Tăng kết nối ngành nguyên liệu thực phẩm và đồ uống F&B
Ngành F&B Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10-12% hằng năm.
Năm 2023, doanh thu ngành thực phẩm Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Philippins. Với dân số hơn 100 triệu người cùng tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, Việt Nam được ví như mảnh đất màu mỡ cho ngành nguyên liệu F&B.
Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành F&B, tăng 5% so với năm 2022, thể hiện sự mở rộng quy mô thị trường. Trong 8 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Ông Huỳnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nguyên liệu thực phẩm Monova, chia sẻ: "Đây là ngành phát triển rất là nhanh vì khi xã hội phát triển bao nhiêu thì dịch vụ về công nghiệp ăn và uống sẽ phát triển theo bấy nhiêu. Như trong Covid, tất cả mọi thứ coi như đóng băng nhưng người ta không thể không ăn và không uống. Sau khi Covid thì người ta đổ xô ra tại vì thời gian Covid họ ở nhà quá lâu. F&B rất là rộng, không chỉ là các quán cafe, nhà hàng, mình đi từ khâu đóng gói món ăn từ nhà hàng và thứ hai là đóng gói mang về nhà, và thậm chí người ta có thể phục vụ ăn uống bất cứ lúc nào mà họ cần. Tức là hướng tới sự tiện lợi cho người ta, có thể ăn tiêu dùng bất cứ lúc nào mà người ta mong muốn. Càng ngày yếu tố tiện lợi nó quyết định trong chuyện F&B".
Xu hướng tiêu dùng mới đang tạo ra cơ hội lớn cho ngành F&B. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đòi hỏi sự đa dạng trong sản phẩm thực phẩm và đồ uống, dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về các loại nguyên liệu, hương liệu đa dạng và độc đáo. Đặc biệt, sau đại dịch, xu hướng tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm hữu cơ và thực phẩm chức năng đang mở ra những thị trường mới đầy tiềm năng cho ngành.
Các chuyên gia nhận định, bên cạnh thị trường nội địa, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA và CPTPP đã mở ra cánh cửa rộng lớn cho việc xuất khẩu nguyên liệu thực phẩm và đồ uống Việt Nam sang các thị trường quốc tế tiềm năng.
Sở hữu lợi thế tự nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang là một trong 5 “giỏ thực phẩm” của thế giới, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài vào F&B.
Thực phẩm đồ uống Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng khi mức tiêu thụ hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng. Hiệp hội Lương thực và Thực phẩm TP.HCM FFA nhận định Việt Nam được ví như mảnh đất màu mỡ cho ngành nguyên liệu F&B.
Từ 9-11/10, Triển lãm quốc tế về nguyên liệu ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn, quy tụ hơn 150 đơn vị trưng bày và dự kiến thu hút hơn 6.000 khách tham quan đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Theo Tổng cục Hải quan, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản... đang tăng nhập khẩu hàng hóa ở mức hai con số. Theo đà tăng trưởng như vậy, khả năng đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta có thể đạt 800 tỷ USD.
VN-Index trải qua phiên giao dịch khá giằng co, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng khi mùa báo cáo tài chính quý 3 vừa đi qua. Tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì ở mức tăng.
Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này.
Thị trường trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng của năm đã có những kết quả khả quan, giá trị huy động đạt 75,6% kế hoạch năm. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi nổi với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.
Việc hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc thường có giá rẻ hơn so với các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường khác đem lại không ít thách thức, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Giá vàng trong nước ngày 5/11 giảm mạnh, với giá vàng miếng giảm 500.000 đồng, giá vàng nhẫn bán ra giảm mạnh nhất là 360.000 đồng.
Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.
Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.
Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 4/11, đồng USD đã giảm 0,3% so với đồng yen, xuống còn 152,45 yen/USD.
Thị trường chứng khoán hôm nay 04/11 tiếp tục diễn biến tiêu cực khi VN-Index giảm hơn 10 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với 485 mã giảm bên bán và 233 mã tăng.
VN-Index không chỉ rời xa ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm mà còn lùi về dưới 1.250 điểm - mốc thấp nhất trong tháng. Thị trường đang trải qua giai đoạn suy yếu rõ rệt khi lực cầu không đủ mạnh để cân bằng áp lực bán ra ngày càng lớn.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Hôm nay, 04/11, giá thấy vàng nhẫn được điều chỉnh giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC cũng được điều chỉnh giảm nửa triệu đồng ở cả hai chiều.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam có tổng tài sản vượt mốc 100 tỷ USD.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Trong 9 tháng của năm 2024, gần 164.000 doanh nghiệp đã rút khỏi thị trường, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.
Quý IV là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mại tập trung quy mô lớn và sôi động nhất trong năm. Đây được xem là giai đoạn quan trọng thúc đẩy động lực tiêu dùng, đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm.
Giá vàng thế giới giảm nhẹ, vàng miếng trong nước niêm yết ở mức 89,5 triệu đồng/lượng.
Trong vài năm gần đây, thị trường thương mại điện tử toàn cầu đã chứng kiến sự nổi lên của một hiện tượng mới mang tên Temu - nền tảng thương mại điện tử đến từ Trung Quốc.
Đã kết thúc quý III song đến nay, nhiều khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, khiến kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công đang rất thấp. Thậm chí có nhiều đơn vị, địa phương mới chỉ đạt chưa tới 30%.
Bamboo Airways được nộp dần tiền thuế nợ theo từng tháng, kể từ ngày 1/11/2024 đến ngày 31/10/2025. Trong vòng 12 tháng, khoản tiền thuế nợ mà Bamboo Airways được nộp dần là 120 tỷ đồng.
Đến nay, toàn bộ 27 ngân hàng niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán cùng với hai ngân hàng chưa niêm yết là BaoVietBank, PVCombank đã công bố báo cáo tài chính quý III/2024. Trong đó, nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh, gấp nhiều lần cùng kỳ 2023.
Năm 2024 đã đi qua 3/4 chặng đường, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững và đạt nhiều kết quả quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, trong tháng 10/2024, tình hình cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội duy trì ổn định và tiếp tục được thành phố quan tâm.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để bảo đảm cung ứng điện và an ninh năng lượng.
Trong khi giá vàng miếng duy trì ổn định ở mức 89,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiếp tục giảm tới 200.000 đồng/lượng.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 10/2024 của Việt Nam ước đạt 5,91 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng của năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thuế tỉnh Hòa Bình vừa công khai danh sách 327 người nộp thuế nợ hơn 2.272 tỷ đồng tính đến ngày 30/9/2024, trong đó có 322 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất, 1 trường học và 4 cá nhân. Nguyên nhân công khai là do nợ thuế quá hạn 90 ngày nhưng không tự nguyện nộp.
Giá vàng thế giới giảm trong phiên giao dịch ngày 1/11 do áp lực từ đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ tăng. Tuy nhiên, số liệu tăng trưởng việc làm yếu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến các nhà phân tích tăng dự đoán về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất, qua đó hạn chế đà giảm của vàng.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước ngày 2/11 đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng, với giá vàng miếng giảm 500.000 đồng ở cả hai chiều, giá vàng nhẫn giảm mạnh nhất 550.000 đồng.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0