Thách thức lớn của tân Thủ tướng Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuần trước đã bổ nhiệm ông Michel Barnier làm Thủ tướng mới của nước này, thay thế Thủ tướng tiền nhiệm Gabriel Attal. Tuy nhiên, đảng cánh tả và hàng ngàn người dân đã biểu tình phản đối quyết định này của Tổng thống Macron.

Tại sao ông Michel Barnier được chọn?

Ngày 5/9, ông Michel Barnier 73 tuổi, một người thuộc đảng Những người Cộng hòa LR, đã nhận chuyển giao vị trí Thủ tướng từ người tiền nhiệm Gabriel Attal - Thủ tướng trẻ tuổi nhất nước Pháp - đã từ chức hồi tháng 7Như vậy, ông Barnier trở thành Thủ tướng cao tuổi nhất trong lịch sử hiện đại nước Pháp.

Tổng thống Macron hi vọng việc bổ nhiệm ông Michel Barnier làm Thủ tướng sẽ chấm dứt cục diện bất ổn chính trị trong hai tháng qua sau cuộc bầu cử lập pháp diễn ra nhanh chóng hồi tháng 7. Kết quả cuộc bầu cử đó đã dẫn đến một Quốc hội chia rẽ với ba nhóm lớn là cánh tả, trung dung và cực hữu, với những quan điểm, ý tưởng và chương trình nghị sự rất khác biệt.

Việc bổ nhiệm ông Michel Barnier làm Thủ tướng mới của Pháp được kỳ vọng sẽ phá vỡ thế bế tắc hai tháng qua trong tiến trình thành lập chính phủ mới sau cuộc bầu cử quốc hội ở Pháp. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình phản đối quyết định này của Tổng thống Macron vào cuối tuần qua cho thấy nước Pháp lại tiếp tục rơi vào một cục diện hỗn loạn mới, báo hiệu tương lai không chắc chắn của Tân thủ tướng Barnier.

Ông Barnier (phải) trở thành Thủ tướng cao tuổi nhất trong lịch sử hiện đại nước Pháp.

Tờ Le Monde của Pháp cho biết, ông Barnier là một "người tìm kiếm sự đồng thuận" và có kinh nghiệm trong giới quyền lực, điều này có thể giúp ông tìm ra con đường trong Quốc hội Pháp đang bị chia rẽ. Tổng thống Macron bổ nhiệm ông Barnier làm Thủ tướng với sứ mệnh thành lập một chính phủ thống nhất để phụng sự đất nước và người dân Pháp.  

Tại lễ nhậm chức, ông Bariner cho biết sẽ nỗ lực hướng tới sự tôn trọng và đoàn kết hơn trong một đất nước chia rẽ sau nhiều tháng biến động chính trị.

"Chúng ta sẽ cần rất nhiều sự lắng nghe, rất nhiều sự tôn trọng. Trước hết, sự tôn trọng giữa Chính phủ và Quốc hội, sự tôn trọng đối với tất cả các lực lượng chính trị, sự tôn trọng cũng đối với các đối tác xã hội và đối tác kinh tế và sau đó đối với các quan chức được bầu tại địa phương, những người là một phần của nền cộng hòa này".

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier.

Theo Euronews, Tổng thống Macron chọn ông Michel Barnier là bởi ông là một trong số ít những người đàm phán chính trị ở Pháp có khả năng đàm phán những thỏa hiệp quan trọng. Ông không bị coi là mối đe dọa trong phe của Tổng thống và là đối tác tin cậy trong mắt EU.

Trong sự nghiệp chính trị gần 50 năm của mình, ông Barnier đã đảm nhận nhiều cương vị quan trọng trong chính phủ Pháp. Ông đã từng giữ chức bộ trưởng trong bốn nhiệm kỳ chính phủ trước đó, trong đó có chức Ngoại trưởng. Ông cũng có hai nhiệm kỳ làm ủy viên Liên minh châu Âu, nhưng có lẽ ông được biết đến nhiều nhất vì đã soạn thảo các điều khoản phức tạp về việc Anh rời EU trong khi vẫn giữ được mặt trận thống nhất giữa 27 thành viên còn lại. Ông được coi là người theo chủ nghĩa trung dung và cam kết vì sự nghiệp của châu Âu.

Ông Macron đã mất nhiều tuần để quyết định chọn ông Barnier làm Thủ tướng vì ông đang tìm kiếm một người khó có khả năng bị lật đổ ngay lập tức và là người sẽ bảo vệ những thành tựu lập pháp của ông.

Trong sự nghiệp chính trị gần 50 năm của mình, ông Barnier đã đảm nhận nhiều cương vị quan trọng trong chính phủ Pháp.

Theo truyền thông nước ngoài nói chung, quan điểm chính trị của ông Barnier gần với quan điểm ủng hộ doanh nghiệp và ủng hộ châu Âu của Tổng thống Macron. Việc bổ nhiệm ông Barnier cho thấy ông Macron hy vọng Thủ tướng sẽ không rút lại những cải cách quan trọng mà ông đã thực hiện trong những năm gần đây.

Nhưng trang The Economist cho rằng, đối với Tổng thống Macron, ông Barnier sẽ không phải là một cấp dưới hoàn toàn phục tùng ông. Trước đây ông Barnier từng cho rằng động thái tổ chức bầu cử Quốc hội sớm trong năm nay của Tổng thống Macron là một bước đi mạo hiểm.

Ở tuổi 73, ông Barnier cũng khó có thể đặt cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo vào năm 2027 lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên của mình.

Cục diện hỗn loạn mới

Quyết định bổ nhiệm ông Barnier làm Thủ tướng mới của Pháp đã vấp phải sự phản đối của các đối thủ đảng cánh tả, đồng thời cũng không nhận được sự ủng hộ từ nhiều người dân Pháp. Hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình trên khắp nước Pháp nhằm phản đối quyết định của Tổng thống Macron và yêu cầu ông từ chức. Người biểu tình cho rằng ông Macron không tôn trọng kết quả bầu cử khi quyết định bổ nhiệm ông Barnier làm Thủ tướng, bởi ông Barnier thuộc đảng Những người Cộng hòa LR, vốn chỉ đứng ở vị trí thứ năm trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua.

Phe cánh tả đã cáo buộc Tổng thống Macron coi thường nền dân chủ và phủ nhận kết quả bầu cử bằng cách không chọn ứng cử viên của liên minh Mặt trận Bình dân Mới (NFP), mặc dù liên minh chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Thay vào đó, ông Macron lại chọn chính trị gia Michel Barnier của đảng Những người Cộng hòa trung hữu, vốn chỉ về thứ 5 trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, làm Thủ tướng.

Liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) đã lên án quyết định lựa chọn ông Barnier. Họ muốn Lucie Castets, nhà kinh tế học 37 tuổi, đảm nhận chức vụ này nhưng bị Tổng thống Macron bác bỏ vì cho rằng bà Castets sẽ không vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội.

"Phản ứng của chúng tôi không tập trung vào phẩm chất của Thủ tướng mới được bổ nhiệm Michel Barnier, đó không phải là chủ đề. Chủ đề là Tổng thống đã phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử lập pháp mà chính ông đã kêu gọi."

Ông Jean Luc Melenchon - Lãnh đạo liên minh cánh tả.

Ngày 7/9, đã có khoảng 300.000 người tham gia biểu tình ôn hòa trên khắp nước Pháp, trong đó có 26.000 người biểu tình tại thủ đô Paris, để phản đối quyết định của Tổng thống Macron. Người dân đã tràn xuống đường và mang theo biểu ngữ chỉ trích Tổng thống Macron vì không tôn trọng ý kiến người dân khi quyết định bổ nhiệm ông Barnier.

Ngày 7/9, đã có khoảng 300.000 người tham gia biểu tình ôn hòa trên khắp nước Pháp.

"Những gì chúng ta thấy ở đây là một sự trì hoãn dân chủ đáng kinh ngạc. Chính cánh tả giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nhưng cánh hữu lại lên nắm quyền. Người Pháp đang đòi hỏi sự thay đổi, thể hiện điều đó một cách mạnh mẽ tại hòm phiếu, nhưng cuối cùng lại là một sự tiếp nối thuần túy và đơn giản của các chính sách mà ông Macron theo đuổi trong bảy năm qua".

Ông Ian Brossat - Thượng nghị sĩ Pháp

Công ty thăm dò dư luận Elabe đã công bố một cuộc khảo sát cho thấy, 74% người Pháp cho rằng Tổng thống Macron đã coi thường kết quả bầu cử.

Một số người biểu tình cũng phản đối ông Barnier làm Thủ tướng, vì cho rằng ông đã cao tuổi và đường lối của ông sẽ không khác gì với những người tiền nhiệm, sẽ không thể thay đổi tình hình nước Pháp hiện nay.

Một cuộc khảo sát cho thấy, 74% người Pháp cho rằng Tổng thống Macron đã coi thường kết quả bầu cử.

Khởi đầu khó khăn

Hiện liên minh cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NFP) và Đảng Mặt trận Quốc gia (RN) cực hữu cùng nắm giữ đa số ghế tại Quốc hội có thể phế truất tân Thủ tướng Barnier thông qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nếu họ quyết định hợp tác. Tuy nhiên, truyền thông Pháp đưa tin, đảng RN đã ngầm chấp thuận ông Barnier, nhưng kèm theo một số điều kiện. Do đó, trên cương vị mới, tân thủ tướng Pháp Barnier sẽ phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ khó khăn, bao gồm thách thức thành lập nội các mới, thúc đẩy cải cách và thông qua ngân sách năm 2025 và nguy cơ bị bỏ phiếu bất tín nhiệm bất kỳ lúc nào.

Đối với Tân Thủ tướng Barnier, con đường phía trước còn nhiều chông gai. Nhiệm vụ đầu tiên ông Barnier phải đối mặt là thành lập một nội các mới và phải được Tổng thống Macron ký duyệt. Chính phủ này không được sụp đổ ngay sau khi thành lập. Do Tổng thống Macron không có đa số ghế trong quốc hội, ông Barnier sẽ cần phải cân nhắc kỹ càng về việc lựa chọn các thành viên trong chính phủ của mình, vì các đảng đối lập sẽ không khoan nhượng đối với bất kỳ lỗi tuyển chọn nào.

Đối với Tân Thủ tướng Barnier, con đường phía trước còn nhiều chông gai.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi được bổ nhiệm chức Thủ tướng, ông Barnier cho biết, chính phủ tiếp theo của Pháp sẽ sẵn sàng bổ nhiệm các bộ trưởng thuộc mọi đảng phái chính trị khác nhau, trong đó có những người thuộc cánh tả.

"Sẽ có những người trong gia đình chính trị cánh hữu của tôi. Sẽ có những người đàn ông và phụ nữ có thiện chí thuộc nhóm đa số sắp mãn nhiệm... cũng có những người bên cánh tả".

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier.

Theo truyền thống, ngay sau khi thành lập chính phủ, Thủ tướng mới sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội nêu rõ các ưu tiên về chính sách, chẳng hạn như các cải cách.

Nếu ông Barnier không tìm kiếm được sự tín nhiệm tại Hạ viện, các đảng đối lập có thể tìm kiếm sự tín nhiệm thay thế. Một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại chính phủ của ông Barnier sẽ cần 289 phiếu thuận tại Hạ viện gồm 577 ghế.

Với sự phản đối mạnh mẽ từ phe cánh tả, sự sống còn về mặt chính trị của ông Barnier trong nhiệm kỳ này sẽ phụ thuộc vào khả năng ông thuyết phục đảng cực hữu Mặt trân Quốc gia Pháp RN của bà Marine Le Pen không sử dụng quyền phủ quyết đối với chính phủ của ông. Nghĩa là đảng RN đã ngầm ủng hộ ông Barnier, tuy nhiên có điều kiện. Bà Le pen cho biết đảng của bà sẽ không tham gia nội các của ông Barnier. Đảng này nói rõ rằng họ có thể rút lại sự ủng hộ bất cứ lúc nào nếu những lo ngại của họ về vấn đề nhập cư, an ninh và thay đổi hệ thống bỏ phiếu của Pháp không được đáp ứng.

Dù cho ông Barnier có thể tập hợp được một chính phủ có thể vượt qua những thách thức chính trị của Pháp, nhưng rõ ràng là nguy cơ bất ổn của đất nước này vẫn có khả năng sẽ kéo dài ít nhất cho đến cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2027, khi Tổng thống đương nhiệm Macron hết nhiệm kỳ. Điều đó sẽ không đảm bảo cho vai trò mạnh mẽ của Pháp trong Liên minh châu Âu, nơi cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Không có thời hạn pháp lý nào để thủ tướng mới thành lập chính phủ. Tuy nhiên, bối cảnh chính trị hiện tại trong Quốc hội Pháp không ổn định, không có khối nào nắm giữ đa số tuyệt đối, nghĩa là có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần để Thủ tướng Barnier thành lập chính phủ liên minh.

Quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp, trong khi đó, chính phủ phải trình ngân sách năm 2025 lên Quốc hội trước ngày 1/10, khi phiên họp quốc hội thông thường tiếp tục, làm tăng tính cấp bách cho nhiệm vụ của ông Barnier. Điều đó khiến nhóm của ông Barnier có rất ít thời gian để hoàn thành công việc đã được chính phủ sắp mãn nhiệm chuẩn bị vào giữa tháng 9, khi cơ quan giám sát tài chính công quốc gia theo luật định có cơ hội cân nhắc xem các con số có phù hợp hay không.

Đó sẽ không phải là nhiệm vụ dễ dàng, với thâm hụt ngân sách năm 2024 đã vượt mục tiêu hàng tỷ euro, khiến ông Barnier phải đưa ra những lựa chọn khó khăn về việc các khoản cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Nhưng việc cắt giảm chi tiêu của chính phủ trong thời điểm bất mãn ngày càng tăng có thể phản tác dụng, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng đang ngày càng suy thoái, vốn là nguyên do gây thất vọng lớn trong nhiều tháng đối với người dân Pháp. Nhiều người lo ngại rằng ông Barnier, với tư cách là một người bảo thủ, sẽ thúc đẩy các biện pháp thắt lưng buộc bụng và chính sách nhập cư chặt chẽ hơn.

Sau khi Dự luật được trình lên Quốc hội, Bộ trưởng tài chính mới của ông Barnier sẽ phải bảo vệ được dự luật này trong bối cảnh phe cánh tả kêu gọi tăng thuế trên diện rộng. Tiến trình khó khăn của Dự luật ngân sách tại Quốc hội có thể sẽ kéo dài đến hết năm, với cuộc bỏ phiếu cuối cùng thường diễn ra vào tháng 12.

Nếu các đảng đối lập không hài lòng, họ có thể kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm, khiến chính phủ của ông Barnier có nguy cơ bị lật đổ bất cứ lúc nào.

Nếu các đảng đối lập không hài lòng, họ có thể kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm, khiến chính phủ của ông Barnier có nguy cơ bị lật đổ bất cứ lúc nào.

Việc bổ nhiệm ông Barnier làm Thủ tướng gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ là một minh chứng cho thấy sự chia rẽ chính trị sâu sắc ở Pháp. Khi các đảng phái chính trị của đất nước không thể tìm tiếng nói chung, tương lai của chính phủ mới vẫn còn bất định. Tân thủ tướng Pháp sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là cố gắng thúc đẩy cải cách và thông qua ngân sách năm 2025 trong bối cảnh sẽ phải đối diện với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào đầu tháng 10 tới đây, khi ông phải trình bày các mục tiêu chính sách của mình trước quốc hội.

User
Ý KIẾN

Sau khi hàng loạt máy nhắn tin phát nổ, Liban lại chứng kiến thêm làn sóng nổ thiết bị thứ hai, lần này xảy ra với các máy bộ đàm, chủ yếu do các thành viên của phong trào Hezbollah sử dụng. Theo Bộ Y tế Liban, ít nhất 20 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương trong loạt vụ nổ thứ hai này.

Theo Thiếu tướng Apty Alaudinov, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quân sự - Chính trị của Lực lượng vũ trang Nga và chỉ huy đơn vị biệt kích lực lượng đặc nhiệm Akhmat cho biết, quân Nga đã giành quyền kiểm soát các khu định cư Nikolayevo-Dayino và Daryino ở vùng biên giới Kursk của nước này.

Tổng thống Peru Dina Boluarte vừa ban bố tình trạng khẩn cấp ở ba khu vực bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng tàn khốc nhất tại quốc gia này khiến 16 người thiệt mạng.

Nhằm cải thiện vấn đề rác thải nhựa, thương hiệu Two Farmers ở Anh đã tạo ra những gói bim bim khoai tây chiên có bao bì thân thiện với môi trường hơn, khi chúng có thể phân hủy hoàn toàn.

Quốc hội Ukraine ngày 18/9 đã quyết định sửa đổi ngân sách năm 2024 với việc tăng chi tiêu quốc phòng thêm 12 tỷ USD khi cuộc xung đột giữa nước này và Nga đã gần bước sang năm thứ ba.

Ngày 18/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trong vòng 12 tháng.

Ngày 18/9, các thành viên Nghị viện châu Âu đã kêu gọi nhanh chóng giải ngân viện trợ tài chính từ Quỹ Đoàn kết của khối để giúp chống lại thiệt hại do lũ lụt ở Trung Âu.

Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng Trung ương) quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.

Ngày 18/9, Điện Kremlin cho biết, các cơ quan của Nga chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về mức độ phóng xạ cao hơn trong khí quyển, sau khi Na Uy cho biết họ phát hiện thấy nồng độ phóng xạ Caesium (Cs-137) tăng cao gần biên giới Bắc Cực với Nga.

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Các lực lượng Ukraine ngày 18/9 đã tập kích một kho chứa đạn dược của Nga tại Toropets, thuộc vùng Tver, cách Moscow khoảng 165 km về phía Tây Bắc.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.

Nhiều bộ đàm do lực lượng Hezbollah sử dụng lại tiếp tục phát nổ ở nhiều thành phố tại Liban vào chiều tối nay (giờ địa phương). Hiện chưa có báo cáo thương vong.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Phong trào Hezbollah của người Shiite có trụ sở tại Liban vừa tuyên bố sẽ đáp trả Israel vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin khiến 11 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Anh Jaan Roose, một vận động viên người Estonia đã hoàn thành chuyến đi thăng bằng trên dây dài hơn 1.000 m, phía trên cây cầu Bosphorus nối liền châu Âu và châu Á.

Một trường nầm non ở Dubai đã sử dụng các công cụ công nghệ cao, được tích hợp trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ công việc giảng dạy cho giáo viên, giúp kích thích trí tưởng tượng và tăng khả năng tiếp thu của trẻ nhỏ.

Lệnh sơ tán một phần đã được ban hành tại Toropets, một thị trấn có 11.000 dân ở phía Tây Bắc Moskva, do các mảnh vỡ của một máy bay không người lái Ukraine bị bắn hạ gây ra hỏa hoạn.

Sau khi Trung Quốc công bố loạt số liệu kinh tế không mấy tốt vào cuối tuần vừa rồi, giới phân tích đã cắt giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng cả năm nay của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhà sáng lập Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan, Trung Quốc cho biết, mẫu máy nhắn tin liên quan đến vụ nổ hàng loạt tại Liban là do Công ty BAC Consulting, có trụ sở tại thủ đô Budapest của Hungary sản xuất. Họ chỉ là nạn nhân của vụ việc.

Trước tình hình căng thẳng trong khu vực Trung Đông gia tăng sau các vụ nổ máy nhắn tin tại Liban, nhiều hãng hàng không lớn đã thông báo đình chỉ các chuyến bay đến Tel Aviv của Israel, Tehran của Iran và Beirut của Liban cho đến ngày 19/9.

Sau bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc dự kiến sẽ phải hứng chịu 1-2 cơn bão từ nay đến trước tháng 10.

Hiện tượng hạn hán nghiêm trọng tại rừng mưa nhiệt đới Amazon của Brazil đã khiến mực nước các đoạn thượng nguồn xuống thấp kỷ lục.

Gần 3.000 máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 9 người thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương. Thủ tướng Liban và lực lượng Hezbollah đã đổ lỗi cho Israel về vụ việc trên. Hezbollah thề sẽ trả thù. Iran, quốc gia hậu thuẫn Hezbollah cũng lên án vụ tấn công. Mỹ hiện kêu gọi Iran và lực lượng ủy nhiệm kiềm chế đáp trả.

Nhà chức trách Thái Lan đã ban bố cảnh báo lũ lụt tại 5 tỉnh Đông Bắc Thái Lan, nơi nước sông Mekong dâng cao có thể vỡ bờ.

Ngay sau khi Hàn Quốc thông tin về việc Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định về phía Đông bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đã xác nhận thông tin trên và cho biết Bình Nhưỡng đã phóng một tên lửa thứ hai. Cả hai tên lửa này đều đã rơi xuống biển.

Theo thông báo của Chính phủ Peru, rừng Amazon ở nước này là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cháy rừng, chiếm gần 30% các điểm nóng cháy rừng hiện tại.

Ngày 17/9, ở Liban xảy ra một loạt vụ nổ gây chấn động, nhắm vào hệ thống thông tin liên lạc được Hezbollah ưa chuộng. Những vụ nổ này không chỉ làm 9 người chết và hàng nghìn người bị thương, mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về động thái tiếp theo từ cả Hezbollah và Israel.

Theo kế hoạch Thị trưởng London (Anh) vừa công bố, phố Oxford có thể sẽ trở thành phố đi bộ để thu hút nhiều người mua sắm hơn.

Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tại thủ đô Tehran vào thứ Ba (17/9), sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Quyết định thắt chặt kiểm soát biên giới của Chính phủ Đức kể từ ngày 16/9 đã gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng bên phía biên giới nước láng giềng Ba Lan. Nhiều người dân Ba Lan đã bày tỏ không hài lòng với chính sách của Đức.

Điện Kremlin cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin nhằm đưa các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga trở thành đội quân có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng ở biên giới phía Tây cũng như tình hình bất ổn ở biên giới phía Đông nước này.

Người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine thông báo, tỷ lệ bao phủ vaccine bại liệt ở dải Gaza đã đạt 90%.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết, việc triển khai gói hỗ trợ kinh tế trị giá 13,5 tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng này chắc chắn sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở khu vực Abyei đã tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho gần 200 em học sinh ở trường học Nhà thờ Abyei.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/9 đã ra lệnh cho quân đội nước này tăng quân số thêm 180.000 binh sĩ, lên tổng cộng 1,5 triệu quân nhân trong bối cảnh nước Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã công bố danh sách các thành viên mới của EC, những người sẽ lãnh đạo thể chế quyền lực nhất Liên minh châu Âu trong 5 năm tới.

Hàng loạt máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 8 người thiệt mạng và 2.750 người bị thương. Đáng chú ý, trong số những người bị thương có Đại sứ Iran tại Liban, ông Mojtaba Amani.

Các lực lượng Nga đã tấn công vào các kho vũ khí, đạn dược và cơ sở năng lượng cung cấp cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Chỉ hai tháng sau vụ bị ám sát hụt tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania, Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, lại một lần nữa thoát nạn trước một âm mưu ám toán nhằm vào mình. Trước hai vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống bất thành - sự việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, người dân Mỹ đang hoài nghi về khả năng bảo vệ những nhân vật quan trọng của lực lượng mật vụ nước này.

Ngân hàng Trung ương Nga vừa gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải đảm bảo cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền ruble kỹ thuật số.