Tác phẩm xuất sắc nhất của chủ nghĩa hiện sinh

“Bút ký từ tầng hầm” có thể coi như tác phẩm đặt nền móng cho toàn bộ các kiệt tác của Dostoevsky, là cuốn sách chứa đựng những hạt giống tư tưởng quan trọng nhất của nhà văn thiên tài.

Dostoevsky là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga và thế giới thế kỷ XIX. Vào năm ngoái, “Tội ác và sự trừng phạt” - tác phẩm trung tâm, quan trọng nhất của đại văn hào Dostoevsky, lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt từ bản gốc tiếng Nga bởi dịch giả Thiên Lương, đã gây chú ý với bạn đọc. Năm nay, bản dịch thứ 2 trong dự án dịch bộ 5 kiệt tác Dostoevsky của dịch giả này vừa được ra mắt: tác phẩm “Bút ký từ tầng hầm”.  

Thực tế thì sau “Bút ký từ tầng hầm”, Dostoevsky bắt đầu trở thành một ngọn núi lớn bên cạnh Lev Tolstoy trên cao nguyên văn chương Nga. Hầu hết tư tưởng của các triết gia hiện sinh vĩ đại như Jean-Paul Sartre, Friedrich Nietzsche,… đều bắt nguồn từ chính cuốn sách này.

Dịch giả Thiên Lương đã trả lời phỏng vấn Đài Hà Nội về bản dịch “Bút ký từ tầng hầm” mới ra mắt của anh.

Cuốn sách được giới thiệu chứa đựng những hạt giống tư tưởng quan trọng nhất của Dostoevsky. Anh có thể tóm tắt đó là gì?

Vì Dostoevsky là một nhà văn vĩ đại, nên không thể trình bày những tư tưởng quan trọng của ông trong một vài phút được. Tuy nhiên, có thể nói rằng Bút ký từ tầng hầm là tác phẩm đặt nền móng tư tưởng hiện sinh chủ nghĩa trong các kiệt tác quan trọng nhất sau này của ông:Tội ác và sự trừng phạt, Chàng ngốc, Quỷ, Anh em nhà Karamazov. 

Tư tưởng chủ đạo của Bút ký từ tầng hầm chính là Ý chí tự do — con người sẽ không chấp nhận bất cứ quyền uy nào, dù từ ai chăng nữa, và không chạy theo những lợi ích tất yếu, thậm chí đôi khi còn đi ngược lại lợi ích của chính mình chỉ để đạt được cái mà ông ấy gọi là ý chí tự do. 

Người ta vẫn coi Dostoevsky như ông tổ của Chủ nghĩa hiện sinh và Bút ký từ tầng hầm là tác phẩm xuất sắc nhất từng được viết ra của chủ nghĩa này.

Vì sao dịch tác phẩm của Fyodor Dostoevsky nói chung và cuốn này nói riêng lại đặc biệt khó?

Dịch văn chương kinh điển không bao giờ đơn giản. Cái gì đơn giản thì không còn là văn chương nữa. Dịch Dostoevsky còn khó hơn nữa do ông viết dài, viết rất phức tạp và viết có tư tưởng rõ ràng. Thêm nữa, ngôn ngữ ông sử dụng là tiếng Nga — một trong những ngôn ngữ chặt chẽ, đa nghĩa, giàu có, rất mạnh mẽ. Cấu trúc ngữ pháp đặc biệt của tiếng Nga cho phép tác giả viết những câu văn dài đến nửa trang giấy với chủ từ ở tận cuối cùng, điều này tạo hiệu quả đặc biệt cho ấn tượng người tầng hầm mà ông muốn tạo ra. Ngoài ra, tiếng Nga của Dostoevsky thuộc về một thời đại đã quá xa, cách chúng ta khoảng 150 năm, nên nó khó hiểu với ngay cả người Nga hiện đại.

Nhưng văn chương Nga phải được dịch từ bản gốc vì mỗi lần dịch lại là một lần sai lệch rất xa. Dĩ nhiên dịch Dostoevsky từ tiếng Anh sẽ đơn giản hơn nhiều, nhưng chất văn, chất Dostoevsky, chất Nga có lẽ không còn lại được bao nhiêu.

“Người tầng hầm” là một con người như thế nào? Độc giả nên hiểu ý nghĩa của nhân vật này theo cách ra sao?

Trước tiên, chúng ta nên hiểu khái niệm tầng hầm ở tác phẩm này. Từ tiếng Nga này không phải có nghĩa là hầm, không có cái hầm nào ở đây cả. Nó có nghĩa đen là dưới sàn nhà, và thực tế là tầng hầm dưới sàn tầng một, nơi để đường ống kỹ thuật, làm kho đồ cũ, để cách nhiệt… cũng là nơi chuột bọ sinh sống và theo truyền thuyết dân gian Nga thì là nơi ma quỷ trú ngụ. Ẩn dụ tầng hầm này sau đó lại xuất hiện trong phân tâm học và nhiều lý thuyết khác.

Theo Dostoevsky thì Người tầng hầm là một phản đề của con người, một khái niệm khó hiểu dựa trên thuyết biện chứng. Theo lời ông thì nhân vật ấy không được sinh ra một cách tự nhiên mà nhờ cái mà ông gọi là bình cổ cong. Do sợ hãi xã hội nên nhân vật ấy trốn xuống tầng hầm và tranh luận với phản đề của mình về quan điểm sống. Đó cũng là một ẩn dụ thú vị về quá trình tư biện của con người. Có lẽ trong mỗi chúng ta đều có một người tầng hầm nào đó.

Đoạn trích có ý nghĩa quan trọng nhất trong tác phẩm này theo dịch giả? Và vì sao?

Tôi cho rằng đoạn trích quan trọng của tác phẩm là “Cả trong cơn đau răng cũng có khoái cảm”. Tác giả viết hẳn một chương ngắn để giải thích điều này, nhưng quan trọng hơn cả, nó tóm tắt được điều ông vẫn muốn nói đến trong toàn bộ tác phẩm. Còn nói đoạn trích nào quan trọng nhất thì khó, vì nhiều trường đoạn rất hay với những lập luận tuyệt vời nhưng nếu trích riêng ra, ở ngoài toàn bộ ngữ cảnh liên quan thì thật sự khó hiểu, và cách tốt nhất để hiểu tác phẩm này là hãy tự đọc nó rất kỹ. Nếu như Tội ác và Sự trừng phạt — một bản dịch khác của tôi, nên được đọc liên tục không ngừng, thì Bút ký từ tầng hầm cần được đọc chậm, đọc kỹ và cố gắng làm sao hiểu được từng câu văn trước khi đi tiếp.

Có thể đó cũng là khoái cảm đặc biệt trong cơn đau tư tưởng.

Xin cám ơn dịch giả Thiên Lương.

Dịch giả Thiên Lương không hy vọng sẽ có quá nhiều độc giả yêu thích Dostoevsky, vì cũng như mọi triết gia khác, tư tưởng của ông không dễ tiếp cận, và không dễ chấp nhận với người bình thường. Điều này cũng dễ hiểu thôi – triết học luôn là đỉnh cao tri thức của nhân loại, là những rặng núi hùng vĩ mà người ta thích nhìn ngắm hơn là chinh phục.

Dù có nhiều trường đoạn rất hay với những lập luận tuyệt vời, nhưng với một tiểu thuyết không hề dễ hiểu như “Bút ký từ tầng hầm”, thì cách tốt nhất để hiểu tác phẩm này – theo dịch giả Thiên Lương, chỉ có thể là bạn hãy tự đọc nó rất kỹ, và cố gắng làm sao hiểu được từng câu văn trước khi đi tiếp./.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.

Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.

Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.

Ký ức về thời chiến tranh luôn in sâu trong tâm trí của những người lính. Đó là những kỷ niệm khó phai mờ, vừa đau thương lại vừa đẹp đẽ. Cuốn sách mới nhất của tác giả Phạm Việt Tiến ra mắt bạn đọc trong quý III năm 2024, tiểu thuyết “Mưa ở lưng chừng đồi” là những trang văn lãng mạn về một thời chưa xa, đau thương mất mát nhưng không hề bi luỵ.

Với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”, Festival Hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024 sẽ được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 26/12 đến hết ngày 29/12/2024 tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.

Báo Quân đội nhân dân vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” cho 31 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của các tác giả xuất sắc.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, nhà xuất bản Hội Nhà văn ra mắt cuốn sách "Di Cảo" và trưng bày một số trang thủ bút của ông tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.

Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.

Sự tươi mới và trong trẻo của tranh màu nước đã cuốn hút được người yêu nghệ thuật. Hiện nay, ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều câu lạc bộ tranh màu nước ở các tỉnh, thành mới được thành lập, tạo sân chơi cho các hoạ sĩ yêu tranh màu nước.

Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.

Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.

Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.

Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.

Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.

Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.

Tối ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".

Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.

Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.

Tại Bảo tàng Hà Nội, vào tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại Bảo tàng Hà Nội và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.

Nhiều cổ vật được tìm thấy ở Huế được đưa đến TP. HCM và trưng bày triển lãm tại Bảo tàng thành phố.