Tập trung xử lý dứt điểm 30 vụ án tham nhũng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đặt mục tiêu đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án, trong đó có các vụ liên qua Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh.

Ngày 14/8/2024, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 26 để thảo luận, cho ý kiến đối với ba báo cáo: Tình hình, kết quả thực hiện Chương trình công tác 06 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 25 của Ban chỉ đạo đến nay; Kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh 6 tháng đầu năm 2024.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 26, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo Ban Chỉ đạo, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, vì vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo và sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cùng sự nỗ lực, cố gắng, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả của các cơ quan chức năng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của nhân dân.

Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, phục vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh các sai phạm, gắn với xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu, tạo bước đột phá mới trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên họp thứ 26, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức Đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức Đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023). Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Ngành thanh tra, kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 71.431 tỷ đồng và gần 25 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 856 tập thể, 3.862 cá nhân (tăng 72 tập thể, 950 cá nhân so với cùng kỳ năm 2023).

Cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tiếp tục được phát huy; các cơ quan chức năng đã chuyển 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dành một phút mặc niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 475 vụ án/1.094 bị can về các tội tham nhũng.

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phát biểu tại phiên họp.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án/212 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/39 bị cáo. Trong đó, đã hoàn thành xét xử một số vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo, điển hình như các vụ án xảy ra tại Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Tập đoàn FLC, Công ty Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros, Tân Hoàng Minh.

Hiện cơ quan chức năng đang xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoạt động ngày càng nền nếp, hiệu quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2024, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa 107 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, xử lý.

Các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án/1.003 bị can về tham nhũng. Nhiều địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý, cán bộ lãnh đạo cấp Sở, cấp huyện của địa phương, điển hình như: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Bình, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Nghệ An.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong 6 tháng đầu năm 2024, đã phát hiện, xử lý hơn 150 trường hợp do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 50 trường hợp.

Về thu hồi tài sản tham nhũng, riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.750 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 85.520 tỷ đồng.

Trong những tháng cuối năm 2024 và thời gian tới, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh ba yêu cầu:

Thứ nhất, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ hai, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải được triển khai đến tận cơ sở Đảng, chi bộ, phải được sự giám sát của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thứ ba, đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là các biểu hiện tiêu cực là nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.

Quang cảnh Phiên họp thứ 26, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Trên cơ sở đó, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo và các kết luận phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc đang làm dở, nhất là chỉ đạo xử lý dứt điểm những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu, tương trợ tư pháp, truy bắt, dẫn độ đối tượng bỏ trốn; những khó khăn, vướng mắc trong thu hồi tài sản tham nhũng, có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024, tập trung kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nhất là tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh (Lâm Đồng) và các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự Đại hội Đảng các cấp.

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương trình bày báo cáo tại phiên họp.

Hai là, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trọng tâm là hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; về xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc; về thanh toán không dùng tiền mặt; Khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị của cơ quan chức năng.

Ba là, chỉ đạo đẩy mạnh, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo. Nhất là, tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức Đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC.

Bốn là, tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Năm là, tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; khắc phục hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương. Tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cũng tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 5 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và 11 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định pháp luật.

User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là việc khó, thậm chí rất khó nhưng Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, nhân dân ủng hộ thì phải làm, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.

Nhiều cơ quan báo chí sẽ kết thúc hoạt động để đảm bảo định hướng sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tối 3/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 10.

Tổ chức bộ máy của Chính phủ dự kiến sẽ giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc sau khi sắp xếp, sáp nhập theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Sáng nay (04/12), tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 20 xem xét, quán triệt nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Đơn vị bầu cử số 1, đã tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Ngay sau khi kết thúc hoạt động cuối cùng tại Singapore, tối nay 3/12, theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới Nhật Bản bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Sáng 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Đơn vị bầu cử số 1, gồm các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV.

Đại sứ quán Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hàn Quốc theo dõi sát sao vụ việc và sẵn sàng hợp tác với các cơ quan trên tinh thần đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc.

Đúng 19h10 giờ địa phương (17h10 giờ Hà Nội) ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.

Sáng 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Sáng 03/12, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Sáng 03/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV tại quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Tối 02/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024) do Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.

Chiều 2/12, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ năm với chủ đề "Tăng trưởng kinh tế 2 con số vùng Đông Nam Bộ năm 2025: Thách thức, cơ hội và giải pháp".

Chiều 2/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 23, khóa XVIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026) để bầu chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh.

Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 diễn ra vào sáng 2/12 tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các địa phương tiếp tục phát huy hiệu quả đạt được, tăng tính chủ động, tự lực, tự cường trong phát triển, phải giảm chi phí logistics trong GDP của đất nước xuống 15% và phấn đấu nâng quy mô của logistics trong GDP đạt con số 20%.

Khi thuốc lá điện tử bị cấm từ năm 2025, người sản xuất, kinh doanh, sử dụng mặt hàng này có thể chịu xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chiều 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ.

Làm việc với lãnh đạo Sở, ngành và nhà thầu về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm các con sông nội đô mà trước mắt là sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu trong vòng 9 tháng (đến ngày 2/9/2025) phải đưa được nước từ sông Hồng chảy vào sông Tô Lịch.

Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay Changi, bắt đầu chuyến thăm chính thức Singapore theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Seah Kian Peng và Phu nhân.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125 ngày 1/12/2024 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ký ban hành Kế hoạch số 284 ngày 29/11/2024 triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức khép lại sau 29 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc với tâm huyết và trách nhiệm cao nhất của các đại biểu Quốc hội. Mỗi một kỳ họp đều để lại những điểm nhấn riêng với nhiều nội dung quan trọng. Tại Kỳ họp thứ 8 vừa diễn ra, với nhiều đại biểu Quốc hội, ấn tượng nhất chính là dấu ấn nổi bật về tinh thần đổi mới trong tư duy lập pháp.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, phải làm ngay, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước, không thể chậm trễ hơn được nữa.

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Ngày 1/12/2024, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có cuộc điện đàm với đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quan điểm: hơn lúc nào hết và không thể chậm trễ hơn thời điểm này, đất nước đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định cần quyết liệt triển khai cuộc cách mạng về xây dựng hệ thống chính trị. Đây cũng là nguyện vọng, mong muốn của cán bộ, đảng viên và nhân dân, có sự lan tỏa, đồng tình ủng hộ rất lớn trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và xã hội.

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025 và giao Chính phủ tổ chức thực hiện.

Sáng 1/12, tại Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, nhiều đề xuất quan trọng về việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được đưa ra.

Sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ là nội dung nổi bật được thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, diễn ra vào sáng 1/12.

Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Sáng 1/12, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã thông tin về phương án nghiên cứu sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Trung ương.

Kỳ họp 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Kế toán sửa đổi; Luật Đầu tư công sửa đổi... nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm vấn đề tinh gọn bộ máy, coi đây là cuộc ‘Cách mạng’ - mở ra chương mới cho quản trị quốc gia.

Sáng 1/12/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Chiều tối 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII - "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Chiều 30/11, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15. Tại đây, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Quốc hội, đang trong lộ trình thực hiện và sẽ sớm có kết quả có thể vào cuối tháng 12/2024, đầu năm 2025.

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, từ năm 2025.

Sáng 30/11, tại Thành ủy Hà Nội, Cụm thi đua số 1, ngành Tổ chức xây dựng Đảng gồm Ban Tổ chức 14 tỉnh, thành ủy đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Chiều nay 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc.

Chiều 30/11, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với số phiếu tuyệt đại đa số.

Chiều 30/11/2024, Quốc hội tiến hành họp Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.