Sự trùng hợp kỳ lạ giữa lịch năm 2024 và năm 1996

Sự trùng hợp hoàn toàn từ thứ, ngày đến tháng giữa lịch năm 2024 với lịch năm 1996 đang khiến nhiều người tò mò, thích thú. Bên cạnh đó là những thắc mắc không biết vì sao có sự trùng hợp lạ như vậy.

Việc lịch năm 2024 giống hệt lịch năm 1996 đang là nội dung đang được nhiều cư dân mạng xã hội bàn tán. Theo đó, nếu để ý, lịch dương của các năm 2024 và 1996 trùng khớp nhau hoàn toàn từ về thứ, ngày, tháng. Hay nói dễ hiểu là cả hai tờ lịch này đều giống hệt nhau. Các bài viết về nội dung này nhanh chóng nhận được sự quan tâm lớn, nhiều bài nhận về hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ. Vậy tại sao lịch năm 1996 giống hệt lịch năm 2024?

Lịch năm 2024 giống năm 1996 từ thứ, ngày đến tháng

Thật ra, đây không phải là hiện tượng kỳ lạ mà diễn ra theo quy luật, nghĩa là hiện tượng này lặp lại theo chu kỳ chứ không chỉ có trong năm nay. Giải thích về điều này, theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, thứ tự ngày tháng năm 2024 lại trùng hoàn toàn với năm 1996 là vấn đề đơn giản của số học và quy ước trong Dương lịch.

Mọi người đều biết rằng mỗi tuần có 7 ngày và mỗi năm có 365 ngày (hoặc 366 đối với năm nhuận có ngày 29/02). 365 chia 7 dư 1, còn 366 chia 7 dư 2. Do đó, nếu so sánh 1 ngày bất kỳ trong 2 năm liên tiếp, nếu hoàn toàn không có ngày nhuận (29/02) nằm giữa khoảng đó, thì ngày của năm sau sẽ tiến thêm một bước theo thứ tự ngày trong tuần. Chẳng hạn, ngày 01/01/2024 là thứ Hai, có nghĩa là 01/01/2023 là Chủ nhật, còn của 2022 là thứ Bảy, hoàn toàn không cần mở cuốn lịch ra để biết điều đó.

Như vậy, nếu cứ tiến tới tiếp thì sau 7 năm, ngày 01/01 sẽ lại rơi vào điểm cũ trong tuần so với năm được lấy làm mốc. Tuy nhiên, vì có sự can dự của năm nhuận  (tạm coi là 4 năm một lần, vì tới tận 2100 mới có một năm chia hết cho 4 nhưng không nhuận), nên trên thực tế chu kỳ đó là 5 hoặc 6 năm (tùy vào việc có một hay hai ngày nhuận chen vào giữa).

Trường hợp nhiều người đang nhắc tới ở đây là năm 1996 và 2024. Ngày 01/01 của 2 năm này cách nhau 10.227 ngày. Con số này chia hết cho 7 nên chúng trùng nhau theo thứ tự trong tuần. Mặt khác, cả hai năm 1996 và 2024 đều là năm nhuận, nên toàn bộ những ngày còn lại trong năm cũng vậy. Đối với các năm không nhuận, trong thế kỷ này đã có 3 năm là 2001, 2007 và 2018 cũng có ngày 01/01 bắt đầu vào thứ Hai và toàn bộ những ngày còn lại của ba năm đó đều giống nhau. Riêng khoảng giữa 2007 và 2018 không có là vì năm 2012 là tới mốc 5 năm từ 2007 và ngày 01/01 đã tiến tới Chủ nhật, nhưng chính năm đó là năm nhuận nên 01/01 của 2013 lại là thứ Ba.

"Cũng thấy rằng, do sự khác biệt giữa năm nhuận và không nhuận nên các năm 2001, 2007 và 2018 không thể "hoàn toàn giống" năm 1996 và 2024. Sự khác biệt phát sinh khi đi qua ngày nhuận. Ví dụ: 28/02/2018 là thứ Tư, và ngày đó của 2024 cũng vậy. Nhưng 2018 không phải năm nhuận, nên sau đó là ngày 01/03 và nó là ngày thứ Năm, trong khi đó 2024 là năm nhuận nên phải tới thứ Sáu của tuần đó mới là 01/03", ông Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.

Theo quy luật, cứ sau 28 năm, lịch Dương sẽ trùng nhau một lần. Do đó không chỉ lịch Dương năm 1996 trùng với năm 2024, mà lịch Dương năm 2023 cũng trùng với năm 1995, lịch Dương năm 2025 sẽ trùng với năm 1997, sẽ theo quy luật tịnh tiến như vậy. Còn lịch Âm năm 1996 và 2024 hoàn toàn khác nhau.

(Tổng hợp)

User
Ý KIẾN

Đó là chủ đề của chương trình trải nghiệm giáo dục gắn liền với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội trong sáng nay, 14/6.

Quận Hoàn Kiếm đang sở hữu tới 190 di tích các loại. Đây là quận duy nhất của Thủ đô có cả khu phố cổ lẫn khu phố cũ, còn được gọi là khu phố Pháp, di sản ghi dấu các giai đoạn hình thành và phát triển của đô thị Hà Nội.

Hà Nội chuẩn bị đón chào sự kiện đặc biệt vào tháng 9. Đó là chương trình ‘’Festival Thu Hà Nội’’.

Những vở kịch hay là kênh hữu hiệu kết nối trẻ với thế giới, với cội nguồn văn hóa dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai.

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần sẽ diễn ra các chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu, kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2024 đã khai mạc tại Thái Nguyên vào tối 11/6, với sự tham gia của 19 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, quy tụ hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên.

Vở diễn "Như hạt mưa sa" của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã giành nhiều giải thưởng tại Liên hoan sân khấu các trường nghệ thuật của châu Á (ATEC) vừa diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nhiều chương trình nghệ thuật múa rối đặc sắc sẽ được Nhà hát Múa rối Thăng Long dàn dựng nhằm phục vụ khán giả nhỏ tuổi trong dịp hè 2024.

Hà Nội vừa được công nhận ba danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với các nghề sản xuất sản phẩm từ cốm ở phố Hàng Than, đúc đồng Ngũ Xã, nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội.

Sáng 12/6, tại phố sách Hà Nội, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội tổ chức khai mạc và trao giải liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ XI năm 2024 với chủ đề “Hà Nội miền di sản”.

Hầu đồng đã được xây dựng lịch trình cố định phục vụ khách du lịch tại Bảo tàng Phụ nữ Hà Nội từ ngày 14/6.

Từ một điểm tập trung rác thải, phức tạp về an ninh trật tự, khu vực Đầm Chuối tại phường Khương Đình đã trở thành nơi luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt văn hóa của nhân dân.

Tạp chí du lịch The Travel (Canada) vừa đề xuất Việt Nam là một trong 10 điểm đến hàng đầu, nhất định phải ghé thăm ở khu vực Đông Á.

Tuần lễ Festival Huế 2024 diễn ra với nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, đa sắc màu văn hóa.

Vừa nhâm nhi cà phê vừa ngắm những đoàn tàu đi vào ga đem lại sự thích thú cho du khách thích trải nghiệm. Mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, phòng chờ có 4 mặt ô cửa sổ kính hình vòm, trông ra cầu Long Biên, nhà ga Long Biên, đường sắt trên cao Phùng Hưng, và cầu dẫn lên cầu Long Biên phía phố Trần Nhật Duật.

Đêm nhạc “Du hành cùng Satie” của nghệ sĩ dương cầm, nhạc trưởng tài năng David Greilsammer sẽ diễn ra tại 3 thành phố lớn vào cuối tháng 6, với các tác phẩm âm nhạc kinh điển.

Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) ban hành ngày 6/6/2024 có nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, chặt chẽ và khoa học hơn.

Là một trong những hoạt động chính của Tuần lễ nghệ thuật văn hóa Festival Huế 2024, chương trình Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” đã mang lại những ấn tượng khó quên, không chỉ với người dân, du khách mà cả chính những nghệ sĩ tham gia biểu diễn.

Tối 8/6, tại thành phố Đà Nẵng, đã khai mạc lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 với phần trình diễn của hai đội đầu tiên là đội pháo hoa Đà Nẵng – Việt Nam và đội pháo hoa ArtEventia, Pháp.

Hơn 500 nghệ sỹ trong và ngoài nước sẽ tiếp tục trình diễn trong lễ hội đường phố “Sắc màu văn hoá”, trong khuôn khổ Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

Trong suốt những ngày diễn ra kỳ thi vào 10 tại Hà Nội, lực lượng thanh niên tình nguyện luôn có mặt tại các điểm thi đồng hành cùng hơn 106.000 thí sinh trong kỳ thi quan trọng này.

Phố Ngô Quyền dài 1220m từ phố Hàng Vôi đến Hàm Long, với khoảng 50 số nhà chủ yếu là các cơ quan, công sở, trong đó có nhiều công trình kiến trúc cổ, độc đáo, nổi tiếng.

Điểm mới của Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay là sẽ mở rộng đối tượng tham gia, mời bạn đọc cả nước tham gia đề cử sách và mời các tác giả tự do tham gia giải thưởng.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm nay có chủ đề "Made in Unity - Kết nối toàn cầu - Rạng rỡ năm châu".

Tối 7/6, tại sân khấu điện Kiến Trung, Đại nội Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.

Tuần lễ Festival Huế 2024 kéo dài từ hôm nay 7/6 đến ngày 12/6. Thời điểm này, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đón đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Nhân dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), ngày 6/6, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa". Tới dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà.

Tối 5/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/06/2024), chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Việt Nam - Khát vọng vươn xa” đã diễn ra mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho khán giả.

Anh Phạm Mạnh Linh mất gần 30 năm săn lùng từ nhiều nước trên thế giới để sở hữu bộ sưu tập hơn 400 mô hình ô tô, xe máy của các hãng xe nổi tiếng.

Tạp chí Travel+Leisure (Mỹ) vừa vinh danh thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là một trong 8 điểm nghỉ dưỡng ở biển đẹp nhất thế giới dành cho những người nghỉ hưu.

Có tới 57% du khách Việt Nam cho biết họ đang lên kế hoạch cho một chuyến đi tìm về thiên nhiên trong năm nay.

Trước cuộc thi vào lớp 10, nhiều sĩ tử đã tới ngôi trường đại học đầu tiên của cả nước - Văn Miếu Quốc Tử Giám, để cầu may mắn và giảm áp lực.

Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng 2024 diễn ra từ ngày 17- 21/7 tới với gần 20 hoạt động văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực… hấp dẫn.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được thiết kế gồm 10 nội dung chính, trong đó xây dựng con người Việt Nam với cốt lõi là hệ giá trị chuẩn mực đạo đức và phát triển công nghiệp văn hóa là những điểm mới được nhấn mạnh hàng đầu.

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” với chủ đề “Hà Nội một trái tim hồng” đã bắt đầu khởi động. Cuộc thi nhằm tìm kiếm và bồi dưỡng những tài năng về nghệ thuật, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần định hướng thẩm mỹ trong thanh niên Thủ đô.

“Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 6/6 tới, nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long, giới thiệu những nét độc đáo của Tết Đoan Ngọ xưa đến người dân và du khách.

UBND thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức tạo hình bản đồ Việt Nam từ khoảng 5.000 chậu hoa sen.

“Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt” là bộ tem bưu chính thứ 7 được Bộ Thông tin và truyền thông phát hành trong năm 2024, sau 3 bộ tem kỷ niệm và 3 bộ tem chuyên đề phát hành trước đó.

Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch' nhằm ghi nhận, tôn vinh đóng góp xuất sắc của đội ngũ người làm báo...

“Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” là chủ đề cho các hoạt động tháng 6 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây), hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

Trong 2 ngày cuối tuần 1 và 2/6, tại Bảo tàng Dân tộc học đã diễn ra chương trình “Vui khám phá di sản các nước” với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Phố Hoàng Diệu nằm ở quận Ba Đình, Hà Nội, nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, lãng mạn dù ngày hay đêm, dù mưa hay nắng.

Hội người khiếm thị quận Thanh Xuân đã phối hợp với các đơn vị thiện nguyện, các nhà hảo tâm tổ chức chương trình "Ánh Sáng Tuổi Thơ", mang đến niềm vui và kỷ niệm đẹp cho trẻ em khiếm thị và con em của các hội viên.

Diễn ra từ ngày 1/6 đến 31/8 tại Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, TP.HCM, Lễ hội Trái cây Nam Bộ được kỳ vọng tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn cho du khách trong cao điểm du lịch hè 2024.

Du khách đến với thủ đô Hà Nội sẽ có dịp tham gia Chương trình "Trải nghiệm trà sen Hồ Tây - tinh hoa trà Việt" vào sáng nay 2/6 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngoại thành Hà Nội đang trở thành lựa chọn vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều sản phẩm du lịch được nâng cấp, làm mới cho du khách vào mùa hè năm nay. Du khách có thể tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau như leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh...