào rạng sáng ngày 7/11. Liên hợp quốc cảnh báo thiệt hại do các cuộc tấn công của Israel đã chạm tới những ‘điểm mốc quan trọng’.
Quân đội Israel đã yêu cầu người dân ở hai khu phố vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Liban sơ tán trước khi tấn công các mục tiêu của phong trào Hezbollah, trong thời điểm hai bên mở lại các cuộc tấn công dữ dội nhằm vào nhau, gây nhiều thương vong và khiến cục diện chiến trường ngày càng thêm ác liệt.
Lãnh đạo phong trào Hezbollah, ông Naim Qassem vừa cho biết chỉ những diễn biến trên chiến trường mới có thể dẫn đến quyết định chấm dứt tình trạng thù địch giữa nhóm vũ trang Liban và quân đội Israel.
Theo thông báo từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), ngày 6/11, nước này đã tiến hành tập trận bắn đạn thật để đánh chặn tên lửa, nhằm phô diễn năng lực phòng không.
0