Thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nằm trên Đại lộ Thăng Long, thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Được xây dựng từ năm 2019 trên diện tích 386.600 m², địa điểm mới của Bảo tàng có tổng diện tích sàn hơn 64.000 m² với khối nhà chính có 4 tầng nổi, một tầng trệt. Nơi đây lưu giữ hơn 150.000 hiện vật và 4 bảo vật quốc gia cùng nhiều khí tài quân sự.
Không gian ngoài trời của bảo tàng trưng bày vũ khí, trang thiết bị được Quân đội Nhân dân Việt Nam dùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; đồng thời sử dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ hòa bình của đất nước như: pháo 75mm, máy bay MIG 17 số hiệu 2047,….
Du khách tham quan bảo tàng những ngày này không chỉ từ mọi miền Tổ quốc, từ các em học sinh, sinh viên, mà còn là những cựu chiến binh, những người đã tham gia chiến trường từ năm 1954 trở lại đây.
Những chiếc huy hiệu Cựu chiến binh Việt Nam nho nhỏ được cài trên ngực, 6 người lính già ở tuổi 80-90 hòa cùng dòng người đến với bảo tàng, nơi họ mong muốn sẽ tìm thấy một phần thanh xuân của chính mình. Họ là các cựu chiến binh của phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Dù tuổi đã cao nhưng khí thế anh Bộ đội cụ Hồ vẫn tràn đầy, lộ rõ trên nét mặt, ánh mắt, giọng nói của các cụ. Bước ra từ bom đạn, những người lính năm nào vẫn hăng hái tranh luận về các câu chuyện hay về những hiện vật thời chiến. Thời gian như được quay trở lại những ngày kháng chiến thông qua những hiện vật được trưng bày tại đây.
Ông Lê Trọng Nhậm (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) kể lại, khi nghe tin Bảo tàng khánh thành, các ông vô cùng phấn khởi bởi có điều kiện được chứng kiến lại những hình ảnh đã trải qua thời chiến tranh mà chính các ông đã trực tiếp tham gia.
Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: "Không gian chính của bảo tàng được chúng tôi sắp xếp theo lịch sử. Tầng một chúng tôi đã hoàn thành và đang phục vụ khách tham quan. Dự kiến tầng hai chúng tôi sẽ trưng bày 8 chuyên đề và 7 sưu tập, tầng ba là 12 trưng bày quân sự, tầng bốn là khu dịch vụ".
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không những là công trình trưng bày lịch sử chiến tranh mà còn là không gian chung để khách tham quan được tương tác, trải nghiệm với bầu không khí hào hùng suốt chặng đường giành độc lập dân tộc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mỗi hiện vật ở đây không chỉ là một vật phẩm, mà là một chứng nhân sống động của quá khứ đau thương nhưng hào hùng.
Những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón tiếp hàng chục vạn lượt khách tham quan. Câu chuyện lịch sử liên tục được nhắc nhớ, được kể lại qua các hiện vật, qua câu chuyện của những cựu binh già, và qua những thuyết minh viên như Thượng úy Nguyễn Đại Việt. Công việc nhiều hơn, vất vả hơn bởi lượng khách liên tục, nhưng trong mỗi giọng kể ấy đều là sự tự hào của một người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thượng úy Nguyễn Đại Việt, Bảo tàng Lich sử Quân sự Việt Nam cho biết: "Gia đình mình cũng có truyền thống quân đội và mình rất yêu thích công việc này. Mỗi lần thuyết minh đều tạo cho mình những cung bậc cảm xúc khác nhau. Mình nghĩ khi thuyết minh cho các đoàn trẻ em, mình có thể truyền lửa tình yêu lịch sử cho các em".
Những trang sử sẽ được nhắc nhớ bởi biết bao thế hệ người Việt. Những câu chuyện anh hùng vẫn đời đời được lưu lại qua các trang sách hay những nét bút của các cô cậu học trò. Một ngày tham quan bảo tàng sẽ gói lại những kỷ niệm trong hành trang vào đời của các bạn trẻ.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.
Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.
Mùa đông đến, những con phố Hà Nội vốn nhộn nhịp bỗng trở nên trầm lắng, mang một màu sắc riêng vô cùng đặc biệt. Nhiều cây bàng cổ thụ trên khắp các con phố như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu đang thay màu lá.
Hàng Cân là một phố nhỏ nằm trong khu 36 phố phường. Tuy phố này không dài, nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp và tràn đầy sức sống từ sáng sớm.
Với người Việt Nam, Hà Nội vừa là Thủ đô, vừa là mảnh đất trữ tình yêu thương từ hàng ngàn năm trước. Bốn mùa ở Hà Nội chậm rãi luân phiên nhau, gieo vào lòng người những nỗi nhớ. Mỗi một mùa làm cho ta cảm nhận về cuộc sống khác nhau và một cách yêu Hà Nội khác nhau
Hà Nội bước qua năm 2024 với nhiều công trình mới mang theo khát vọng phát triển, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông, môi trường đô thị và công nghiệp văn hóa, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Hà Nội xác định, phát triển an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu của chính quyền nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Năm 2024, thành phố triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. Bằng những chính sách như trợ cấp xã hội, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Dưới ánh đèn lung linh, tiếng nhạc rộn ràng, từng nhóm du khách đổ về, tìm kiếm những không gian ở bên nhau, để trò chuyện và tận hưởng những khoảng thời gian quý giá của năm cũ trước khi bước sang năm mới.
UBND quận Hoàn Kiếm chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm. Sự kiện đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án "Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030".
Ngồi trên những chiếc xe Jeep cổ điển, gió lùa qua tóc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm thủ đô không chỉ qua các địa danh nổi tiếng mà còn qua những câu chuyện lịch sử và văn hóa thú vị.
Chỉ còn vài ngày nữa mới đến tháng Chạp nhưng những vườn quất ở Tứ Liên đã bắt đầu nhộn nhịp. Những vườn quất sai trĩu trịt đã được người trông nom chằng buộc để giữ dáng cho cây.
46 địa chỉ ẩm thực đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã được UBND quận Hoàn Kiếm lập danh sách và công bố để quảng bá di sản ẩm thực và hoạt động du lịch.
Sự kiện công bố bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn và danh mục di sản ẩm thực Hoàn Kiếm đã đánh dấu thành quả đầu tiên của Đề án “Phát triển và quảng bá di sản văn hóa ẩm thực quận Hoàn Kiếm phục vụ phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng 2030”.
Phở bò là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024 do Taste Atlas công bố mới đây.
Với nhiều người Hà Nội, hương vị ấm nóng của bát cháo lòng trong buổi sáng mùa đông giá lạnh đã trở thành thứ không thể thiếu, gắn với nhịp sống bình dị mà dân dã.
Thời tiết chuyển dần sang Đông, cũng là lúc những cánh đồng hoa cải ở ngoại thành Hà Nội đồng loạt bung nở, trải một màu vàng rực rỡ.
Văn hóa Hàn Quốc, từ ẩm thực đến các lễ hội, đang dần hòa nhập và tạo nên dấu ấn riêng tại Hà Nội. Có hẳn một khu phố được gọi là Korean Town của người Hàn ở Mỹ Đình.
Mùa đông năm nay không rõ rệt. Nó đến muộn, không lạnh sâu, thoắt hanh rồi thoắt ẩm, thoắt sương rồi thoắt nắng, bao trọn vẻ đẹp cả bốn mùa. Như thể mùa đông chỉ vội vàng ghé qua...
Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.
Những phong bao lì xì - biểu tượng của sự may mắn ngày đầu năm giờ đây đã có diện mạo bắt mắt, nhưng vẫn lưu giữ được ý nghĩa đặc biệt của dịp Tết cổ truyền.
Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn. Âm thanh của cuộc sống hòa với những điều xưa cũ trên con phố, tạo nên một không gian đầy hoài niệm, một nét đẹp văn hóa truyền thống ko dễ bị phai mờ giữa cuộc sống hiện đại.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cửa hàng kem 35 Tràng Tiền đã trở thành một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ người Hà Nội. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hạ oi ả, ai qua đây cũng không thể không dừng chân, thưởng thức một cây kem Tràng Tiền ngọt ngào.
Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.
Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.
Giáng sinh đang rất gần. Phố Hàng Mã, Nhà thờ Lớn hay những khu vực trung tâm đều trở thành những điểm được du khách đổ về tham quan, chụp ảnh và tận hưởng bầu không khí vui tươi, ấm áp của dịp lễ hội cuối năm.
Những bề bộn của cuộc sống có thể làm cái 'chất' Hà Nội bị pha loãng hơn. Tuy nhiên, trong sự thay đổi ấy, vẫn có những giá trị cốt lõi được giữ gìn và tiếp nối qua các thế hệ. 'Chất' người Hà Nội, dù có biến chuyển, vẫn là thứ không thể mất đi, chỉ cần thời gian và sự bồi đắp đúng cách để trở lại mạnh mẽ hơn trong một Hà Nội hiện đại và năng động.
Càng tới gần ngày Giáng sinh, phố phường của quận trung tâm Hoàn Kiếm được trang trí nhiều sắc màu lung linh, ngập tràn không khí lễ hội vui tươi.
Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.
Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.
Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.
Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.
Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…
Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.
Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.
Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã làm say lòng nhiều thực khách không chỉ bởi sự đa dạng trong món ăn mà còn bởi sự tinh tế trong cách thưởng thức. Có những món ăn ở Hà Nội chỉ ngon khi ta thưởng thức vào mùa đông và một trong số đó là món bánh đúc nóng - thức quà thơm ngon, ấm lòng, đơn giản mà khó quên.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.
Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.
0