Thách thức của ông Trump trong việc kiểm soát người nhập cư
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
Chọn thành viên nội các cứng rắn với nhập cư
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử cố vấn thân cận Stephen Miller làm phó chánh văn phòng Nhà Trắng phụ trách chính sách.
Ông Miller, từng là cố vấn cấp cao của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên và là người ủng hộ hàng đầu cho chính sách nhập cư hạn chế hơn. Nhân vật này cũng là người lập ra các kế hoạch trục xuất hàng loạt người nhập cư trái phép của ông Trump, bao gồm lệnh cấm người Hồi giáo đi lại và chính sách chia cắt gia đình. Ông Miller cho biết chính quyền Trump 2.0 sẽ tìm cách tăng gấp 10 lần số vụ trục xuất, nâng tổng số người bị trục xuất lên hơn một triệu người mỗi năm.
Theo hãng tin AP, ông Miller thường xuyên có mặt trong chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông Trump, và có những bài phát biểu với giọng điệu cực đoan. Ông đã từng cho rằng "Nước Mỹ dành cho người Mỹ và chỉ người Mỹ mà thôi" và hứa sẽ "trả lại nước Mỹ cho những người Mỹ thực sự".
Ông Trump cũng đề cử cựu giám đốc tạm quyền của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), Tom Homan phụ trách biên giới nước Mỹ, bắt đầu từ ngày 20/1.
Trong một bài đăng trên nền tảng Truth Social, ông Trump cho biết ông Homan sẽ "phụ trách biên giới với biệt danh "ông vua Biên giới".
“Tôi vui mừng thông báo rằng Cựu Giám đốc ICE và là người kiên định về Kiểm soát Biên giới, Tom Homan, sẽ tham gia Chính quyền Trump, phụ trách Biên giới của Quốc gia chúng ta (là ông vua biên giới), bao gồm nhưng không giới hạn ở Biên giới phía Nam, Biên giới phía Bắc, tất cả an ninh hàng hải và hàng không. Tôi đã biết Tom Homan từ lâu. Không ai giỏi hơn ông ấy trong việc kiểm soát và tuần tra Biên giới của chúng ta. Tom Homan sẽ phụ trách tất cả các vụ trục xuất người nhập cư bất hợp pháp trở về Quốc gia xuất xứ của họ”.
Tổng thống đắc cử Donald Trump
Ông Homan đã làm việc nhiều thập kỷ trong lĩnh vực thực thi di trú và đã phục vụ trong chính quyền Trump trong một năm rưỡi trong nhiệm kỳ đầu tiên. Ông đã thành lập nhóm Border 911 Foundation, tuyên bố đấu tranh chống lại "cuộc xâm lược biên giới".
"Ông Homan biết cách thức hoạt động của cỗ máy. Ông ấy đã làm điều đó như một người tuyến đầu, ông ấy đã làm điều đó như một người giám sát và ông ấy đã làm điều đó như một giám đốc điều hành hàng đầu".
Ông Ronald Vitiello, Cựu Giám đốc Biên phòng và Giám đốc ICE
Các quan chức An ninh Nội địa hiện tại và trước đây cho rằng, việc lựa chọn ông Homan cho thấy mức độ nghiêm túc của chính quyền mới của Tổng thống đắc cử trong việc thực hiện kế hoạch này.
Stephen Miller và Thomas Homan là những người bảo vệ không khoan nhượng cho các chính sách của chính quyền Donald Trump từ nhiệm kỳ đầu tiên, bao gồm việc tách hàng nghìn cha mẹ khỏi con cái của họ tại biên giới để ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép. Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, hai cố vấn Nhà Trắng được dự kiến sẽ mang đến kinh nghiệm thực tế, bài học từ những thất bại trước đây và quan điểm cá nhân để giúp ông Trump thực hiện lời hứa về kế hoạch trục xuất hàng loạt mà ông đã đưa ra trước cử tri.
Ông Miller và ông Homan không cần sự chấp thuận của Thượng viện, không giống như bộ trưởng an ninh nội địa, giám đốc ICE và ủy viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ, đơn vị giám sát Biên phòng. Họ sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện các lệnh từ Nhà Trắng.
Ngoài ra, ông Trump cũng đề cử Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem làm Bộ trưởng An ninh Nội địa. Bà Noem là người ủng hộ trung thành của ông Trump và phong trào "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại". Bà đã thực hiện một số chuyến đi trong những năm gần đây đến biên giới Mỹ - Mexico, nơi mà bà gọi là "khu vực chiến sự". Với tư cách là thống đốc bang Nam Dakota, bà Noem đã 8 lần triển khai binh lính Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ bang Texas đảm bảo an ninh biên giới trong những năm gần đây. Khác với Ông Miller và ông Homan, vị trí của bà Kristi Noem cần được Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
“Chiến dịch trục xuất lớn nhất” đối mặt thách thức
Trong một động thái mạnh mẽ nhất, hôm 18/11, ông Trump xác nhận trên mạng xã hội Truth Social rằng, ông dự định tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về an ninh biên giới và sử dụng quân đội để tiến hành trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp, nhằm đảo ngược cuộc khủng hoảng nhập cư dưới thời Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Nhiều chuyên gia nhận định, mặc dù chưa rõ chi tiết về kế hoạch của ông Trump sẽ như thế nào, nhưng kế hoạch này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 20 triệu gia đình đang sinh sống tại Mỹ và sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
Trong các cuộc vận động tranh cử trước đây, ông Trump đã đề cập đến việc viện dẫn Đạo luật Người ngoại quốc thù địch năm 1798 để đẩy nhanh tiến trình trục xuất. Dù đạo luật này đã không được sử dụng kể từ Thế chiến II, nhưng ông Trump cho rằng biện pháp cứng rắn này là cần thiết để kiểm soát tình trạng người nhập cư trái phép và đảm bảo an ninh quốc gia. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền và người nhập cư cho rằng đạo luật này không còn phù hợp trong thời đại hiện nay và việc áp dụng nó có thể gây ra khủng hoảng nhân đạo.
Ngoài ra, việc thực hiện kế hoạch này sẽ không dễ dàng khi phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý.
“Luật pháp Mỹ quy định, tổng thống chỉ có thể ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và sử dụng quyền khẩn cấp trong những tình huống cụ thể, nhưng không bao gồm việc sử dụng quân đội để trục xuất người nhập cư”.
Ông Aaron Reichlin-Melnick, thành viên cấp cao Hội đồng di trú Mỹ
Các nhà quan sát cho biết, chính quyền mới của Tổng thổng đắc cử Trump sẽ gặp phải các rào cản về nhập cư với chương trình nghị sự ngày đầu tiên, có thể là các vụ kiện tiềm tàng.
“Thực sự sẽ không có nhiều thay đổi trong quá trình thực thi luật di trú bằng lệnh hành pháp. Chừng nào họ còn chưa ban hành các quy định mới, luật mới, thì tôi tin rằng đây sẽ tiếp tục là một cuộc chiến khó khăn. Chúng ta hãy cùng chờ xem. Sẽ có một bên khác ra tòa và nói rằng 'Điều này là bất hợp pháp, hãy ngăn họ lại', giống như những gì đã xảy ra trước đây”.
Ông Claudio Koren, Luật sư di trú của Trung tâm pháp lý Todec
Để thực hiện kế hoạch trục xuất quy mô lớn, ông Trump sẽ phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan thực thi pháp luật tại các bang. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng sẵn sàng hợp tác với chính quyền tương lai của ông Trump. Theo Trung tâm Tài nguyên Pháp lý cho Người nhập cư phi lợi nhuận, hiện 11 bang ở Mỹ đã thực hiện các bước đi, ở các mức độ khác nhau, để giảm hợp tác với cơ quan thực thi luật nhập cư của liên bang. Mới đây nhất, hôm 19/11, Hội đồng thành phố Los Angeles bang California đã thông qua một sắc lệnh "thành phố trú ẩn" để bảo vệ người nhập cư, một chính sách sẽ cấm sử dụng các nguồn lực và nhân sự của thành phố để thực hiện việc thực thi luật nhập cư của liên bang. Los Angeles thành phố đông dân nhất tại Mỹ sau New York, với 1,3 triệu người nhập cư.
"Chúng tôi vô cùng lo lắng, hoảng loạn, sợ rằng Vệ binh Quốc gia hoặc những người khác sẽ bị buộc phải thực hiện kế hoạch trục xuất hàng loạt của ông Trump. Nhưng, bạn biết đấy, chúng tôi cũng có tổ chức. Chúng tôi biết cách ứng phó. Chúng tôi có rất nhiều công cụ theo ý mình, bao gồm hệ thống pháp luật, bao gồm cả sức mạnh trong cộng đồng của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể chống trả bằng sức mạnh."
Bà Shiu-Ming Cheer, Trung tâm Chính sách di trú California
Một thách thức khác khi thực hiện bất cứ kế hoạch lớn nào, đó là vấn đề tài chính. Giới quan sát cho biết, một chiến dịch trục xuất như vậy sẽ tiêu tốn một khoản ngân sách khổng lồ, có thể lên tới 300 tỷ USD. Tuy vậy, ông Trump đã nói trong một cuộc phỏng vấn với NBC rằng ông "không quan tâm tới số tiền này".
Ngoài ra, việc trục xuất một lượng lớn người nhập cư có thể gây ra những tác động không mong muốn tới nền kinh tế và thị trường lao động Mỹ.
"Việc trục xuất hàng loạt người nhập cư trái phép có thể mở ra cơ hội việc làm với những người lao động có trình độ thấp. Tuy vậy, tình trạng thiếu hụt nhân sự vẫn có thể xảy ra, do người nhập cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng hay chăm sóc người già, những công việc mà người Mỹ ít khi tìm kiếm".
Ông Shantanu Khanna, Nhà phân tích kinh tế Đại học Northeastern, Mỹ
Những người lao động nhập cư hiện chiếm tới ⅕ tổng lực lượng lao động toàn nước Mỹ, một kỷ lục kể từ khi Chính phủ Mỹ bắt đầu thống kê chi tiết về chỉ số này từ hai thập kỷ qua. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng việc trục xuất hàng loạt người nhập cư sẽ làm lộ rõ điểm yếu của một số ngành công nghiệp, đồng thời ảnh hưởng tới nền kinh tế địa phương.
Ngoài việc thiếu hụt lao động ở một số ngành, việc hàng triệu người nhập cư biến mất cũng tạo ra tác động xấu tới ngành công nghiệp ăn uống và dịch vụ ở địa phương. Các chuyên gia nhận định, quá trình trục xuất sẽ làm giảm giảm tăng trưởng GDP của Mỹ, và mọi người sẽ cảm nhận rõ ảnh hưởng này trong tương lai.
Chương trình nghị sự về nhập cư nhiệm kỳ Trump 2.0
Bên cạnh kế hoạch trục xuất quy mô lớn người nhập cư bất hợp pháp, chương trình nghị sự về nhập cư của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn bao gồm nhiều kế hoạch khác để hạn chế tình trạng nhập cư vào Mỹ, như mở rộng quy định trục xuất, thu hồi các sắc lệnh bảo vệ người nhập cư và hạn chế về quyền tị nạn.
Trong bài đăng Agenda47 vào tháng 5/2023, ông Trump nêu rõ, vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp để ngăn chặn các cơ quan liên bang cấp quyền công dân tự động cho con cái của những người nhập cư đến nước này bất hợp pháp. Sắc lệnh này sẽ thúc đẩy các cơ quan liên bang "yêu cầu ít nhất một trong hai bên cha mẹ phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp để con cái tương lai của họ tự động trở thành công dân Mỹ".
Ông Trump cũng đưa ra "20 lời hứa cốt lõi để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại", trong đó cho biết sẽ "đóng cửa biên giới và ngăn chặn cuộc xâm lược của người di cư".
Ông Trump cũng sẽ khôi phục chương trình được gọi không chính thức là "ở lại Mexico", yêu cầu người di cư phải ở lại Mexico trong quá trình nhập cư của họ đến Mỹ; sửa đổi các hạn chế về tị nạn, thu hồi các biện pháp bảo vệ đối với người di cư được bảo vệ bởi các chương trình ân xá nhân đạo CBP One của Tổng thống Joe Biden và hủy bỏ các ưu tiên thực thi của Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ ICE.
Một sắc lệnh hành pháp khác đang được xem xét sẽ bắt buộc giam giữ và kêu gọi chấm dứt việc thả người di cư. Sắc lệnh hành pháp này sẽ mở đường cho việc giam giữ và cuối cùng là trục xuất người di cư trên quy mô lớn.
Nhóm của ông Trump cũng đang xem xét năng lực khu vực để cung cấp nhà ở cho người di cư - một quá trình có khả năng dẫn đến việc xem xét xây dựng các cơ sở giam giữ mới tại các khu vực đô thị lớn hơn. Các quan chức An ninh Nội địa Mỹ trước đây đã xác định nhiều thành phố để xây dựng năng lực giam giữ nhằm chuẩn bị cho đợt tăng cường ở biên giới sắp tới.
Giờ đây, nỗi bất an đang bao trùm các cộng đồng nhập cư không giấy tờ trên khắp nước Mỹ. Nhiều người di cư đến Mỹ để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn cũng đang tắt dần hy vọng bên ngoài biên giới. Trong khi đó, những người ủng hộ Tổng thống đắc cử Trump tin tưởng rằng cho dù phải đối mặt với rất nhiều thách thức về pháp lý và các vấn đề khác, nhưng ông sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch này để đem đến sự công bằng cho những người nhập cư hợp pháp và giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư đang đe dọa nước Mỹ trong thời gian qua.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Phó Chủ tịch Công ty đường ống nhà nước MERO của Cộng hòa Séc cho biết, nước này dự kiến sẽ ngưng tiêu thụ dầu của Nga từ tháng 7/2025, sau khi nâng cấp đường ống xuyên dãy Alps cho phép nước này tăng cường các chuyến hàng từ phía Tây.
Ngành công nghiệp bia ở Vương quốc Anh đang chứng kiến xu hướng ngày càng tăng của những đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn, đặc biệt là bia không cồn.
Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.
Ngày 22/11, Tổng thống Putin xác nhận, Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm tầm trung tấn công vào mục tiêu ở Dnipro, Ukraine, không phải tên lửa liên lục địa như Ukraine thông báo trước đó.
Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.
Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
Ngày 21/11, Chính phủ Australia đã đệ trình một dự luật lên Quốc hội nhằm cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và đề xuất mức phạt lên tới 32 triệu USD đối với các nền tảng mạng xã hội vi phạm hệ thống.
Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
Tại Pakistan, nhiều tay súng đã tấn công đoàn xe chở người Hồi giáo dòng Shiite, khiến ít nhất 42 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan đang dần tiến tới những giờ đàm phán cuối cùng, tuy nhiên các đại biểu vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu.
Tại cuộc họp báo ngày 21/11, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận, Mỹ đã thông báo trước cho Ukraine và các đồng minh về kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Nga.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thay đổi ban lãnh đạo của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) bằng cách sa thải giám đốc hiện tại và đưa một cựu đặc vụ giàu kinh nghiệm và trung thành với chương trình Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) của ông vào vị trí đứng đầu cơ quan này.
Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.
Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.
Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.
Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow có quyền tấn công cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ nhắm vào lãnh thổ Nga.
Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.
Ngay sau khi Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban bố lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người ở dải Gaza, giới chức Israel đã lập tức lên tiếng phản đối và chỉ trích gay gắt động thái của ICC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trong một video, tuyên bố Moscow đã tấn công một cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa siêu vượt âm tầm trung.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ứng viên cho vị trí Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu Hạ nghị sỹ Matt Gaetz tuyên bố rút lui khỏi đề cử của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ngày 21/11, Công ty vũ trụ tư nhân SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk đã phóng thêm 24 vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo.
Trong thời gian rất ngắn, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên tiếp có những quyết sách làm thay đổi căn bản mức độ và phạm vi Mỹ can dự gián tiếp vào cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận quân đội Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung mới vào Ukraine, để đáp trả việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Nga trong tuần này.
Chính phủ Australia vừa đưa ra dự luật mới, phạt lên đến 50 triệu đô la Australia (khoảng 32,5 triệu USD) nếu các nền tảng mạng xã hội không có biện pháp ngăn chặn trẻ dưới 16 tuổi truy cập vào nền tảng của họ.
Thủ lĩnh phong trào Hezbollah tại Liban, ông Naim Qassem cho biết lực lượng này sẽ không chấp nhận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào vi phạm chủ quyền của Liban, trong khi Israel yêu cầu được tự do hành động chống lại phong trào này trong trường hợp đạt được thỏa thuận.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ theo đuổi quan hệ hợp tác với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm làm sâu sắc thêm liên minh song phương lâu đời, không chỉ vì lợi ích của hai quốc gia mà còn cho toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngày 21/11, Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đã lên án quyết định của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ ông và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Gaza, cho rằng đây là quyết định "chống Do Thái".
Lực lượng không quân Ukraine vừa xác nhận Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này, nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Cựu hạ nghị sĩ bang Florida Matt Gaetz hôm 21/11 thông báo rút khỏi đề cử bộ trưởng Tư pháp do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đưa ra.
Chính quyền Nhà nước Palestine đã từ chối mọi kế hoạch của Israel về việc thiết lập vùng đệm ở phía Bắc Dải Gaza để phân phối viện trợ.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, Chủ tịch Tập đoàn Adani vừa bị truy tố tại New York, Mỹ với cáo buộc âm mưu hối lộ và gian lận trị giá hàng tỷ USD. Đáng chú ý, tỷ phú Gautam Adani hiện là người giàu thứ 2 tại Ấn Độ và giàu thứ 22 tại châu Á, với tổng tài sản gần 70 tỷ USD.
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
0