Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển

Năm 2024, chúng ta sẽ long trọng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Hà Nội Online xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

69 năm sau Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), Hà Nội đang đứng trước thời cơ và cơ hội phát triển mới, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, nêu cao lòng tự hào, ý chí quyết tâm, tạo sức bật mới cho con đường phát triển. Trước mắt, cần phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023; sẵn sàng bước vào năm 2024 với khí thế, quyết tâm cao, giành kết quả xứng đáng chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. 

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cùng với cả nước, Hà Nội chịu tác động rất lớn của đại dịch Covid-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới. Nhưng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, năng động, sáng tạo, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đạt kết quả khá toàn diện với nhiều dấu ấn nổi bật.

Trong khó khăn, các cấp ủy Đảng đã tập trung đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thành ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ, ban hành Quy định về luân chuyển cán bộ, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp gắn với chức danh, vị trí việc làm, vừa đào tạo trong nước, vừa cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài...

Hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền được thể hiện rõ. Nền kinh tế Thủ đô cho thấy sức bền, khả năng chống chịu cao, trở thành điểm sáng về tăng trưởng. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố (GRDP) năm 2021 tăng 2,92%, năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, suy thoái kinh tế thế giới rõ rệt, công nghiệp, xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng, nhưng nhờ chú trọng khơi nguồn phát triển dịch vụ, kinh tế Hà Nội tốt lên từng quý (quý I tăng 5,81%, quý II tăng 5,93%, quý III tăng 6,49%). Cơ cấu kinh tế đã phản ánh rõ kết quả này khi dịch vụ vươn lên chiếm tới 65,88%. GRDP thành phố 9 tháng tăng 6,08%, cao hơn gần 1,5 lần tăng trưởng GDP cả nước (4,24%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình kết quả phát triển kinh tế của Hà Nội cho thấy triển vọng phục hồi kinh tế những tháng cuối năm 2023 và năm 2024 là rất sáng. 

 

Song song với nhiệm vụ thường xuyên, thành phố xác định phải có tư duy và tầm nhìn chiến lược, qua đó đã mạnh dạn triển khai một số chủ trương lớn, có ý nghĩa lâu dài. 

Nổi bật, Thành ủy Hà Nội đã đề xuất và ngày 05/5/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã khẩn trương, nghiêm túc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Thành ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 26/8/2022 thực hiện Nghị quyết thể hiện rõ tính “hành động” bằng các công trình, dự án cụ thể. 

Trong hơn một năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị thực sự đã trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” như Nghị quyết 15 đã đề ra. Đó là tập trung chỉ đạo thực hiện ba nhiệm vụ lớn, gồm: lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Thủ đô sửa đổi. 

Với Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, thành phố đã tập trung định hướng phát triển hai thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô. Thành phố Bắc sông Hồng bao gồm ba huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài. Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) lấy Khu công nghệ cao Hòa Lạc vừa được bàn giao về Hà Nội quản lý, làm hạt nhân. 

Hai thành phố sẽ gắn với 5 trục phát triển, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, thay đổi quan điểm phát triển đô thị theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông như hiện nay; trục không gian hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; trục không gian hồ Tây - Cổ Loa xác lập không gian kiểm soát đặc biệt là tổ hợp các khu chức năng công cộng gắn với các công trình biểu tượng; trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh; trục không gian phía Nam kết nối không gian sinh thái với cụm du lịch tâm linh tại huyện Mỹ Đức và tỉnh Hà Nam.

Trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã chỉ đạo nhấn mạnh các yếu tố tiểu vùng văn hóa để thấy được tính đa sắc, hội tụ của Thủ đô ngàn năm văn hiến (văn hóa Kinh Bắc, xứ Đoài, xứ Đông, văn hóa Thăng Long, Kẻ Chợ); nghiên cứu định hướng phát triển vừa bảo đảm hội tụ, vừa gìn giữ được văn hóa của từng vùng; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng nông thôn Bắc bộ, kết hợp với phát triển du lịch, dịch vụ...

 

Về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), công sức chuẩn bị của Chính phủ, thành phố Hà Nội và các bộ, đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo đã giúp hoàn thành hồ sơ để lần đầu tiên trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/9 vừa qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản tán thành với hồ sơ và các nội dung cơ bản của dự luật; đồng thời lưu ý đây là một đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. 

Điều quan trọng nhất là Luật Thủ đô (sửa đổi) phải đem lại giá trị thiết thực, thực chất là việc phân cấp, giao quyền cho Hà Nội. Thành phố đang quá tải về hạ tầng giao thông, nhu cầu hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đầu tư nhanh chóng các cây cầu vượt sông, các tuyến đường sắt rất lớn và rất cấp bách. Nhưng nếu thực hiện như cơ chế hiện hành thì phải rất lâu mới có thể hoàn thành, vừa gây lãng phí tiền của, vừa lãng phí thời cơ, cơ hội phát triển. 

Giao quyền cho Hà Nội cũng chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung tiến lên. Ví dụ như giao quyền cho Thủ đô quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công - tư (PPP), đầu tư các dự án cầu quy mô lớn như các cầu qua sông tại Hà Nội (cầu Trần Hưng Đạo, cầu Tứ Liên) có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng (thuộc nhóm dự án trọng điểm quốc gia) hay các cầu liên tỉnh thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương như cầu Ngọc Hồi, cầu Vân Phúc... Nếu chờ các bước theo quy trình thủ tục, trình Quốc hội thì sẽ rất lâu; mà nếu giao cho Hà Nội thì chắc chắn thành phố làm được. Hay đối với nhu cầu xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội, nếu thực hiện theo quy trình, cách thức hiện nay là xé lẻ ra từng tuyến, mỗi tuyến một nguồn vốn tài trợ, một nhà thầu thì sẽ rất manh mún và kéo dài. Nên cần có cơ chế dành riêng cho phép cả 10 tuyến 1 gói vay ODA, trên cơ sở đó thực hiện đồng bộ, bảo đảm kỹ thuật và thời gian vận hành... 

Việc di dời các trụ sở cơ quan Trung ương vừa được Chính phủ báo cáo ra Quốc hội cho thấy tính chất cấp thiết cần có giải pháp cụ thể khả thi để thực hiện. Việc di dời các bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô cũng vậy. Để thực hiện hiệu quả, cần trao cho Hà Nội cơ chế như đứng ra giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở mới để các trường học, bệnh viện chỉ việc di chuyển đến là có thể vận hành được; thay vì để các trường học, bệnh viện di dời phải tự lo giải phóng mặt bằng, lo xây dựng cơ sở mới như hiện nay...

Nếu những “nút thắt” này được tháo gỡ, không chỉ Hà Nội có sức bật mới để phát triển mà các địa phương khác, các cơ sở, đơn vị liên quan cũng có cơ hội. Chúng ta cần biết rằng, ba nội dung quan trọng này dự kiến sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 khai mạc trong tháng 10 này. Khi được Quốc hội thông qua, đây sẽ là con đường phát triển của Thủ đô trong 20-40 năm tới, nên ý nghĩa là rất hệ trọng. 

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Trong quá trình đó, thành phố xác định rõ trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên tập trung vào những công trình, dự án lớn có sức lan toả, giải quyết những vấn đề cấp thiết đang đặt ra...

Hà Nội là một trong số ít những Thủ đô trên thế giới có lịch sử, truyền thống văn hóa hơn 1.000 năm tuổi và được biết đến là “Thành phố di sản”, với quỹ di sản văn hoá vô cùng phong phú, đa dạng gồm 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; trên 1.350 làng nghề và làng có nghề; 1.095 lễ hội dân gian cổ truyền và sinh hoạt văn hóa cộng đồng... 

Nhằm khai thác tiềm năng to lớn đó, với tinh thần chủ động, sáng tạo, Thành ủy Hà Nội là cấp ủy cấp tỉnh đầu tiên ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022) theo tinh thần Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021. Cùng với Nghị quyết quan trọng này, thành phố xác định ba lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa. Đến nay, nguồn vốn cấp thành phố và cấp huyện được xác định đầu tư cho ba lĩnh vực này đã đạt hơn 90.000 tỷ đồng. 

Trong đó, thành phố đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng để bảo tồn, tôn tạo 579 di tích đang xuống cấp và đã xuống cấp nghiêm trọng. Hơn một năm qua, chủ trương này đã đem lại lợi ích với hàng trăm công trình được thụ hưởng, qua đó đem lại niềm vui cho nhân dân, đồng thời, mở ra cơ hội phát triển dịch vụ, du lịch tạo sinh kế cho bà con. Thành phố cũng đang tập trung triển khai một số dự án trọng điểm như tái hiện Điện Kính Thiên, xây dựng đền thờ đức vua Ngô Quyền, thí điểm quy hoạch bảo tồn làng cổ Đường Lâm, Thành cổ Sơn Tây với tổ chức lễ hội, phố đi bộ phát triển du lịch, dịch vụ...  

Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. Đường Vành đai 4 là bước cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược của Đại hội XIII của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cũng là dự án lớn đầu tiên triển khai Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội, mà còn khắc phục hạn chế liên kết vùng, thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng cùng phát triển.

Chỉ trong một thời gian ngắn, dự án đã được triển khai, hoàn thành các mốc tiến độ theo kế hoạch như bàn giao mốc giới, đặc biệt là tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Ngày 25/6/2023, đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định, thành phố Hà Nội đã đi đầu khởi công dự án tại 4 điểm trên địa bàn. Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng ở ba tỉnh, thành phố. 14 mũi thi công dự án đã và đang được các nhà thầu triển khai. Thành phố cũng đang tích cực tháo gỡ khó khăn về mỏ vật liệu, chỉ đạo các quận, huyện quản lý chặt chẽ diện tích đã thu hồi, phối hợp bàn giao cho chủ đầu tư, các nhà thầu để tổ chức thi công...

Con đường khi hoàn thành không chỉ tạo động lực phát triển cho Hà Nội, mà còn khắc phục hạn chế liên kết vùng, thúc đẩy các tỉnh vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng cùng phát triển. 

Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Đó là thông qua Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030; quyết liệt xử lý đối với 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn thành phố, dự kiến hoàn thành trong tháng 11 tới; tăng cường phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy cải tạo các khu chung cư cũ...

Giữa bộn bề công việc, trách nhiệm nặng nề, Hà Nội luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đồng thời chủ động chọn việc để làm, đã làm thì quyết tâm “làm ra tấm ra món”.

Duy trì phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau. Đến nay, toàn thành phố còn 2.134 hộ nghèo (chiếm 0,095% tổng số hộ dân) và 22.263 hộ cận nghèo (chiếm 0,99% tổng số hộ dân). Thành phố đang thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 với chỉ tiêu giảm từ 25-30% số hộ nghèo và 10% số hộ cận nghèo hằng năm, phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo.

 

Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Trước hết từ nay đến cuối năm 2023, thành phố phải hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo. 

Để làm được điều đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị thành phố, gương mẫu, đi đầu, gần dân, sát dân, thực hiện tốt phương châm “dân là gốc”; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các cấp ủy tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong hệ thống chính trị thành phố cần thực hiện thật tốt chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, đặc biệt là chủ động thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội. Đây là chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng định hình lại tư duy, nhận thức về trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Đồng thời, quan trọng hơn là thông qua thực hiện chỉ thị này, chúng ta, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 

Các cấp, các ngành thành phố phải tiếp tục thực hiện tốt tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lời chúc Tết Đảng bộ và nhân dân Thủ đô nhân dịp Tết nguyên đán Quý Mão. Trọng tâm đó là khơi dậy ý chí, vươn lên xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại; nêu cao hơn nữa lòng tự hào, tự trọng, ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành, chủ động, tích cực tranh thủ mọi thời cơ và thuận lợi, bình tĩnh, tỉnh táo vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. 

Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

TP. HCM đang là 1/21 địa phương có tỷ suất sinh thấp nhất cả nước, khoảng 1,32 con/phụ nữ.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt cho biết sẽ tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo kết quả một cuộc điều tra từ các độc giả do tạp chí Mỹ US News & World Report công bố mới đây, Việt Nam vinh dự góp mặt trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.

Theo quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp, tại Thông tư 55 năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, sẽ có 3 loại phương tiện bắt buộc phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Mùa Giáng sinh năm nay, xu hướng lựa chọn quà tặng Noel thay đổi rõ rệt. Sự biến động trong mẫu mã, thiết kế cùng với sự điều chỉnh về giá cả đang tạo nên những món quà mới mẻ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.

Theo Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày1/1/2025, về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, công an có thể khai thác dữ liệu từ camera hành trình để xử lý vi phạm.

Với sự kết nối mạnh mẽ và sự đa dạng của các ngành nghề, người trẻ đang đứng trước những cơ hội đầy hứa hẹn. Họ chọn những con đường sáng tạo hơn, chủ động hơn trong công việc. Không ít người đã rẽ lối sang công việc tự do để theo đuổi đam mê, mong muốn tự do thể hiện bản thân mình.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Với mong muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, Quận đoàn Hà Đông đã tổ chức chương trình “Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu”, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tại các trường học nhiệt tình tham gia.

Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.

Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.

Sau hơn ba tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới.

Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác bài hát về phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhằm kêu gọi mọi người không hút thuốc, bỏ thuốc để cùng nhau xây dựng môi trường sống trong lành không khói thuốc lá.

Thời gian qua, những chiếc xe đạp ít nhiều đã giúp người dân, khách du lịch có thêm lựa chọn sử dụng phương tiện công cộng, từ đó dần thay đổi thói quen đi lại, góp phần bảo vệ môi trường.

Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ, nhưng sắc đỏ của hoa đào, vàng xanh của cây quất đã bắt đầu xuất hiện tại một số khu chợ của Thủ đô, tạo nên không khí Tết sớm.

Về thời tiết dịp Giáng sinh, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền Bắc phổ biến không mưa, sương mù nhẹ, rét đậm, có nơi rét hại về đêm và sáng, nắng nhẹ về trưa và chiều.

Sau khi kiểm tra hiện trường vụ phóng hỏa làm 11 người tử vong ở đường Phạm Văn Đồng, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố siết quản lý trật tự xây dựng và an toàn PCCC cho nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng và căn hộ.

Ngày mai 22/12, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM chính thức hoạt động và người dân TP.HCM đang háo hức chờ đón để được trải nghiệm.

Tháng 9/2023, cầu đường bộ thuộc dự án nâng cấp tuyến đường vận tải thủy sông Đuống chính thức khởi công xây dựng. Với tổng mức đầu tư gần 590 tỷ đồng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2025. Song, do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, dự án có thể sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện thêm 3 năm.

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM ngày 20/12 đã khai trương, đưa vào hoạt động 17 tuyến xe buýt điện kết nối tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2035, sớm hơn 15 năm so với yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng cũng mong muốn thành phố sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay.

Theo kế hoạch, đường song hành Vành đai 4 qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025. Hiện các nhà thầu đang tập trung thi công, bám sát tiến độ.

Hôm nay (21/12), 16 thí sinh Tiếng hát Hà Nội 2024 đã khởi động vòng chung kết cuộc thi bằng nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường tại bãi bồi ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân (Hoàn Kiếm).

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa thăm hỏi và trao tặng 220 phần quà cho các em nhỏ đang điều trị tại bệnh viện và học sinh Trường THCS Hy Vọng, với tổng trị giá 80 triệu đồng.

Sáng nay 21/12, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại khu đô thị Royal City (phường Thượng Đình).

Sáng nay (21/12), ngày đầu tiên mở cửa cho người dân tham quan Triểm lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, hàng nghìn người dân đã xếp hàng vào xem Triển lãm và tỏ ra hào hứng khi lần đầu được tận mắt chứng kiến vũ khí, khí tài quân sự của Việt Nam và các nước trưng bày tại đây.

Sáng nay (21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.