Tăng giá khởi điểm, giảm nguy cơ bỏ cọc đấu giá đất

Các cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn Hà Nội thời gian gần đây xuất hiện tình trạng “thổi giá” bất động sản. Nhiều trường hợp trả giá cao rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường và khó khăn cho nhà quản lý khi sẽ phải tổ chức đấu giá lại.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc xác định giá khởi điểm của đất đấu giá đang quá thấp so với thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Và nếu không có những điều chỉnh kịp thời thì khó có thể hạn chế nguy cơ “thổi giá”, bỏ cọc như đã từng xảy ra.

Cuộc đấu giá đất ở tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai diễn ra ngày 10/8, chỉ có 13/68 thửa đất trúng đấu giá được nộp tiền, còn lại đều bỏ cọc. Cuộc đấu giá tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức ngày 19/8, đến nay cũng mới có 11/19 trường hợp nộp tiền. Điểm chung hai cuộc đấu này là nhiều thửa đất đã bị đẩy giá lên rất cao. Hiệu ứng thổi đất đấu giá tiếp tục lan truyền.

Cuối tháng 8, đầu tháng 9, đất đấu giá tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ lô trúng cao nhất 75 triệu đồng/m². Đầu tháng 10, quận Hà Đông, huyện Thường Tín cũng đã tổ chức đấu giá đất. Giá trúng cao nhất lần lượt là hơn 262 triệu đồng/m² và hơn 52 triệu đồng/m². Đây đều là mức giá quá cao so với mặt bằng chung khu vực.

Anh Hoàng Tuyển Hùng, xã Chu Minh, huyện Ba Vì cho hay: "Theo tôi nhận định, với các nhà đầu tư giá đó thì chắc không ai dám lấy, bởi vì sẽ không thể giao dịch mua bán các lô đất được trả giá cao. Tôi cảm nhận nó sẽ gây kích thích thị trường và đẩy giá xung quanh lên một mức giá mới nhất định."

Có tình trạng bỏ cọc hay không tại ba cuộc đấu giá ở Phúc Thọ, Hà Đông và Thường Tín phải đợi hết hạn nộp tiền sau 3 tháng kể từ ngày có thông báo thuế. Tuy nhiên, nguy cơ không nhỏ khi điểm chung là giá trúng nhiều lô ở các cuộc đấu này cao hơn nhiều so với thực tế thị trường đang giao dịch. Căn nguyên của tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc được chỉ ra là tiền đặt cọc quá thấp do giá khởi điểm thấp. Nhiều đối tượng rất dễ dàng lợi dụng “thổi giá” đất để trục lợi, sau đó thì bỏ cọc.

Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng: “Tiền đặt cọc quá thấp khiến những người không có tiềm lực tài chính cũng tham gia đấu giá. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các đội làm giá, vì nếu có bỏ cọc thì chi phí cũng không lớn. Với giá khởi điểm và tiền cọc thấp như thế sẽ không xử lý được vấn đề bỏ cọc. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có cơ chế để xử lý các trường hợp kích giá, làm giá đất. Cần theo dõi chặt chẽ và đưa ra chế tài xử phạt nặng với hành vi này để tránh đầu tư, thổi giá đất lên cao.”

Trước thời điểm ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, giá khởi điểm đất đấu giá tại Hà Nội được xác định bằng cách lấy giá trong bảng giá đất hiện hành (ban hành năm 2019) nhân với hệ số điều chỉnh (Thành phố ủy quyền cho các quận, huyện thuê tư vấn xác định) nên giá đất ở mức tương đối sát với thị trường. Từ đó, tiền đặt cọc cũng ở mức cao, các cuộc đấu giá đất đã diễn ra trật tự, thị trường ổn định.

Tuy nhiên, từ khi Luật Đất đai mới có hiệu lực quy định, giá khởi điểm đất đấu giá chính là giá trong bảng giá đất hiện hành, dù bảng giá này đã không còn phù hợp. Nên mới có chuyện giá khởi điểm thấp, nhiều địa phương phải áp dụng phương án đấu giá nhiều vòng bắt buộc mất rất nhiều thời gian. Tiền đặt cọc thấp cũng thu hút lượng lớn người tham gia dẫn đến trả giá cao, rồi bỏ cọc gây nhiễu loạn thị trường. Đây cũng là những bất cập được đại biểu Quốc hội chỉ ra trong phiên thảo luận về thị trường bất động sản.

Ông Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho biết: “Cần phải quy định bổ sung người tham gia đấu giá phải minh chứng năng lực về tài chính là có thể mua được tài sản đó. Sau khi trúng đấu giá bằng việc xác nhận các khoản như tiền gửi ngân hàng hoặc các tài sản khác để minh chứng khả năng có thể huy động vốn. Như vậy, chúng ta sẽ loại bỏ được những người không có khả năng thanh toán, chỉ tham gia đấu giá để mua đi, bán lại. Đặc biệt là loại được những người bỏ giá cao rồi bỏ cọc.”

Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi) thông qua hồi tháng 6 bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, khai thác khoáng sản mà không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người trúng đấu giá vi phạm sẽ bị cấm tham gia đấu giá với loại tài sản đó trong 6 tháng đến 5 năm. Quy định này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ ngăn chặn hiệu quả hành vi bỏ cọc, lũng đoạn thị trường, bảo đảm tính minh bạch, an toàn trong hoạt động đấu giá.

User
Ý KIẾN

Đánh giá về công tác tổ chức đấu giá đất thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc đấu giá đất tại một số địa phương có tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá, có dấu hiệu đầu cơ, thổi giá.

Trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thêm quy định chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ, không triển khai dự án trong nhiều năm, gây lãng phí đất đai.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định cấm chủ đầu tư dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở phân lô bán nền, ngoại trừ dự án có mục tiêu tái định cư bằng nền đất tại khu vực ngoại thành.

Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những giải pháp để tăng nguồn thu ngân sách nhà nước nhằm đầu tư phát triển hạ tầng địa phương. Tuy nhiên, những diễn biến bất thường trong đấu giá đất thời gian vừa qua có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách lâu dài.

Bộ Xây dựng đã công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III năm 2024. Trước việc giá nhà đất tăng đột biến và bất hợp lý, gây hoang mang dư luận trong thời gian qua, Bộ đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.

Bộ TN&MT cho biết, tình trạng thổi giá đất, đẩy giá tại các phiên đấu giá gần đây đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản. Dù đã được cơ quan chức năng vào cuộc nhưng cuối cùng, diễn biến những phiên đấu giá vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, giá đất đấu giá còn tiếp tục tăng cao.

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng báo cáo Quốc hội về số liệu tín dụng bất động sản tăng nhanh và cao hơn tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế.

Các tháng cuối năm 2024, dấu hiệu 'tăng nhiệt' của thị trường đất nền Hà Nội ngày càng rõ nét, với giá trung bình của thị trường phía Bắc đã tăng từ mức giá là 27 triệu đồng/m² của quý I/2021 lên mức 46 triệu đồng/m² vào quý III/2024.

Mặc dù đã được sử dụng từ 4 đến 8 năm nhưng nhiều căn chung cư chưa được cấp sổ hồng ở Hà Nội đang bị đẩy giá cao phi lý khiến nhiều người hoang mang.

Giá nhà đất, chung cư tăng chóng mặt khiến nhiều người chuyển hướng tìm mua nhà tập thể cũ. Song nhiều căn tập thể đã xuống cấp vẫn được rao bán với giá cao ngất ngưởng, không thua gì các chung cư mới.

Chỉ sau gần 15 năm hoạt động, nhiều tòa nhà tại khu tái định cư Nam Trung Yên đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân sinh sống tại khu vực này.

Các chuyên gia cho rằng nếu hiện tượng “thổi giá” bất động sản tiếp tục diễn ra thì sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Giá ảo sẽ tạo ra “bong bóng”, nếu ai va phải bong bóng này thì sẽ mất tiền, mất nhà. Còn thị trường ảo không bao giờ là thị trường thật.

Trao đổi những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong quản lý liên quan đến nhà ở, đất đai, trong đó có thực trạng "thổi giá" bất động sản.

Nhà nước đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để khuyến khích cả doanh nghiệp đầu tư và người thuê, mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn giải ngân rất chậm, chưa đáp ứng như kỳ vọng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tranh thủ trước khi bảng giá đất điều chỉnh có hiệu lực ngày 31/10, nhiều người đi nộp hồ sơ liên quan đến đất đai để hưởng mức thuế phí thấp.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, hiện chỉ có 8% dân số giàu lên từ bất động sản, 12% đủ tiền mua bất động sản không thuộc loại phù hợp túi tiền, 60% số người có đủ tiền để mua nhà ở xã hội với giá 11 triệu đồng/m2; 20% còn lại không có khả năng mua nhà.

Một trong những giải pháp quan trọng để góp phần ổn định thị trường bất động sản là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi, nhưng lại chưa thực sự khuyến khích, thu hút nhà đầu tư tham gia.

UBND huyện Thường Tín vừa tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 34 hộ gia đình tại thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn.

Quốc hội vừa dành phần lớn thời gian để thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 vào ngày 28/10.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn vừa ký Quyết định số 62 về việc quy định mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ phần trăm thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ phần trăm thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn thành phố.

Hà Nội là một trong những địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn nhất cả nước. Những khó khăn vướng mắc mà các đại biểu Quốc hội chỉ ra cũng là những khó khăn mà Hà Nội đang gặp phải trong quá trình phát triển nhà ở xã hội.

Thị trường bất động sản hiện nay đang trong tình trạng nhiễu loạn: loạn giá, loạn thông tin, khiến người dân cảm thấy hoang mang vì không biết đâu là thật, đâu là ảo. Và chính những yếu tố này khiến cho thị trường ngày càng bất ổn, không còn phát triển lành mạnh. Do vậy, điều cần thiết lúc này là xử lý những đối tượng gây nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.

UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh hình thức sử dụng đất đối với diện tích hơn 367,8 nghìn m² đất đã cho Công ty cổ phần Tập đoàn T&T thuê để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - giai đoạn 1.

Thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, nhiều đại biểu Quốc hội cũng chỉ ra các hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội như chưa bố trí được ngân sách; chính sách ưu đãi có nhưng khó khả thi trong thực tế, tiếp cận vốn ưu đãi khó khăn, thủ tục đầu tư xây dự án xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài.

Tại Dự thảo Quyết định về việc ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không sử dụng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố, thành phố Hà Nội đã đề xuất khung giá thuê nhà ở xã hội đối với từng loại chiều cao công trình. Trong đó, mức giá thuê cao nhất là 198.000đồng/m2/tháng.

Sáng 28/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, thực tế thị trường bất động sản tăng giá cao, đột ngột, bên cạnh vướng về thể chế, chính sách, còn có dấu hiệu lũng đoạn, thao túng và thổi giá, tạo ra bong bóng bất động sản của một nhóm lợi ích.

Để kiểm soát giá bất động sản, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội đề xuất: yêu cầu người tham gia đấu giá phải chứng minh được khả năng tài chính để mua tài sản, nhằm loại bỏ những người chỉ đấu giá để bán lại.

Liên quan đến giá bất động sản tại một số thành phố lớn tăng cao trong thời gian qua, đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho rằng, giá nhà đất tại một số thành phố lớn tăng rất cao thời gian qua, nhất là Hà Nội và TP.HCM đã khiến cho thị trường bất động sản vừa mới phục hồi thì lại xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

Thực hiện Luật đất đai 2024 và Nghị định số 102 của Chính phủ, Hà Nội đã có công văn hướng dẫn về thủ tục gia hạn sử dụng đất, bảo đảm mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất nắm rõ và thực hiện đúng quy định.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính từ đầu năm đến ngày 24/10, có 12.341 căn nhà từ 14 dự án đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.

Luật đất đai 2024 và Nghị định 88 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được xây dựng trên nguyên tắc đền bù tiệm cận giá thị trường và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người có đất bị thu hồi, được kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận, giúp đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.

Thuế bất động sản tiếp tục là chủ đề “nóng” sau đề xuất của Bộ Xây dựng gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình giá bất động sản. Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất đánh thuế người có nhiều bất động sản để tránh đầu cơ, đảm bảo thị trường phát triển minh bạch, ổn định.

Hôm nay, 27/10, UBND huyện Thường Tín, Hà Nội, tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất ở xã Vạn Điểm. Trải qua hơn 15 tiếng với 14 vòng, chỉ có 19 thửa được đấu giá thành công.

Theo chương trình làm việc, ngày mai, 28/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15 sẽ nghe và thảo luận Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Trải qua 9 vòng đấu, 19/22 lô đất ở xã Vạn Điểm huyện Thường Tín đã được đấu giá thành công. Lô cao nhất 25 triệu 864 nghìn đồng/m2. Lô thấp thất 13 triệu 864 nghìn đồng/m2.

Hôm nay, 27/10, huyện Thường Tín tiếp tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 22 thửa đất ở xã Vạn Điểm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có thông báo về việc gia hạn sử dụng đất đối với các trường hợp đã hết thời hạn sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất còn lại dưới 1 năm.

UBND TP. HCM vừa ban hành khung giá cho thuê nhà lưu trú áp dụng cho các công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất trong khu công nghiệp.

Giá chung cư tại Hà Nội tiếp tục bị thổi cao, kéo nhà ở xã hội cũng tăng phi lý khi giá dao động từ 40 - 45 triệu đồng/m², thậm chí một số căn trên 50 triệu đồng/m².

Trong bối cảnh giá nhà, đất tăng cao phi lý, vượt xa tầm với của nhiều người thì đi thuê nhà đang là một lựa chọn tối ưu lúc này. Đây cũng là xu hướng được nhiều người trẻ lựa chọn.

UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định ban hành công bố khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn.

Nguồn cung nhà ở tại Thủ đô sắp có thêm hơn 12.600 căn hộ tại 14 dự án; trong số này, hơn 7.600 căn chung cư, gần 5000 nhà thấp tầng và 35 căn thương mại dịch vụ.

Mặc dù đã có tín hiệu cải thiện nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không có nguồn hàng mới mở bán, cho thấy cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đều chưa sẵn sàng trở lại thị trường.

Liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra khi các địa phương công bố bảng giá đất mới, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng Nhà nước cần có biện pháp để kiểm soát hiệu quả hoạt động của giới “đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương” làm nhiễu loạn thị trường, trục lợi bất chính.