Tập đoàn Nam Cường cố tình sai phạm tại các dự án?

Một tập đoàn đang nắm giữ những dự án có diện tích hàng trăm nghìn m2 đất quy hoạch làm các công viên, hồ điều hòa nhưng dường như cố tình để hoang gây lãng phí tài nguyên đất của thành phố. Sai phạm này đang thuộc về Tập đoàn Nam Cường, chủ đầu tư của những dự án nói trên. Điều đáng nói là trong khi đó, Hà Nội đang nỗ lực và quyết tâm trong năm 2023 làm sống lại các công viên, giải cơn khát không gian xanh cho người dân Thủ đô.

Một ví dụ điển hình là Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang. Sau 7 năm xây dựng, toàn bộ khu công viên và hồ điều hòa tại đây hiện vẫn bị quây tôn kín mít, bên trong không một bóng người. Các vị trí tiểu cảnh, cây xanh đô thị chen lẫn cây dại mọc như rừng rậm, phủ ngang người, thậm chí phủ gần kín lối đi. Thiếu bàn tay chăm sóc, hạ tầng xây dựng sau nhiều năm không được đưa vào sử dụng đã xuống cấp.

Hệ thống cột đèn đã được dựng gần 2 năm nay nhưng chưa một lần được chiếu sáng để phục vụ người dân tản bộ. Một phần mặt bằng được sử dụng làm nơi tập kết rác. Rất nhiều dấu hiệu cho thấy, công viên này không chỉ bị bỏ hoang quá lâu, mà còn bị khai thác sai mục đích.

Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1, đã được cấp phép xây dựng đối với phần công viên nhưng đến nay vẫn chưa thành hình.

Xót xa nhất là công viên bị bỏ hoang trong bối cảnh cả khu vực tiếp giáp giữa 2 quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân đang thiếu trầm trọng không gian công cộng. Thậm chí theo quy hoạch, đây là công viên có quy mô lớn duy nhất của khu vực đông dân cư này. 

Bên trong công viên là những nhà tạm được dựng từ khi nào, không ai biết

Theo quy hoạch, Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang có tổng diện tích hơn 11 ha, trong đó diện tích mặt nước là 6,4 ha do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Được chính thức triển khai xây dựng vào tháng 10/2016 , kế hoạch hoàn thành vào tháng 6/2017, nhưng đến nay đã 7 năm vẫn chưa thể hoàn thành. 

Tại buổi làm việc với Trung tâm phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm – đơn vị phụ trách giải phóng mặt bằng, phía chủ đầu tư dự án cho biết, nguyên nhân của việc hoang hóa,  chậm bàn giao là do chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng của 2 quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân. Còn theo ông Nguyễn Đức Vinh – Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đô thị - Tập đoàn Nam Cường  “Mặt bằng chậm bàn giao khiến chủ đầu tư không thể hoàn thành dự án, do xây dựng bỏ hoang lâu ngày khiến hạ tầng xuống cấp, kiến nghị các quận sớm bàn giao nốt mặt bằng…”

Để xây dựng công viên này, sự chậm trễ - được lý giải, thì đến từ nhiều phía. Quận Thanh Xuân phải thu hồi hơn 5.800m2 đất của 2 tổ chức và hơn 50 hộ dân. Tuy nhiên hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, mặt bằng chưa được bàn giao. Còn tại địa bàn quận Nam Từ Liêm, Trung tâm phát triển quỹ đất quận cho biết, phải thu hồi hơn 260.000m2, nhưng đến nay vẫn còn 10 hộ gia đình với diện tích hơn 4.000m2 chưa nhận tiền hỗ trợ để bàn giao. Dự án công viên được phê duyệt từ 15 năm trước ( 2008 ) cùng với Khu đô thị mới Phùng Khoang, quá trình triển khai có sự điều chỉnh về chính sách pháp luật, gây chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó GĐ Trung tâm Phát triển Quỹ đất Quận Nam Từ Liêm lại cho rằng : nguyên nhân của sự chậm trễ là “do trải qua 2 lần áp dụng Luật đất đai 2003 và 2013 nên chính sách giải phóng mặt bằng thay đổi, hiện các hộ không nhận tiền đền bù thì trong tháng 12 này quận sẽ ra quyết định cưỡng chế để bàn giao….” 

Được biết, dự án Công viên hồ điều hòa Phùng Khoang đang được Thành phố Hà Nội gia hạn đến hết quý IV năm 2024 phải hoàn thành. Nếu hai quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân không có sự quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và chủ đầu tư, mà cụ thể ở đây là tập đoàn Nam Cường không nỗ lực trong cải tạo, chỉnh trang thì dự án khó có thể hoàn thành .Và khi ấy, người dân trong khu vực chỉ biết tiếp tục đỏ mắt không biết đến bao giờ “lá phổi xanh” này mới được trở thành không gian công cộng.

Trớ trêu thay, không chỉ Công viên Hồ điều hòa Phùng Khoang bị bỏ hoang. Một công viên khác cũng do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư đã hoàn thành 3 năm nay nhưng vẫn chưa thể đưa vào vận hành vì sai phạm về quy hoạch. Đó là Công viên Thiên Văn học nằm trong Khu đô thị mới Dương Nội - hiện cũng đang trong tình trạng hoang hóa, gây lãng phí. Hàng rào bên ngoài vẫn được dựng lên, quây kín xung quanh nhưng các hạng mục phía trong thì lâu ngày đang xuống cấp.

Công viên Thiên văn học không một bóng người

Được biết, tại Công viên Thiên văn học này, chủ đầu tư đã điều chỉnh tăng diện tích mặt nước, giảm diện tích cây xanh, sai so với quy hoạch được phê duyệt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc công viên đến giờ phút này vẫn chưa được đưa vào vận hành.

Mặc dù, chủ đầu tư không thay đổi diện tích tổng thể công viên, không xây dựng công trình mang lợi ích thương mại nhưng đã âm thầm tự ý điều chỉnh các hạng mục bên trong . Chính cái sai này có thể tạo ra tiền lệ cho những vi phạm khác. 

Hạ tầng trong công viên Thiên văn học xuống cấp theo thời gian

Điều này đã từng có tiền lệ diễn ra trên địa bàn Hà Nội, khi mà không ít chủ đầu tư dự án khu đô thị tự ý điều chỉnh một chi tiết nhỏ, làm sai lệch so với quy hoạch được duyệt, mục đích là kéo dài quá trình bàn giao hạ tầng cơ sở để phục vụ lợi ích và toan tính của họ. Do đó, với những kiểu vi phạm này pháp luật cần phải có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. 

Từ năm 2022, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp cùng UBND Quận Hà Đông và các đơn vị chức năng xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng ở  dự án nêu trên của Tập đoàn Nam Cường. Đồng thời giao Sở Quy hoạch Kiến trúc kiểm tra toàn diện vấn đề pháp lý của dự án này. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Và bởi thế, câu hỏi bao giờ công viên được mở cửa đón người dân sẽ vẫn còn rất lâu mới có lời giải đáp...

 

User
Ý KIẾN

Nhiều năm qua, ba tòa nhà cao tầng tại khu tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai) bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng dù được xây dựng để phục vụ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề nghị Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố và UBND các quận, huyện mở rộng xử phạt thông qua việc trích xuất từ hình ảnh các phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm trên các tuyến đường đón trả khách, đặc biệt các tuyến đường xung quanh bến xe nhằm hạn chế tình trạng "xe dù, bến cóc”.

Bắt đầu từ ngày 1/6, 5 quận nội thành của Hà Nội sẽ lần lượt tổ chức thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn.

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm, rất nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan và tầng lớp nhân dân đã đề xuất những ý tưởng đột phá, giải pháp sáng tạo cho Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngoại thành Hà Nội đang trở thành lựa chọn vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng với nhiều sản phẩm du lịch được nâng cấp, làm mới cho du khách vào mùa hè năm nay. Du khách có thể tham gia nhiều trải nghiệm khác nhau như leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh...

Trước ngày 20/6 tới đây, việc tổ chức tổng rà soát, kiểm tra 100% cơ sở nhà trọ trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ phải hoàn thành.

Đường Đào Duy Tùng từng là nỗi lo ngại với người dân hai xã Cổ Loa và Uy Nỗ, huyện Đông Anh. Sau một năm thi công, trục đường liên xã đã mang một diện mạo hoàn toàn mới.

Nhiều cử tri mong muốn sau khi đi vào thực tiễn, Luật Thủ đô sẽ góp phần làm cho Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững hơn, trong sạch hơn, xứng đáng là trái tim của cả nước.

Thấm nhuần lời dạy của bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, toàn thành phố đã có 40 đơn vị cấp cơ sở thuộc lực lượng vũ trang Thủ đô tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng.

UBND thành phố Hà Nội đã phát động tháng 6 là "Tháng hành động vì trẻ em năm 2024" với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em".

Thành phố Hà Nội xác định công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

Toàn thành phố Hà Nội tổ chức cho gần 382.000 trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A trong chiến dịch đợt 1 của Ngày vi chất dinh dưỡng năm 2024.

Với thông điệp "Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại", Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện thị xã Sơn Tây vừa phối hợp với Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện tại xã Xuân Sơn.

Nhân Tháng công nhân 2024, Liên đoàn lao động Hà Nội đã tập trung xây dựng “mái ấm công đoàn” cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn giúp những đoàn viên an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.

Xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi đất cát và làm hư hỏng đường dân sinh ở huyện Thường Tín đã đồng loạt vắng bóng trong ngày có cuộc tuần tra của lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông huyện.

Bức tranh kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm của Thủ đô chứng kiến nhiều điểm nhấn ấn tượng như Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 1,120 tỷ USD; thu ngân sách tăng 12,7%, lượng khách du lịch đến thành phố đạt 2,6 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái…

Thành phố Hà Nội đã trở thành địa phương đứng đầu cả nước về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương với 62,86 điểm. Trước đó, Hà Nội cũng lần đầu tiên lọt top 200 thành phố đổi mới sáng tạo toàn cầu. Để tiếp tục giữ vững thứ hạng cao này, Hà Nội quyết tâm duy trì điểm mạnh, cải thiện điểm còn hạn chế.

Ngày hội Thế giới tuổi thơ lần thứ XXV năm 2024 diễn ra từ ngày 30/5/2024 đến ngày 2/6/2024, tại sân Quảng trường khu Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.

Thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính căn dặn, các cháu hãy cố gắng, nỗ lực vượt qua những nghịch cảnh để học tập tốt, rèn luyện tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.

Tối 30/5, tại huyện Mỹ Đức, Phó chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đã phát động Tháng hành động vì Trẻ em năm 2024 “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em”. Dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Nguyễn Thị Hà.

Trên nhiều con ngõ, tuyến phố của Hà Nội vẫn tình trạng dây điện, cáp viễn thông giăng mắc chằng chịt, rối mắt như mạng nhện, không chỉ làm xấu cảnh quan mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Việc di dời trụ sở các trường đại học ra khỏi nội đô ở Hà Nội diễn ra rất chậm do không có kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất mới, thiếu cơ chế, nguồn lực.

Đường sắt đô thị Hà Nội là một trong số những dự án hỗ trợ kỹ thuật lớn, điển hình thuộc lĩnh vực giao thông đô thị dành cho Việt Nam, được EU tài trợ, thông qua AFD với trị giá 10 triệu Euro.

Sắp tới, khi các cơ quan tiến hành tố tụng đưa các vụ án liên quan đến đăng kiểm ra xét xử, có thể xảy ra ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới do thiếu đăng kiểm viên.

Chiều và đêm nay (30/5), nhiều khu vực tại Hà Nội và trên cả nước tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết.

Chính quyền phường Xuân Tảo quận Bắc Từ Liêm đã đứng ra giải quyết, yêu cầu chủ đầu tư tòa nhà N03T3-T4 chung cư Horizon Tower và cư dân phải thỏa thuận về việc tăng phí gửi ô tô. Tuy nhiên, chủ đầu tư chung cư vẫn tự ý tăng giá, khóa thẻ, ngăn không cho xe ô tô vào hầm.

Hà Nội hiện còn 29 trung tâm đăng kiểm với 53/59 dây chuyền kiểm định đang hoạt động, với 226 đăng kiểm viên làm việc.

Dự án mở rộng đường Âu Cơ hiện đã cơ bản hoàn thành và dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 6 tới.

5 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của huyện Ứng Hòa ước đạt 8.120 tỷ, tăng hơn 7,3% so với cùng kỳ năm trước; tổng thu ngân sách đạt trên 198 tỷ đồng, đạt 52% dự toán thành phố giao.

UBND Thành phố Hà Nội vừa xin ý kiến Bộ Giao thông Vận tải về dự thảo Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị của Thủ đô, trong đó xác định đường sắt là trục xương sống của hạ tầng giao thông vận tải.

Lượng khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 5/2024 đạt 2,37 triệu lượt, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô là một trong những nội dung của Chương trình hành động số 18-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 27 NQ/TW.

Sở du lịch Hà Nội cho biết, tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 11,55 triệu lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.

Giữa mùa hè, nhiều người Hà Nội bất ngờ thấy hoa sữa nở trái mùa, hương phảng phất trên phố. Không chỉ một loài hoa sữa, hiện tượng hoa nở hoa sớm những năm gần đây là minh chứng rõ ràng cho tác động của biến đổi khí hậu lên hành tinh.

Tại phố Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hàng loạt hàng quán ngang nhiên kê bàn ghế, bày bán hàng ăn, dựng xe chiếm trọn vỉa hè.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lên phương án ứng phó với những trận mưa có lượng mưa từ 50-70 mm/h và những trận mưa trên 100 mm/h. Năm nay, trên địa bàn thành phố dự kiến xuất hiện 30 điểm úng ngập.

Sau một tháng triển khai tiếp nhận thông tin phản ánh vi phạm giao thông qua trang Zalo chuyên biệt, phòng CSGT Hà Nội đã có căn cứ xử lý gần 300 trường hợp phạm luật An toàn giao thông.

Hà Nội vừa quy định phương pháp xác định dân số đối với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp theo chỉ tiêu 3,6 người/căn hộ hoặc xác định theo cơ cấu phòng ở và diện tích sử dụng căn hộ tương ứng.

Dân số nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp làm nhà ở thương mại được xác định theo chỉ tiêu 3,6 người/căn hộ hoặc xác định theo cơ cấu phòng ở và diện tích sử dụng căn hộ tương ứng.

Người tham gia giao thông và các hộ dân sinh sống tại khu vực thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín đang phải sinh sống trong tình trạng ô nhiễm âm thanh và môi trường do xe tải hoạt động suốt ngày đêm.

Quận Hoàn Kiếm là nơi dân cư đông đúc, tấc đất tấc vàng. Các tiểu thương ra sức chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh với nhiều lý do.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt danh mục 39 sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong các trường học ở Hà Nội từ năm học 2024-2025.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất đầu tư gần 4.500 tỷ đồng xây dựng ba hầm chui chạy xuyên tuyến Vành đai 3.

Quốc lộ 21A và Quốc lộ 21B với tổng chiều dài khoảng 35km sắp được chi hơn 21.000 tỷ đồng mở rộng giúp giảm ùn tắc.

Chỉ 2 km tính từ đầu quốc lộ 6 vào đến chùa Trầm, thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt huyện Chương Mỹ, có tới 3 đoạn xuống cấp nghiêm trọng.

Trong hai năm 2024 - 2025, gần 800 cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ khoảng 28 tỷ đồng để xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường.