Tạo hình thực quản bằng đại tràng cho bé 15 tháng tuổi

Bệnh nhi là bé gái N.K.N (15 tháng tuổi, Quy Nhơn - Bình Định) được chẩn đoán khe hở khí thực quản và teo thực quản type A (một thể bệnh hiếm và nặng trong teo thực quản bẩm sinh), đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật chữa trị thành công.

Vừa chào đời đã "sùi bọt cua" liên tục

Xúc động trong ngày con được ra viện, anh D, bố bé K.N chia sẻ, lúc vợ anh mang thai bé K.N được 33 tuần thì phát hiện đa ối, được bác sĩ giải thích là em bé sinh ra có nguy cơ mắc dị tật teo thực quản. Tuy nhiên, gia đình anh không nghĩ rằng bé K.N lại mắc dị tật teo thực quản bẩm sinh rất phức tạp đến vậy. Ngay sau khi sinh tại bệnh viện tỉnh, bé K.N lập tức bị khó thở, sùi bọt cua liên tục, các bác sĩ không thể đặt được sonde vào dạ dày và đã chuyển bé đến một bệnh viện chuyên khoa Nhi tại TP Hồ Chí Minh. Tại đây, bé được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở thông dạ dày (để bơm sữa nuôi sống) khi được 4 ngày tuổi.

Tuy nhiên, bệnh teo thực quản chưa được điều trị triệt để, bé thường xuyên trào dịch nước bọt lên miệng và đường hô hấp, khiến bé bị viêm phổi thường xuyên và phải nằm viện liên tục từ khi sinh ra đến nay.

Một lần tình cờ tìm hiểu thông tin trên mạng, gia đình bé K.N biết đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau khi được một số mạnh thường quân hỗ trợ, gia đình bé quyết định đến Bệnh viện Nhi Trung ương với hi vọng bé sẽ được chữa khỏi bệnh.

Tạo hình thực quản bằng đại tràng là kỹ thuật khó nhất trong phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh

Ngày 26/9/2022, bé nhập viện tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng viêm phổi rất nặng, không nuốt được, sùi bọt ở miệng, mũi (sùi bọt cua) liên tục. Sau khi được làm các xét nghiệm thăm dò phân loại, bé được chẩn đoán teo thực quản (type A) kèm khe hở khí thực quản.

Phân loại teo thực quản.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Khôi, khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương, dị tật teo thực quản type A là dị tật phức tạp, hiếm gặp, việc phẫu thuật và hậu phẫu khó khăn. Việc mắc dị tật teo thực quản type A khiến chất lượng cuộc sống của bé K.N rất thấp, nước bọt tiết ra ứ tại thực quản teo khiến bé thường xuyên phải nhè nước bọt và móc họng. Bé không ăn được, chỉ bơm sữa qua mở thông dạ dày, cần được phẫu thuật tạo hình thực quản sớm.

Kế hoạch phẫu thuật cho bé được các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực xây dựng gồm 2 giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn 1: Khi bé được điều trị viêm phổi ổn định, đủ điều kiện phẫu thuật, ngày 5/10/2022, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực đã phối hợp với các bác sĩ khoa Tai - Mũi - Họng tiến hành khâu khe hở khí thực quản qua đường miệng cho bé. Rất may mắn, tình trạng sức khoẻ của bé tiến triển tốt, những triệu chứng trước khi phẫu thuật như khó thở, sùi nước bọt… dần biến mất.

Giai đoạn 2: Ngày 14/11/2022 bé tiếp tục được TS.BS Tô Mạnh Tuân – ThS. Nguyễn Minh Khôi cùng ê kíp phẫu thuật khoa Ngoại lồng ngực tiến hành phẫu thuật tạo hình thực quản lần 2.

“Chúng tôi đã tiến hành cắt một đoạn đại tràng ngang đưa lên lồng ngực thay thế cho đoạn thực quản teo. Ca phẫu thuật được tiến hành trong 8 giờ. Đây là kỹ thuật khó nhất ở trong phẫu thuật teo thực quản bẩm sinh.” – Bác sĩ Khôi cho hay.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)

Sau phẫu thuật, bé được chăm sóc tích cực tại khoa Điều trị tích cực Ngoại hơn 2 tuần và sau đó được theo tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau hơn 3 tháng điều trị, hiện bé đã ổn định, không còn các triệu chứng trước khi phẫu thuật, bé có thể tự ăn, không ho, không sặc, không sốt và đã được các bác sĩ cho xuất viện vào ngày 23/12.

“Chúng tôi hạnh phúc vô cùng khi con đã được các bác sĩ chữa trị thành công, không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng, nhất là các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực – Bệnh viện Nhi Trung ương. Các bác sĩ không chỉ chữa trị khỏi cho con, mà còn chăm sóc con rất tận tình, giúp đỡ gia đình rất nhiều trong quá trình ở Bệnh viện”- bố bé K.N xúc động chia sẻ.

 

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi trước khi ra viện.

Theo các bác sĩ, teo thực quản là một dị tật nguy hiểm, dễ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị bằng phẫu thuật cũng rất khó khăn vì là một cuộc phẫu thuật lớn ở ngực, trong khi trẻ mới sinh ra hoặc còn nhỏ, sức chịu đựng yếu, nhất là trẻ luôn có tình trạng viêm phổi trước mổ, thường hay xảy ra với trẻ sinh non, nhẹ cân.

Trong những năm qua, khoa Ngoại lồng ngực – Bệnh viện Nhi Trung ương, kết hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Gây mê hồi sức và khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa…. đã điều trị thành công cho gần 20 bệnh nhi mắc dị tật teo thực quản type A bằng phương pháp tạo hình thực quản bằng đại tràng. Việc phẫu thuật thành công kỹ thuật phức tạp này đã mở ra nhiều hy vọng cho các em bé không may mắc dị tật teo thực quản bẩm sinh, mang lại cho trẻ một cuộc sống hoàn toàn mới với tương lai tươi sáng hơn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để bảo vệ tính mạng những trẻ bị teo thực quản, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải hiểu biết để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, đưa con đi khám và điều trị kịp thời. Việc phẫu thuật sớm sẽ tránh được một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ.

User
Ý KIẾN

Bộ Y tế rà soát để bổ sung một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cấp chuyên sâu vẫn hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) mà không cần giấy chuyển viện.

Sở Y tế Hà Nội quán triệt toàn ngành làm tốt công tác tiêm phòng sởi, khám và điều trị bệnh sởi kịp thời tại các cơ sở y tế.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND thành phố công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi.

Người bệnh có bảo hiểm y tế được hưởng 100% chi phí khi đi khám chữa bệnh ban đầu và khám chữa bệnh nội trú tại cấp cơ bản ở tất cả các cơ sở y tế trên toàn quốc.

Các bác sỹ Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em, Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 14 ngày tuổi mắc dị tật đảo gốc động mạch - một khuyết tật tim hiếm gặp.

Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà yêu cầu đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi tại cuộc họp giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Hà Nội.

Thịt nướng, xiên que, đồ ăn nhanh tại các cơ sở thức ăn đường phố, xung quanh trường học, chợ đêm cần được lưu ý trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

Việt Nam ghi nhận khoảng 24.000 ca mắc ung thư phổi mỗi năm, trong đó 75% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, khiến tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt khoảng 14,8%.

Nguy cơ lây nhiễm chéo sở hiện rất cao nếu không có các biện pháp phân tuyến, phân luồng phù hợp tại các cơ sở y tế.

Một nam bệnh nhân 24 tuổi đến từ Hà Giang đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu chữa, khôi phục lá phổi trái xẹp hoàn toàn.

Cơ quan Phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) cảnh báo số ca nhiễm HIV toàn cầu có thể tăng 2.000 ca mỗi ngày và số ca tử vong có thể tăng gấp mười lần, do ảnh hưởng từ việc Mỹ chấm dứt nguồn viện trợ nước ngoài.

Một bệnh nhân do nghe người nhà mách bảo đã đắp kiến ba khoang lên người để chữa ngứa. Sau đó, các tổn thương da lan rộng, hình thành các mảng trợt loét, rỉ dịch...

Công tác xã hội là nghề của lòng nhân ái, được coi là một mắt xích quan trọng trong điều trị, góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân.

Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng hôn mê do sử dụng loại nước được giới thiệu là "nước kiềm" để chữa bệnh.

Một cụ ông đã vượt cửa tử kịp thời nhờ can thiệp ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo), sau khi bị tổn thương phổi cấp, suy hô hấp nặng dẫn tới ngừng tuần hoàn.

Virus hợp bào hô hấp thường gây nên bệnh đường hô hấp dưới, dẫn đến biến chứng viêm phổi, suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Tình trạng bệnh nhân kháng thuốc khiến công tác điều trị bệnh lao trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi phác đồ mới lâu dài và tốn kém.

Đảm bảo không bỏ sót những trẻ gần đủ 6 tháng tuổi để kịp thời tiêm phòng sởi là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà, trong buổi kiểm tra đột xuất tại quận Đống Đa và Hoàn Kiếm chiều 24/3.

Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện Quân y 175 (TP.HCM) trong tình trạng sụp mi mắt, mắt không cử động được, đồng tử giãn, liệt tứ chi sau khi ăn pate đóng hộp đã mở nắp hai ngày.

Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Mắt Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động phòng, chống mù loà năm 2025 và hội thảo khoa học nhãn khoa.

Một nam bệnh nhân suy tim người Australia đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có thể sống độc lập nhờ trái tim nhân tạo trong hơn 100 ngày trước khi được ghép tim.

Ngày càng nhiều người trẻ tìm đến những cách tiêu cực để giải tỏa stress, trong đó có hành vi tự hành hạ bản thân.

Các bà mẹ có con từ 6 đến 9 tháng tuổi, từ 1 đến 10 tuổi hãy đưa trẻ đến tiêm phòng sởi càng sớm càng tốt để phòng chống dịch sởi đạt hiệu quả cao nhất.

Một nam thanh niên 22 tuổi đã bị đột quỵ xuất huyết não nguy kịch, do thói quen hút shisha (thuốc lá nung nóng) liên tục trong một năm.

Tình trạng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng đang có dấu hiệu tăng nhanh, đặc biệt là tại Hà Nội với hơn 300 ca tại 29/30 quận, huyện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc bệnh sởi là một bệnh nhi 4 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm. Đây là trường hợp mắc sởi tử vong đầu tiên tại Hà Nội trong năm 2025.

Phát hiện sớm, quản lý, điều trị tại cộng đồng có vai trò quan trọng để khống chế bệnh lao, giảm tỷ lệ bệnh nhân lao trong cộng đồng.

Bị đẻ rơi bên đường khi mới được 26 tuần, nặng vỏn vẹn 900g, bé trai vượt qua hàng loạt nguy cơ tử vong để hồi phục ngoạn mục sau ba tháng điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.

Dịch sởi bùng phát trở lại bắt nguồn từ tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt, dịch vào chu kỳ và biến đổi khí hậu.

Chương trình Chống lao thành phố Hà Nội đang duy trì mạng lưới phòng chống lao từ tuyến thành phố đến 100% xã/phường/thị trấn.

Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã trải qua 70 ngày giành lại sự sống cho mẹ con sản phụ bị tai nạn giao thông.

Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

Các nhà khoa học tại London, Anh đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện những bất thường trong não bộ - nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh.

Bệnh sởi tại tỉnh Cao Bằng đang diễn biến phức tạp, với 2.797 trường hợp nghi mắc, trong đó có 15 ca dương tính và một trường hợp tử vong.

Bệnh viện Quân y 175, TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công ca phẫu thuật vi phẫu tái tạo lưỡi bằng vạt đùi trước ngoài cho thanh niên 24 tuổi, ngụ tại Đồng Nai, bị ung thư lưỡi cách đây 4 tháng.

Bộ Y tế vừa triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi năm 2025 đợt thứ hai, nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh sởi, không để lây lan rộng và bùng phát thành dịch.

Số ca mắc sởi đang có chiều hướng gia tăng, hầu hết số ca mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vaccine hoặc chưa tiêm đủ mũi.

Nụ cười không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của hạnh phúc. Đôi khi, đó là lời kêu cứu thầm lặng. Hạnh phúc không phải là che giấu cảm xúc thật mà là biết cách đối diện và vượt qua khó khăn.

Thành phố Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi từ giữa tháng 2/2025, với mục tiêu không để Hà Nội bùng phát dịch sởi.

Số ca mắc bệnh sởi trong năm 2025 gia tăng trong nhóm tuổi từ 6-8 tháng tuổi. Số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội không quá cao song người dân không được chủ quan, vì sởi có tốc độ lây lan rất mạnh.

Một người phụ nữ tại Hà Nội đã bị chấn thương nghiêm trọng bàn tay do vô tình kẹt tay vào máy xay thịt.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba đã phối hợp với Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm tổ chức khám, dự phòng các bệnh răng miệng cho học sinh miễn phí, nhân dịp hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sở, hôm nay, Bộ Y tế đã thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch sởi và có công văn hỏa tốc đề nghị các tỉnh đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine.

Một bệnh nhân mắc bệnh “xương hóa đá” - bệnh lý di truyền hiếm gặp đã được phẫu thuật thay khớp háng thành công tại Bệnh viện E.

Bệnh Viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai kỹ thuật ít xâm lấn mới nhất giúp bệnh nhân mắc bệnh cột sống có thể đứng dậy, đi lại ngay sau phẫu thuật.

Chủ động phòng chống dịch bệnh xuân hè, chiều nay, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố đã chủ trì họp Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương không để phát sinh dịch bệnh sởi và sốt xuất huyết.