Tạo sức bật mới để Thủ đô phát triển

Hà Nội đang đứng trước thời cơ, vận hội phát triển mới. Trong bối cảnh thuận lợi là cơ bản, nhưng đồng thời, Thành phố cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tiễn đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết của Đảng, nêu cao lòng tự hào, ý chí quyết tâm, tạo sức bật mới cho con đường phát triển.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN, HOÀN THIỆN CÁC QUY HOẠCH LỚN, BAO TRÙM

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, dù chịu tác động rất lớn của đại dịch Covid-19 và những biến động mạnh của tình hình kinh tế, địa chính trị thế giới, nền kinh tế Thủ đô cho thấy sức bền, khả năng chống chịu cao, trở thành điểm sáng về tăng trưởng của cả nước. 

Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn Thành phố năm 2021 tăng 2,92%; Năm 2022 tăng 8,89%, đều cao hơn bình quân chung cả nước. 9 tháng 2023, kinh tế Hà Nội tốt lên theo từng quý (Quý I tăng 5,81%, Quý II tăng 5,93%, Quý III tăng 6,49%). Cơ cấu kinh tế đã phản ánh rõ kết quả này khi dịch vụ vươn lên chiếm tới 65,88%. GRDP Thành phố 9 tháng tăng 6,08%, cao hơn gần 1,5 lần tăng trưởng GDP cả nước (4,24%). Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 9 tháng ước thực hiện 305.300 tỷ đồng, đạt 86,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2022.

"Hà Nội đang định hình một chân dung phát triển mới, quyết tâm mới và đang làm một cách tích cực, đấy là quy hoạch phát triển Thủ đô, tầm nhìn 2045 - 2050. Đây là cách tiếp cận theo tầm mới trong phát triển Hà Nội, chứ không theo logic cũ", PGS - TS Trần Đình Khiêm - UV Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhận định.

Hơn 1 năm qua, Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị trở thành nguồn động lực mới thúc đẩy Thủ đô phát triển. Hà Nội đã tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng thể chế nhằm cụ thể hóa mục tiêu trở thành Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. 3 nhiệm vụ lớn đang được tập trung triển khai, gồm: Lập Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; xây dựng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Theo đó, Hà Nội tập trung định hướng phát triển 2 Thành phố trực thuộc Thủ đô, vừa là những cực tăng trưởng mới, vừa giúp kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô. Thành phố Bắc sông Hồng bao gồm 3 huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài. Thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) lấy Khu công nghệ cao Hòa Lạc vừa được bàn giao về Hà Nội quản lý, làm hạt nhân. Hai thành phố sẽ gắn với 5 trục phát triển, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, thay đổi quan điểm phát triển đô thị theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông như hiện nay. 

"Trong sự phát triển Thủ đô giai đoạn tới, chúng ta đã nhận được sự quan tâm rất linh hoạt, cơ động của lãnh đạo thành phố. Đây là sự sáng tạo quyết liệt, đổi mới của thành phố Hà Nội. Với một cơ chế đặc thù, Hà Nội chắc chắn sẽ trở thành một thành phố năng động, trung tâm gắn kết với các vùng miền phía Bắc", TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam nói.

Hà Nội đang quá tải về hạ tầng giao thông, nhu cầu hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đầu tư nhanh chóng các cây cầu vượt sông, các tuyến đường sắt rất lớn và rất cấp bách. Nhưng nếu thực hiện như cơ chế hiện hành thì phải rất lâu mới có thể hoàn thành, vừa gây lãng phí tiền của, vừa lãng phí thời cơ, cơ hội phát triển. Giao quyền cho Hà Nội cũng chính là tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung tiến lên.

" Hà Nội đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỉ, thuộc tầm dự án quan trọng Quốc gia, nên phải thông qua Quốc hội. Tuy nhiên, khi đã có quy hoạch, ngân sách của Hà Nội, thì mong những vấn đề này sẽ được giao cho Thủ đô quyết định và triển khai. Một hệ thống giao thông khác cũng cần được nhắc tới, đó là hệ thống 10 tuyến đường sắt đô thị. Theo dự toán sẽ trên 20 tỉ USD, nhưng đã có quy hoạch đầy đủ, mong Hà Nội sẽ được giao quyền triển khai thực hiện, cũng như cho phép Thủ đô vay nguồn lực từ bên ngoài đẻ xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông này...", Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chia sẻ những mong muốn về phát triển hệ thống giao thông đô thị

XÁC ĐỊNH VỊ THẾ MỚI CHO VĂN HÓA THỦ ĐÔ

Hà Nội hiện có 5.922 di tích lịch sử, văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; trên 1.350 làng nghề và làng có nghề; 1.095 lễ hội dân gian cổ truyền và sinh hoạt văn hóa cộng đồng... Cụ thể hóa Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, Thành phố xác định 3 lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo gồm y tế, giáo dục và văn hóa. Đến nay, nguồn vốn cấp thành phố và cấp huyện được xác định đầu tư cho 3 lĩnh vực này đã đạt hơn 90.000 tỷ đồng. Hơn 1 năm qua, chủ trương này đã đem lại lợi ích với hàng trăm công trình được thụ hưởng, qua đó đem lại niềm vui cho nhân dân, đồng thời mở ra cơ hội phát triển dịch vụ, du lịch tạo sinh kế cho bà con. 

Một chủ trương lớn và cũng là bước đi đột phá về phát triển hạ tầng là Hà Nội đã chủ động đề xuất và được Trung ương, Quốc hội thông qua chủ trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Chỉ trong thời gian ngắn, Dự án đã được triển khai, hoàn thành các mốc tiến độ theo kế hoạch như bàn giao mốc giới, đặc biệt là tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng. Ngày 25-6, đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định, thành phố Hà Nội đã đi đầu khởi công dự án tại 4 điểm trên địa bàn. Đến nay, gần 90% diện tích đã được giải phóng mặt bằng ở 3 tỉnh, thành phố. 14 mũi thi công dự án đã và đang được các nhà thầu triển khai. Thành phố cũng đang tích cực tháo gỡ khó khăn về mỏ vật liệu, chỉ đạo các quận, huyện quản lý chặt chẽ diện tích đã thu hồi, phối hợp bàn giao cho chủ đầu tư, các nhà thầu để tổ chức thi công.

Hà Nội cũng đã chỉ đạo nhiều giải pháp mang tính bước ngoặt nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, nổi cộm, cấp thiết đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Quyết liệt xử lý đối với 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai; tăng cường phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy cải tạo các khu chung cư cũ...Giữa bộn bề công việc, trách nhiệm nặng nề, Hà Nội luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đồng thời chủ động chọn việc để làm, đã làm thì quyết tâm “làm ra tấm ra món”.

Duy trì phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, Thành phố còn làm tốt và không ngừng cố gắng để ngày càng làm tốt hơn công tác an sinh xã hội và bảo trợ xã hội trên tinh thần để không ai bị bỏ lại phía sau. Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo.

Thời gian tới, nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô rất nặng nề, trong khi khó khăn, thách thức được dự báo còn rất lớn. Trước hết từ nay đến cuối năm 2023, thành phố phải hoàn thành một số chỉ tiêu và nhiệm vụ rất quan trọng của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và những năm tiếp theo. 

DÁM NGHĨ, DÁM LÀM, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM VÌ LỢI ÍCH CHUNG

Tiếp tục thực hiện thật tốt chủ đề công tác năm: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chủ động thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24 ngày 7-8-2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội. Đây là chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng định hình lại tư duy, nhận thức về trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân; khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm. Quan trọng hơn là thông qua thực hiện Chỉ thị này, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đảng viên, cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu phải tiến thêm một bước để dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. 

Năm 2024, Thành phố sẽ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, một cột mốc có ý nghĩa to lớn, đánh dấu quá trình vươn lên của Hà Nội từ trong gian khổ đấu tranh, ca khúc khải hoàn đến vinh quang của sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và phát triển. Ngay từ hôm nay, việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đem lại bước phát triển mới cho địa phương, đơn vị, nâng cao đời sống người dân chính là món quà chào mừng có ý nghĩa nhất . 

User
Ý KIẾN

Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.

Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.

Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Thời gian qua, được sự quan tâm của thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo hàng chục km đường giao thông liên xã, liên huyện.

Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình vừa tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường, xây dựng mô hình “Đoạn đường, tuyến phố không rác” chào năm mới 2025.

Thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu tổ chức Đại hội cấp cơ sở, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2025-2027.

Những thông điệp rất gần gũi ngay trong cuộc sống của từng gia đình, những mối quan hệ với hàng xóm, khu chung cư,... đó là những đề tài được nhấn mạnh trong “Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Long Biên năm 2024”. Cuộc thi diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và lan tỏa nhiều ý nghĩa.

UBND quận Ba Đình đã tổ chức Ngày hội Văn hóa quân - dân năm 2024 nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Sáng 21/12, nhân Kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội, đơn vị thành viên của Hội liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Hà Nội đã phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, tưởng nhớ những người con của Hà Nội đã thiệt mạng trong đợt thảm sát bằng máy bay ném bom B52 mùa đông năm 1972.

Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập vào sáng 20/12. Những kết quả cụ thể, thiết thực và liên tục bền bỉ trong suốt 30 năm qua của Chi cục đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự và phát triển Thủ đô và đất nước.

Thời gian qua, UBND quận Ba Đình đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân quyết tâm đẩy mạnh và lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Năm 2024, quận Hoàn Kiếm thu ngân sách ước đạt trên 21.800 tỷ đồng, đạt 117% dự toán, bằng 133% so cùng kỳ.

Tết Dương lịch 2025, Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh.

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến của Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP với các quận, huyện, thị xã diễn ra chiều nay, 20/12.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông để đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, UBND quận Ba Đình tổ chức hội nghị giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động phong trào thi đua năm 2025.

Tuổi trẻ Học viện Hậu cần phối hợp với Tuổi trẻ Quận đoàn Long Biên vừa tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm đặc biệt “Khát vọng cống hiến và trưởng thành trong đoàn viên thanh niên”.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê duyệt 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện trông giữ xe tại một phần lòng đường.

Tại cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy để nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về vụ cháy xảy ra tại số nhà 258 đường Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP nhanh chóng chỉ đạo công tác cứu chữa nạn nhân vụ cháy xảy ra tại đường Phạm Văn Đồng, đang được điều trị tại bệnh viện.

Để chuẩn bị tốt cho Tết dương lịch và Tết âm lịch Ất Tỵ, sáng 19/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã, quán triệt lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong đó tập trung vào công tác quản lý lễ hội, an toàn thực phẩm và dịch bệnh trên toàn thành phố.

Chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 19/12, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đi thăm và tặng quà công nhân lao động Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi - Hanel thuộc khu công nghiệp Sài Đồng, quận Long Biên.

Sáng 19/12, HĐND quận Thanh Xuân khóa VI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 15 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024). Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Bùi Huyền Mai tham dự.

Từ lâu, nhân dân phường Định Công, quận Hoàng Mai vẫn duy trì hoạt động “Ngày cuối tuần xanh”, nhằm làm cho đường phố xanh - sạch - đẹp, hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

Tối qua, 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.

Cùng với công tác khắc phục sự cố, cần huy động mọi nguồn lực nhằm cứu chữa nạn nhân vụ cháy. Đây là yêu cầu của Hà Nội nhằm đảm bảo điều kiện chữa trị tốt nhất cho các bệnh nhân.

Hà Nội vừa công bố mức hỗ trợ cho các nạn nhân tử vong và bị thương trong vụ cháy tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm.

Thông tin từ Bệnh viện 198 – Bộ Công an, đến 17h chiều nay (19/12), đã xác minh được danh tính của toàn bộ 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội).

Ngày 19/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đến hiện trường và chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.

Hà Nội vừa công bố mức hỗ trợ cho các nạn nhân tử vong và bị thương trong vụ cháy tại đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm.

Sáng 19/12, HĐND huyện Gia Lâm khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 19. Kỳ họp sẽ diễn ra trong hai ngày 19 và 20/12.

Sáng 19/12, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới Bệnh viện E để thăm hỏi các nạn nhân của vụ cháy xảy ra tối 18/12 tại nhà số 258 đường Phạm Văn Đồng.

Tại phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố do Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức, các đại biểu nêu rõ thực trạng tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại khu vực ngoài đê, bãi sông Hồng và sông Đuống. Một số hộ dân còn xây nhà vi phạm trên mặt đê hoặc giáp bờ sông, dẫn đến mất an toàn trong hành lang thoát lũ.

Sáng nay (19/12), dưới sự điều hành của Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Theo đó các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tiến trình thực hiện mục tiêu quản lý đê điều, hành lang thoát lũ.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đến dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội vào tối 18/11.

Sáng 19/12, Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XII; tổng kết 15 năm triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4277/UBND-NC chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Sáng nay (19/12), Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn điều hành phiên giải trình.

Sáng nay (19/12), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng lãnh đạo thành phố đã đến Bệnh viện E thăm hỏi, động viên các nạn nhân của vụ cháy tại quán quán cà phê tại Bắc Từ Liêm.

Sáng 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng lãnh đạo thành phố đã đến Bệnh viện E thăm hỏi, động viên các nạn nhân của vụ cháy tại quán cà phê tại Bắc Từ Liêm.

Lãnh đạo Hà Nội giao Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vụ cháy tại phường Cổ Nhuế 2.

Sức tiêu thụ nông sản thực phẩm dịp cuối năm trên thị trường Hà Nội dự báo có thể tăng 20 - 30%. Các doanh nghiệp đã sớm chủ động xây dựng nguồn cung nông sản, không để xảy ra tình trạng thiếu - thừa cục bộ.

Sáng nay, Thường trực HĐND Thành phố đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn điều hành phiên giải trình.

Sáng nay, 19/12, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố.