Sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2023

Năm 2023 là năm di sản Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu trong phát huy các giá trị di sản, với nhiều sáng kiến và huy động nguồn lực.

1.Kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam

Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn. Sau 80 năm, các luận điểm, quan điểm trong bản đề cương vẫn tiếp tục được Đảng ta sáng tạo, khẳng định và hiện thực hóa. Những thành quả mà nền văn hóa Việt Nam có được hôm nay đều dựa trên các quan điểm từ bản đề cương này.

Chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ra đời bản đề cương về văn hóa Việt Nam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng các Ban, Bộ, ngành và địa phương tổ chức nhằm nhìn lại và tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, giá trị thực tiễn của bản đề cương.

Điểm nhấn là Hội thảo khoa học quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.

Cùng với đó, tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam” được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Phim tài liệu 80 năm “Đề cương về văn hóa Việt Nam” với thời lượng trên 40 phút, chuyển tải thông điệp ý nghĩa, tập trung làm rõ bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn của “Đề cương về văn hóa Việt Nam” cùng quá trình vận dụng, phát triển những tư tưởng cốt lõi của bản đề cương trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Triển lãm ảnh cùng chủ đề góp phần làm phong phú các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về sự kiện 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Lễ kỷ niệm và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đề cương Văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử” đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt nhân dịp kỷ niệm trọng đại của dân tộc.

2.Lần đầu tiên tổ chức sự kiện “Tuyên dương 78 gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023” và Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa (28/8/1945 – 28/8/2023), lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023, tôn vinh 78 gương điển hình có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực phát triển của toàn ngành. Có thể nói đây là một Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, tạo động lực đối với đội ngũ cán bộ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng Hội nghị, động viên đội ngũ cán bộ toàn ngành tiếp tục cố gắng, nỗ lực phấn đấu để đạt được những thành tựu mới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.

Hội nghị Tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023 là dịp để đánh giá phong trào thi đua của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thời gian qua; đánh giá quá trình triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới theo kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Đồng thời là dịp để biểu dương, khen thưởng, tôn vinh những gương điển hình tiêu biểu của ngành trong hoạt động tham mưu, quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động văn hóa trên toàn quốc.

Cũng trong dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Cán bộ văn hóa toàn quốc. Hơn 1.000 cán bộ làm công tác văn hóa đã tham dự Hội nghị để gặp gỡ, cùng nhìn lại chặng đường đã đi qua và nhận diện các mô hình tiêu biểu trong xây dựng môi trường văn hóa cơ sở nhằm nhân rộng, lan tỏa trong đời sống xã hội.

3.Hội An, Đà Lạt được công nhận Thành phố sáng tạo của UNESCO

Như vậy, sau khi Hà Nội trở thành thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực thiết kế vào năm 2019, giờ đây Việt Nam cùng lúc có thêm hai thành phố sáng tạo UNESCO là Đà Lạt trong lĩnh vực âm nhạc và Hội An trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian.

Đối với Đà Lạt, trở thành thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc là một tin vui ý nghĩa trong bối cảnh năm 2023, thành phố kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển. Thành phố mong muốn bên cạnh du lịch, tiềm năng của các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là âm nhạc sẽ đóng vai trò cốt lõi để thúc đẩy hội nhập quốc tế, phát triển đô thị bền vững, gắn kết các nhóm xã hội, dân tộc và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong khi đó, với nguồn vốn văn hóa giàu có, đa dạng, độc đáo được kết tinh từ lịch sử hàng trăm năm, là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa, Hội An được coi là nơi nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo của cộng đồng. Phát huy truyền thống kết nối Đông - Tây, tích cực sử dụng các giải pháp sáng tạo nhằm định vị thương hiệu quốc tế, trong vai trò mới là thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian, Hội An tin rằng, thành phố sẽ trở thành một trong những tiêu điểm ở châu Á lan tỏa sự bình yên từ sức sáng tạo bền vững.

Năm 2023 cũng là năm ghi nhận nhiều điểm sáng trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Việc tạo điều kiện tổ chức thành công hai đêm diễn của nhóm nhạc BlackPink tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, nhiều địa chỉ như Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội, làng nghề Lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái… liên tục đổi mới cách tiếp cận, khai thác để biến các lĩnh vực văn hóa thành nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, phát triển du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ đang cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong học hỏi, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; quyết tâm thực hiện mục tiêu đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP.

4.Tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu, năm 2023

Năm 2023, lần đầu tiên, Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I tại tỉnh Lai Châu được tổ chức với chủ đề "Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người". Đây là minh chứng thiết thực thể hiện cụ thể hoá sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc, công tác phát triển chính sách, văn hoá, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; cũng như tập trung quảng bá tiềm năng, thế mạnh văn hóa, du lịch của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người; thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

Sự kiện còn tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người; góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ trong việc bảo vệ văn hóa truyền thống. Đây cũng là dịp để lan tỏa, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc có số dân dưới 10.000 người tới bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ban, bộ, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

5.Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Ngày 22/11/2023 tại Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, trong khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (Công ước Di sản Thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027. Có 173 quốc gia bỏ phiếu, 171 phiếu hợp lệ, Việt Nam đạt 121 phiếu, đứng thứ nhất trong nhóm 4 khu vực châu Á Thái Bình Dương, đứng thứ hai trong tổng số 9 nước ở 5 khu vực được bầu, trong tổng số 195 quốc gia thành viên. Ủy ban Di sản Thế giới là một trong những cơ quan điều hành quan trọng nhất của Tổ chức UNESCO, có quyền quyết định những vấn đề then chốt liên quan tới việc công nhận các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới; xem xét, đánh giá tình trạng bảo tồn của các Di sản Thế giới trên toàn cầu; quyết định chính sách, ngân sách chủ trương, định hướng phát triển của Công ước Di sản Thế giới. Với tư cách là thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu và ưu tiên của Công ước Di sản Thế giới, chia sẻ các kinh nghiệm trong xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển các Di sản Thế giới tại Việt Nam như Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay đã khẳng định: “Việt Nam là điển hình thành công trong kết nối giữa phát triển kinh tế và văn hóa; và là một hình mẫu tốt về bảo tồn môi trường và phát triển du lịch bền vững”.

6.Thể thao Việt Nam lần đầu tiên dẫn đầu bảng tổng sắp khi thi đấu ở nước ngoài tại Đại hội thể thao lớn khu vực Đông Nam Á - SEA Games 32, tổ chức tại Campuchia tháng 5/2023

SEA Games 32 tổ chức từ ngày 26/4-18/5/2023 tại Campuchia gồm 36 môn thể thao với tổng số 581 nội dung. Sau 20 ngày thi đấu, Đoàn Thể thao Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giành được tổng cộng 359 huy chương các loại, trong đó 136 huy chương Vàng, 105 huy chương Bạc, 118 huy chương Đồng, phá 12 kỷ lục và thiết lập bốn kỷ lục SEA Games. Đặc biệt đây là lần đầu tiên Thể thao Việt Nam dẫn đầu toàn đoàn tại một kỳ Đại hội thể thao lớn nhất khu vực khi thi đấu ở nước ngoài.

Tham dự Đại hội lần này, Đoàn Thể thao Việt Nam không chỉ vượt chỉ tiêu số lượng huy chương Vàng, mà một số môn thể thao và một số vận động viên đã đạt được những thành tích đặc biệt xuất sắc, phá 12 kỷ lục và thiết lập bốn kỷ lục SEA Games (hai kỷ lục môn Bơi, bốn kỷ lục môn cử tạ, 6 kỷ lục môn lặn và thiết lập bốn kỷ lục môn lặn).

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các môn Olympic giành được huy chương Vàng tại SEA Games đánh dấu vào bản đồ thành tích của Đại hội: Golf (01 huy chương Vàng), Bóng rổ 3 x 3 (01 huy chương Vàng).

7.Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tham dự vòng chung kết FIFA World Cup nữ 2023

Đội tuyển bóng đá nữ Quốc gia tham dự vòng chung kết FIFA World Cup nữ 2023 diễn ra tại New Zealand và Australia từ ngày 20/7 đến 20/8/2023 là sự kiện quan trọng nhất của bóng đá Việt Nam trong năm 2023. Đây là thành tích có ý nghĩa lịch sử của bóng đá nước nhà nói riêng và bóng đá Đông Nam Á nói chung. Dù không thể tạo nên bất ngờ khi thua cả ba trận trước Mỹ, Bồ Đào Nha và Hà Lan tại vòng bảng nhưng các cô gái của chúng ta đã để lại dấu ấn đậm nét về một tinh thần Việt Nam không bao giờ từ bỏ trước khó khăn, thử thách, luôn ra sân thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo và người hâm mộ. Quốc kỳ Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện, quốc ca Việt Nam lần đầu tiên được vang lên tại World Cup 2023 mang lại tự hào rất lớn cho hàng triệu người hâm mộ quê nhà. Thầy trò HLV Mai Đức Chung chính là niềm tự hào to lớn của bóng đá Việt Nam, họ không chỉ đại diện cho màu cờ sắc áo của Tổ quốc trên đấu trường thế giới, mà còn là những người cầm ngọn đuốc thắp sáng niềm tin thay đổi toàn diện nền bóng đá nữ của Việt Nam. Thông qua ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, HLV Mai Đức Chung và các học trò không chỉ khẳng định sự phát triển và hội nhập của bóng đá Việt Nam trên đấu trường quốc tế mà còn là những “sứ giả” quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

8.Bắn súng Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử giành huy chương Vàng tại Đại hội Thể thao châu Á - Asian Games

Một dấu ấn khác của thể thao nước ta trong năm 2023 là Bắn súng Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử giành huy chương Vàng tại Đại hội Thể thao châu Á - Asian Games.

Thời khắc lịch sử được ghi vào ngày 28/9/2023 khi xạ thủ Phạm Quang Huy xuất sắc mang về chiếc huy chương Vàng quý giá. Với điểm số 240,5 Quang Huy đã đánh bại xạ thủ Lee Won Ho (Hàn Quốc) trong loạt bắn chung kết để giành tấm huy chương Vàng đầu tiên cho Bắn súng Việt Nam ở đấu trường Asian Games. Đây cũng là huy chương Vàng đầu tiên của Đoàn thể thao Việt Nam tại Asian Games 19 sau nhiều ngày chờ đợi.

Đây không chỉ là thành tích có ý nghĩa lớn với bắn súng Việt Nam, động viên, khích lệ tinh thần thi đấu của các VĐV trong những ngày thi đấu sau đó. Điều tuyệt vời, Quang Huy chính là con của xạ thủ lừng danh một thời của Bắn súng Việt Nam - Phạm Cao Sơn (Hải Phòng), từng giành hơn 20 huy chương Vàng SEA Games, mẹ anh cũng là một xạ thủ. Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống về thể thao, Phạm Quang Huy đã trở thành xạ thủ ghi danh vào lịch sử của Bắn súng Việt Nam nói riêng và Thể thao Việt Nam nói chung.

Chiếc huy chương Vàng của Phạm Quang Huy không chỉ có ý nghĩa to lớn với Bắn súng Việt Nam mà còn giúp cho Đoàn Thể thao Việt Nam giải tỏa “cơn khát vàng” sau 5 ngày chờ đợi.

9.Ngày 14.8.2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP về việc thực hiện áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và Nghị quyết số 128/NQ-CP nâng thời hạn tạm trú lên 45 ngày đối với 13 nước được đơn phương miễn thị thực

Nghị quyết này được coi là sự “cởi trói” đúng lúc cho ngành Du lịch, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời phù hợp với xu thế mở cửa của các nền kinh tế trên thế giới. Các giải pháp mang tính đột phá này đã khẳng định chủ trương mở cửa đối với người nước ngoài đến Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch tới Việt Nam.

Theo đó, Nghị quyết số 127/NQ-CP về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử có hiệu lực đã quy định về việc cấp thị thực điện tử (E-Visa) cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ. Nghị quyết số 128/NQ-CP về việc nâng thời hạn tạm trú lên 45 ngày đối với công dân 13 nước. Bao gồm: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus. Nghị quyết được ban hành không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước đó, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, thời hạn tạm trú đối với công dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực được mở rộng lên 45 ngày, tăng 30 ngày so với thời hạn quy định trong Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

10.Du lịch Việt Nam đạt nhiều giải thưởng của Tổ chức du lịch thế giới năm 2023. Trong đó, lần thứ 5 được bình chọn là Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á

Năm 2023, Việt Nam tiếp tục đoạt hàng loạt giải thưởng tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards- WTA). Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) vừa diễn ra tại thành phố Dubai (Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2023”. Đây là lần thứ tư Việt Nam đón nhận giải thưởng danh giá này sau ba lần trước vào năm 2019, 2020 và 2022.

Hà Nội vinh dự nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Thế giới 2023". Đảo ngọc Phú Quốc đạt danh hiệu "Điểm đến biển đảo thiên nhiên hàng đầu thế giới 2023". Mộc Châu được tôn vinh là "Điểm đến thiên nhiên địa phương hàng đầu thế giới 2023"; Hà Nam giành được giải thưởng "Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu thế giới 2023"; Tam Đảo đạt danh hiệu "Điểm đến thị trấn hàng đầu thế giới 2023", cùng nhiều hạng mục giải thưởng khác dành cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch của Việt Nam.

Trước đó, ở lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 30 năm 2023 diễn ra tại TP.HCM tối 6/9/2023, Việt Nam đoạt hàng loạt giải thưởng du lịch hàng đầu châu Á- Thái Bình Dương 2023.

Ở cấp quốc gia, Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng "Điểm đến hàng đầu châu Á 2023" và "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2023". Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam xuất sắc đạt danh hiệu "Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á 2023". Đây là lần thứ 5 Việt Nam được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á", trong đó có ba lần liên tiếp đoạt giải (các năm 2018, 2019, 2021, 2022, 2023) và lần thứ hai liên tiếp đoạt giải "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á" (năm 2022 và 2023), khẳng định thương hiệu và sức hút đặc biệt của Du lịch Việt Nam.

Những giải thưởng danh giá của World Travel Awards 2023 đến với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn ngành đang nỗ lực đẩy nhanh phục hồi và tăng tốc phát triển hiệu quả, bền vững.

Thực hiện: Minh Anh
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, tối qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Hàn Quốc, Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và Nhà hát Kịch Việt Nam phối hợp tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.