Tảo Sách - ngôi chùa cổ trên đất Nhật Tân

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Tương truyền chùa Tảo Sách có liên quan đến dấu tích của hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ bảy của vua Trần Nhân Tông. Thuở nhỏ, hoàng tử Linh Lang sống với mẹ là Chiêu Minh phu nhân ở phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ), nhiều lần xin xuất gia nhưng không được cha mẹ chấp thuận. Hoàng tử lập một nhà nhỏ ven hồ Tây làm nơi đọc sách, ngâm vịnh thi phú, cùng bạn bè rèn văn, luyện võ. Năm 1287, quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 3, Hoàng tử Linh Lang xin vua cha cho xuất chinh dẹp giặc và đã lập được nhiều chiến công.

Năm 1300, khi hoàng tử mất, nhà vua thương tiếc cho xây đền Nhật Chiêu nay là đình Nhật Tân để nhân dân hương khói phụng thờ. Còn trên nền nhà đọc sách ven hồ, dân làng đã xây dựng một thảo am để ghi nhớ dấu tích của hoàng tử. Đến đầu đời Lê thế kỷ 15, một ngôi chùa đã được dựng trên nền cũ của am cỏ, gọi là Tảo Sách tự nghĩa là đọc sách dưới ánh ban mai.

Cổng chính của chùa Tảo Sách.
Cổng chính của chùa Tảo Sách.

Cổng chính của chùa Tảo Sách là một tam quan 2 tầng 8 mái đứng uy nghi trên đường Lạc Long Quân, bên phải có bảng đá đề tên di tích đã xếp hạng. Chùa Tảo Sách đã trùng tu, tôn tạo các công trình như Chính điện, nhà Tổ, Trai phòng, nhà Mẫu... và xây một tháp chuông nhìn ra Hồ Tây. Du khách đi ven hồ từ xa đã có thể nhìn thấy tháp chuông với 3 tầng 12 mái cao sừng sững, như một phương đình cửa mở về hướng đông - nam đón gió.

Sau cổng là giả sơn ở giữa một sân rộng trước tòa Tam bảo có kết cấu kiểu chuôi vồ truyền thống. Chếch bên trái tiền đường có dựng một tượng đài bằng đá trắng tạc Quán Thế Âm Bồ Tát đứng lộ thiên trên tòa sen, tay phải hướng lên trời bắt quyết, tay trái dốc bình tưới nước cam lộ.

Khuôn viên của chùa rộng lớn, cảnh quan đẹp nên thơ.
Khuôn viên của chùa rộng lớn, cảnh quan đẹp nên thơ.

Ở Thiên trụ phía trước chùa có nhiều câu đối mô tả cảnh đẹp chốn thiền môn. Kiến trúc chùa mang đậm phong cách dân gian. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ rất nhiều tư liệu Hán Nôm có giá trị và những di vật mang tính nghệ thuật cao như: 42 câu đối trong đó có 39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm; 23 bức đại tự; 2 quả chuông, trong đó một quả đúc năm Minh Mạng thứ 3 (1822); 29 văn bia, trong đó có đến 12 bia được lập vào năm Bảo Đại thứ 16 (1941), đáng chú ý là bia Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí có hình lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh diềm bia có hoa văn trang trí đẹp mắt; hơn 40 tượng Phật, tượng Mẫu, phần lớn mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 19 - 20, riêng 3 pho tượng Tam Thế được làm cuối thế kỷ 18.

Khuôn viên của chùa rộng lớn, cảnh quan đẹp nên thơ, trước mặt là Hồ Tây lộng gió, rất thích hợp với những ai muốn đến vãn cảnh hay tìm một nơi thanh tịnh để cho tâm hồn bình lặng, cho đầu óc thảnh thơi giữa cuộc sống quá xô bồ, để chiêm ngưỡng, để thưởng thức những di tích lịch sử, văn hóa bình dị mà vô giá.

Chùa Tảo Sách là một trong số những ngôi cổ tự ở Hà Nội còn giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm của Phật giáo. Năm 1994, chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia.

User
Ý KIẾN

Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, với nhiều hoạt động sáng tạo tại các không gian di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động vui trung thu ý nghĩa cho trẻ em trong khuôn khổ chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.

Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ do Bộ VH-TT&DL tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 23 - 25/9/2024 tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới”.

Hôm nay (17/9) là ngày Rằm tháng 8 âm lịch. Không khí Tết Trung thu đã gõ cửa từng ngôi nhà, từ khắp làng quê cho đến những con phố. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác và Trung thu cũng vậy, đều sẽ có những thay đổi gắn liền với cuộc sống của con người.

Dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, với các hoạt động tại các không gian di sản văn hóa, các làng nghề.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những điểm đến về du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua việc cải tạo, sửa chữa các điểm du lịch ở đây chưa có tính liên kết, một số điểm du lịch đang có dấu hiệu quá tải… Trước thực trạng đó, huyện Đồng Văn đã xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

"Vui Tết Độc lập” gần đây đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của người dân và du khách tại "ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây).

Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ 2, năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk, với nhiều hoạt động đặc sắc, đã mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị. Lễ hội năm nay có chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập”.

Tại thành phố Đà Nẵng, giải đua thuyền truyền thống thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2024 đã diễn ra sôi nổi trên sông Hàn. Đây là cách mà người dân miền biển thể hiện tinh thần yêu nước dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm.

Tại Quảng trường 30/10, UBND TP. Hạ Long đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề “Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long” năm 2024 vào sáng 1/9.

"Truyện về Hồ Chí Minh" là ấn phẩm có giá trị, góp phần làm sáng rõ cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng.

55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành địa chỉ đỏ của đất nước, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là một điểm đến ý nghĩa với du khách khi có thể tìm hiểu văn hoá Chăm-pa qua những hiện vật đặc sắc.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Liên hoan phim ngắn Hà Nội năm 2024 (giải Sao Khuê) đã khép lại, 11 bộ phim xuất sắc được trao giải, trong đó giải Nhất thuộc về phim tài liệu “Hóa giải”.

Tại Hà Nội, năm nay có cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ được tổ chức tại làng cổ Đường Lâm vào tối 31/8, hứa hẹn là sản phẩm du lịch độc đáo nhất của Thủ đô.

Tối 30/8, tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Lào (nước Chủ tịch ASEAN năm 2024) khai mạc Ngày hội Văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN”.

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, những địa điểm in đậm dấu ấn lịch sử của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh tại Thủ đô luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách.

Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” đang diễn ra tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Năm nay là năm thứ 14 Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam được chức, thu hút nhiều nhà làm phim và những tác phẩm đoạt giải cao.

Nhằm tôn vinh những cống hiến hi sinh lặng thầm mà vẻ vang của Ngành Cơ yếu Việt Nam, thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” sẽ đem đến cho khán giả một đêm diễn ấn tượng, với sự dàn dựng tỉ mỉ, công phu.