Tập thể cũ lưu giữ ký ức Hà Nội
Những khu tập thể cũ Trung Tự, A6 Giảng Võ, Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Nam Đồng... được xây dựng từ những năm 50-60 của thế kỷ trước là một phần thân thương của Hà Nội, là nơi lưu giữ ký ức của nhiều thế hệ người dân Hà thành.
Trong tâm trí của nhiều bạn trẻ hôm nay, hẳn những khu tập thể cũ chỉ là một mảng màu mờ nhạt trong diện mạo thủ đô hiện đại. Nhưng với những ai đã từng lớn lên, đã từng gắn bó cả tuổi thơ ở đó thì khu tập thể cũ lại là nơi cất giữ biết bao kỷ niệm.
Sau năm 1954, miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa có một hình mẫu mới ra đời, gọi là nhà tập thể. Những khu tập thể được xây dựng từ những năm 50-60 là nơi trú ngụ của hàng ngàn người. Họ chủ yếu là những cán bộ, công nhân viên chức thuộc những cơ quan, xí nghiệp... được phân phối căn hộ để ở.
Từ đó cho đến nay, nhiều thế hệ đã ra đời trong những khu tập thể này. Dù xã hội bên ngoài đã thay đổi rất nhiều, nhưng khi "lạc" vào những khu tập thể cũ kỹ này, có cảm giác như cuộc sống của cư dân vẫn như ở những năm tháng của thế kỷ trước.
Với những người con Hà Nội thế hệ 6X, 7X, khu tập thể là cả một ký ức tuổi thơ sống động và ngập tràn kỷ niệm. Ở nơi ấy, họ có cuộc sống rất giản dị, êm đềm, thuận hòa với hàng xóm láng giềng, cùng chia sẻ ngọt bùi với chúng bạn trong khu tập thể.
Sinh ra và lớn lên ở khu tập thể Giảng Võ, với anh Nguyễn Hoàng Lâm, một trong những người sáng lập ra nhóm ký họa đô thị Hà Nội, ký ức về khu tập thể cũ là những điều không thể nào quên với những “đặc sản” như xếp hàng lấy nước, nuôi lợn trong nhà, sử dụng chung công trình phụ... Sự chật chội dễ làm nảy sinh mâu thuẫn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi, gắn bó “tối lửa tắt đèn có nhau” mà trong cuộc sống hiện đại không dễ gì có được.
"Tôi sinh ra và lớn lên ở khu tập thể này, nơi đây gắn bó với tôi suốt những năm 70 của thế kỷ trước. Khu tập thể Giảng Võ cũng như các khu này đời sống trong khoảng thời gian bao cấp rất khó khăn nhưng rất đáng nhớ", anh Lâm chia sẻ.
Thi sĩ Lưu Quang Vũ từng miêu tả về không gian sống ở những khu tập thể, qua bài thơ "Nhà chật":
“Nhà chỉ mấy thước vuông, sách vở xếp cạnh nồi
Nếu nằm mơ, em quờ tay là chạm vào thùng gạo
Ô tường nhỏ treo tranh và phơi áo
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình
Nhà chật như khoang thuyền hẹp nhỏ giữa sông
Vừa căng buồm để đi, vừa nấu cơm để sống
Phải bỏ hết những gì không cần thiết
Ta chỉ có mấy thước vuông cho hành lý của mình”.
Dù là căn hộ tập thể ở đâu thì đối với những cư dân ngày đó đều là “mảnh trời nhiều nắng, nhiều kỷ niệm, nhiều yêu thương, nước mắt, cũng như nhiều ước vọng”, như nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng viết trong "Nhà cũ ở Thành Công": “Căn phòng đã nhốt/ Những ngày trong veo/ Mùa xuân còn mãi/ Nơi mình buông neo”.
Tập thể cũ - đó là nơi mà nhiều người không thể tưởng tượng nổi khi cả ba thế hệ có thể vui sống chung trong một căn phòng 24m2. Ở đó, người ta dùng chung bể nước, sân chơi và những phòng sinh hoạt cộng đồng nhỏ bé nhưng ấm cúng, là những gì rất đỗi thân thương, nơi những người hàng xóm thân quen như người nhà, nơi không gian ấm áp khó có thể phai nhòa trong ký ức của những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở khu tập thể cũ.
Đặc trưng của các khu tập thể cũ là những dãy nhà được phủ một lớp màu sơn vàng, theo thời gian tạo nên sự rêu phong, cũ kỹ. Cầu thang bộ, lối đi chật hẹp với những khe cửa hoa ít ánh sáng. Người ta còn tận dụng những sảnh cầu thang bộ chung đó để đồ đạc cũ hỏng hay là nơi để những bếp than tổ ong, bếp dầu.
Tất cả những vật dụng đó dù bừa bộn, cũ kỹ, ẩm mốc nhưng lại lưu dấu trong tâm trí mỗi người. Để rồi những gì cũ kỹ thân thương ấy lại trở thành những kỷ niệm đẹp về nơi người ta đã từng sống những năm tháng thiếu thốn, khốn khó về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần.
"Chuồng cọp", "chuồng chim" là một khái niệm đã quá quen thuộc với người dân Hà Nội, nhất là những ai đã từng sống ở những căn hộ tập thể với diện tích nhỏ hẹp. Không gian tự phát phổ biến nhất của những dãy nhà tập thể này là những cái lồng sắt lô nhô ở mặt tiền, phía sau, hai bên hông nhà. Chỉ thêm chút diện tích nho nhỏ thôi mà có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau như làm kho, chỗ đun bếp hay thậm chí có thể thành phòng ngủ nhỏ.
Những cái lồng thò ra thụt vào với đủ mọi kích cỡ, hình dáng, màu sắc như những chiếc balo trên lưng các dãy nhà đã trở thành nét đặc trưng riêng của những khu tập thể cũ Hà Nội một thời.
Nhiều năm đã trôi qua, ký ức về những khu tập thể cũ, nơi từng là chốn đi về ấm êm của biết bao thế hệ người dân Hà Nội, tưởng như đã nhiều phần mai một. Thế nhưng cảm xúc về nơi mình từng sống một quãng thời gian dài luôn là hành trang đi theo suốt cuộc đời mỗi người; thời gian càng lùi xa, cuộc sống càng phát triển lại càng khiến người ta không nguôi nhớ về.
Phải chăng vì thế mà những cuốn sách viết về ký ức một thời ở các khu tập cũ cứ lần lượt ra mắt độc giả như "Đấy là nó nghĩ thế" (Trần Ngọc Anh Thư), "Khu tập thể có giàn hoa tím" (Đức Phạm), "Mảnh trời có lá cờ bay" (Tuệ An), "Quân khu Nam Đồng" của tác giả Bình Ca, "Kim Liên một thuở" của Vũ Công Chiến, cuốn nào ra mắt cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả.
Năm 2019, trong 10 đề cử những tác giả, tác phẩm Vì tình yêu Hà Nội cho giải thưởng Bùi Xuân Phái, có tác phẩm "Kim Liên một thuở" của tác giả Vũ Công Chiến. Tác phẩm là hồi ức của tác giả về những năm tháng gia đình ông sinh sống, gắn bó từ khi ông mới chuyển đến đây với đầy những bỡ ngỡ đến khi từng nếp sống tại đây đã trở nên thân thuộc như ăn vào máu thịt của ông trên từng trang viết.
Những kỷ niệm thân thương nhắc nhớ về nơi con người ta đã từng sống, những năm giản dị, khốn khó mà rất đỗi êm đềm ấy, gói ghém lại như một góc riêng, để rồi giữa vòng quay hối hả của cuộc sống hiện tại, ta lại được trở về bình yên bên ô cửa cũ kỹ ố màu, nhìn ra khoảng sân ngập nắng.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Bãi sông Hồng dưới chân cầu Long Biên gần đây đã đổi thay. Rác thải ô nhiễm tồn đọng lâu ngày được thu dọn để cải tạo, trở thành điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách.
Hơn 40ha trồng đào ở Nhật Tân, làng đào nổi tiếng của Hà Nội, gần như bị cơn bão số 3 (Yagi) phá hủy hoàn toàn.
Nối huyện Đông Anh với quận Long Biên, cầu Đông Trù không chỉ nổi bật bởi vai trò giao thông quan trọng mà còn gây ấn tượng mạnh với thiết kế độc đáo.
Với mục tiêu thay đổi diện mạo của Thủ đô, thời gian qua thành phố đã đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và cải tạo cảnh quan môi trường, mang đến cho người dân một không gian sống chất lượng.
Sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua, hoa giấy ở làng nghề Phù Đổng, huyện Gia Lâm, đã khoe sắc trở lại. Thời điểm này, người trồng hoa đang tất bận chuẩn bị cho Lễ hội 'Sắc hoa trên miền di sản' được tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm.
Hoa ngâu - loài hoa đặc biệt bởi chẳng có cánh mà hoa cứ tròn như hạt, như nụ. Bởi vậy mà các cụ cao niên thường gọi là nụ ngâu, chứ không gọi là hoa ngâu. Những bông hoa nhỏ xíu và chúm chím như nụ cười duyên của nàng thôn nữ.
Nhật Tân từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng đào. Có nhiều di tích lịch sử cùng cảnh quan hấp dẫn, nơi đây đã được công nhân là khu du lịch cấp thành phố.
Trong làn gió thu se lạnh, hoa như một nét chấm phá đầy duyên dáng của Hà Nội, làm say lòng du khách và cả những người đã gắn bó của cuộc đời với Thủ đô.
Ẩn trong những bụi cây, mép nước bên bờ sông Hồng, hay trên những tán cây trong lòng thành phố…những loài chim tìm về sinh sống tạo ra những cảnh quan sinh động cho đô thị. Nhưng chính khi đó cũng thể hiện cách con người đô thị đang ứng xử với tự nhiên.
Nằm giữa hai hồ nước lớn nổi tiếng là hồ Tây và hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên từ lâu được biết đến như một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được xây dựng từ năm 1966, với diện tích gần 5000m2. Tòa nhà là một tác phẩm tổng hòa của kiến trúc cổ điển và hiện đại, kết hợp độc đáo giữa phong cách châu Âu với kiến trúc đình làng Việt Nam.
Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên hoàn thành sau 2 tháng triển khai, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật công cộng đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng.
Những làn gió nhẹ từ đâu thoang thoảng, liu riu như hơi thở của ban mai, đang phả vào vạn vật một chút mong manh mùa mới, vừa đủ cái se sắt để cảm nhận rằng trời đã sang mùa.
Giữa cái se lạnh buổi sớm của Hà Nội, ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang vang lên bỗng cho ta cảm giác như mùa đông đang tới gõ cửa từng nhà. Khi gió se sắt lùa trên những mái ngói phong rêu, ngồi ở quán quen nơi góc phố, ủ trong tay một thức quà ấm nóng, gợi ký ức mùa xưa... Dường như mùa đông đã về...
Những bãi cỏ lau ven đê và cánh đồng hoa cúc vàng nở rộ ngay dưới chân cầu Long Biên đang là những điểm check-in không thể bỏ qua vào những ngày cuối thu này.
Đường Yên Phụ dài 1,4 km, bắt đầu từ dốc đường Thanh Niên đến phố Hàng Đậu. Điểm nhấn dọc tuyến phố là sự kết hợp giữa không gian xanh và các bức họa gốm sứ dài hơn 1000 mét, mô tả các thời kỳ lịch sử và giới thiệu cảnh quan, những địa danh nổi tiếng của Hà Nội.
Hồ Tây trong buổi chiều thu. Không gian thơ mộng bởi mây trời, sóng nước. Người dân và du khách có thể cảm nhận những ngày đẹp nhất trong năm của Hà Nội.
Phố Hoàng Diệu thuộc phường Quan Thánh, quận Ba Đình, gắn với nhiều di tích lịch sử như Hoàng thành Thăng Long và Đoan Môn. Phố nổi bật bởi hàng cây xà cừ cổ thụ quanh năm xanh mát.
Từ các làng nghề ven đô, cốm được đưa về phố. Với nhiều người Hà Nội, cốm là thức quà dân dã nhưng thật tao nhã.
Nếu như mùa thu được ví như mùa đẹp nhất trong năm thì tháng 10 là tháng đẹp nhất của mùa thu Hà Nội.
Hoa cúc, hoa thạch thảo,... nổi bật giữa không gian xanh mát. Khí thu se lạnh càng làm cho sắc hoa thêm phần tươi tắn.
Hà Nội đang vào thu, tiết đẹp nhất năm. Dưới ánh nắng thu vàng óng ả, những hàng hoa như đang chở cả mùa thu dạo khắp phố phường.
Có thể với nhiều người, hương hoa sữa đậm đặc, khó thở. Thế nhưng hoa sữa đầu mùa lại mang hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng. Hoa và nụ đan xen vào nhau.
Không gian trưng bày “Chuyện phố Hàng” tái hiện khung cảnh của các gia đình làm nghề Đông y ở Hà Nội vào những năm 30 của thế kỷ trước.
Khi màn sương mỏng còn vương vấn, mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên, tạo màu sắc và khung cảnh huyền ảo. Trong ánh sáng buổi sớm, tháp truyền hình Sa Đôi của Đài Hà Nội vươn mình đầy kiêu hãnh.
Mặt hồ Gươm lấp lánh gợn sóng. Lá vàng đã bắt đầu lao xao rụng đầy hè…
Tháng Mười về, mùa đông rồi cũng sẽ về, sự thay đổi tưởng như chỉ là quy luật ấy lại cho ta những khoảnh khắc xao lòng và lưu luyến với thu, khi mà đâu đó hương hoa sữa dịu dàng miên man trong gió, khi mà ngoài kia những con phố nhỏ thoáng bóng dáng ai đang nâng niu hít hà hương cốm hoặc trầm tư bên ly cà phê trong sương mai.
70 năm đã qua đi kể từ ngày quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Âm hưởng hào hùng của ngày Giải phóng thủ đô 10/10/1954 vẫn còn vang vọng phía sau các công trình cổ kính, các góc phố quen thuộc của Hà Nội Cùng với những con người lịch sử, những địa danh ấy đã không chỉ đứng vững mà còn được tu bổ, xây đắp gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng và trở những nét đặc trưng, niềm tự hào của người Hà Nội.
Mùa thu Hà Nội - mùa lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Và mùa thu năm nay càng đẹp hơn trong lòng mỗi người bởi ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.
Một tình yêu Hà Nội hiện hữu trên mỗi góc nhìn, từng mảng màu, từng nét vẽ của ba họa sĩ sinh ra trên đất Hà Thành. Ba họa sĩ, đại diện ba thế hệ: Bùi Xuân Phái - Dương Việt Nam - Phạm Bình Chương, mỗi người mỗi vẻ, hội đủ “mười phân vẹn mười” cái đẹp phố và người Hà Nội
Hàng trăm chậu hoa trạng nguyên được xếp sát nhau ngay giữa ngã tư Nguyễn Chí Thanh, đoạn Huỳnh Thúc Khoáng kéo dài thuộc quận Đống Đa, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho phố phường của Hà Nội.
Mùa Thu Hà Nội - thời điểm lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Cảnh sắc cũng khiến con người trở nên bình dị hơn, nhẹ nhàng, thư thái hơn. Dạo quanh những con phố của Thủ đô, nhiều người dường như muốn đi chậm lại để tận hưởng không gian mát mẻ, lãng mạn.
Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.
Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.
Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.
Trong cái nắng chiều thu, Hồ Gươm khoác lên mình lớp áo lấp lánh và diệu kì.
'Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm', đây không chỉ là cảm xúc của riêng của chàng thanh niên trong ca khúc "Thu cuối", mà còn là cảm nhận của những người yêu thành phố này.
Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.
Hà Nội đang vào thu, tiết trời đẹp nhất năm. Tại các tuyến phố Phan Đình Phùng, Thụy Khuê, Yên Phụ xuất hiện nhiều xe chở hoa xếp hàng dài bên lề đường, thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Đường Thanh Niên luôn là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm Hà Nội. Khi chiều tà, con đường thơ mộng đến khó tả.
Đầu tháng 9, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bão số 3 khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, hàng vạn cây xanh bị bung rễ, bật gốc, gãy cành. Thế nhưng giờ đây, hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.
Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.
Nếu đã sống đủ lâu và đủ gắn bó với Thủ đô chúng ta có thể nhận ra những mùi hương đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Hãy để khứu giác và trí tưởng tượng của bạn bay bổng cùng những mùi hương riêng có đó để cùng cảm nhận sự thú vị tuyệt vời của mùa thu Hà Nội.
Cơn bão số 3 đã làm hư hại nhiều cây xanh và công trình chiếu sáng. Sau hai tuần tập trung khắc phục, vườn hoa Bác Cổ đã được thu dọn, chỉnh trang sạch đẹp.
Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, ngày Tết Trung thu.Tết Trung thu ở Hà Nội luôn có màu sắc rất riêng rộn rã, tưng bừng: có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu cùng những màn múa lân, sư tử... Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng 100 năm trước sẽ cho ta thấy những khoảnh khắc đón Trung thu nơi phố cổ cách đây hơn một thế kỷ, những góc nhìn chân thực về một Hà Nội cổ kính, xa xưa.
0