Tham vọng cải cách bộ máy chính phủ của Donald Trump
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một cơ quan mới là Bộ Hiệu quả Chính phủ, đồng thời lựa chọn tỷ phú công nghệ Elon Musk và doanh nhân, cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa, Vivek Ramaswamy làm người đứng đầu cơ quan này. Điều này thể hiện tham vọng của ông Trump về việc cải cách bộ máy chính phủ mà ông cho là quan liêu.
Tham vọng cải cách bộ máy chính phủ
Để chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của mình tại Nhà Trắng, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã lập tức bắt tay vào lựa chọn nội các mới, với những gương mặt trung thành và có cùng quan điểm với ông trong chương trình “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Trong nội các mới, ông Trump tuyên bố sẽ thành lập một cơ quan mới là Bộ Hiệu quả Chính phủ. Ông Trump đã lựa chọn tỷ phú công nghệ Elon Musk và doanh nhân, cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy, những người đã sát cánh cùng ông trong suốt chiến dịch tranh cử, là người đứng đầu cơ quan này.
Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Trump đã tuyên bố thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ (có tên viết tắt là DOGE), nhằm giúp ông cải cách lại bộ máy mà ông cho là quan liêu của chính phủ Mỹ.
Tôi sẽ thành lập một Ủy ban Hiệu quả Chính phủ có nhiệm vụ tiến hành kiểm toán tài chính và hiệu suất toàn diện của toàn bộ chính quyền liên bang và đưa ra các khuyến nghị về cải cách mạnh mẽ. Chúng ta cần phải làm điều đó - không thể tiếp tục theo cách chúng ta đang làm bây giờ. Và Elon Musk, vì ông ấy không quá bận rộn, đã đồng ý đứng đầu lực lượng đó.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ông Trump cho biết trong một bài phát biểu rằng: “Tỷ phủ Elon Musk và ông Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ. Hai người Mỹ tuyệt vời này sẽ cùng nhau mở đường cho chính quyền của tôi phá bỏ bộ máy quan liêu của chính phủ, cắt giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các cơ quan liên bang - yếu tố thiết yếu đối với phong trào cứu nước Mỹ”.
Lời tuyên bố của ông Trump về việc cắt giảm bộ máy quan liêu liên bang bắt nguồn từ niềm tin của ông rằng lực lượng lao động lớn của chính phủ Mỹ đang quá tải, với khoảng hai triệu người. Và đây chính là nơi nảy sinh tham nhũng, lãng phí và hoạt động kém hiệu quả.
Ông Trump cho biết, bộ này sẽ "cung cấp lời khuyên và hướng dẫn" từ bên ngoài nhánh hành pháp và hợp tác chặt chẽ với Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng để đề xuất cắt giảm.
Việc đề cử hai tỷ phú phụ trách cơ quan này là chìa khóa cho chiến lược của ông Trump, vì cả hai nhà lãnh đạo đều có kinh nghiệm trong việc thu hẹp quy mô hoạt động. Tỷ phú Elon Musk là giám đốc điều hành của mạng xã hội Twitter (hiện tại là X) và sở hữu hãng ô tô Tesla và công ty công nghệ vũ trụ Space X. Ông đã từng có kinh nghiệm cắt giảm 80% lực lượng lao động của Twitter sau khi mua lại nền tảng xã hội này. Đến nay, với cương vị người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ tương lai, ông Musk đề xuất cắt giảm ít nhất hai nghìn tỷ đô la, một phần không nhỏ trong ngân sách 6,7 nghìn tỷ USD của chính phủ Liên bang Mỹ tài khóa 2024.
Bạn đang bị đánh thuế. Tất cả chi tiêu của chính phủ đều là thuế. Vì vậy, cho dù đó là thuế trực tiếp hay chi tiêu của chính phủ, thì nó sẽ trở thành lạm phát hoặc là thuế trực tiếp. Tiền của bạn đang bị lãng phí và hiệu quả của Bộ Chính phủ sẽ khắc phục điều đó.
Tỷ phú Elon Musk.
Ông Musk cũng cho biết số lượng các cơ quan liên bang nên được cắt giảm từ hơn 400 xuống còn 99.
Trong khi đó, cựu ứng viên Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy, một nhà đầu tư giàu có và là giám đốc điều hành công nghệ sinh học, đã ủng hộ việc cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động liên bang, đề xuất cắt giảm tới 75%. Điều này phù hợp với mục tiêu rộng hơn của ông Trump là hợp lý hóa các hoạt động của chính phủ và cắt giảm những gì ông coi là các lớp quan liêu không cần thiết.
Một nội dung quan trọng trong kế hoạch của ông Trump là khả năng loại bỏ một số cơ quan liên bang, trong đó có Bộ Giáo dục, chuyển các chương trình đào tạo lực lượng lao động của bộ này sang Bộ Lao động, bãi bỏ chế độ công tác lâu dài và áp dụng chế độ trả lương theo thành tích cho giáo viên, loại bỏ các chương trình mà ông cho là không phù hợp.
Kế hoạch của ông Trump cũng bao gồm việc cắt giảm đáng kể các quy định, mà ông tin rằng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận này được cho là sẽ tăng cường ảnh hưởng của nhánh hành pháp và giảm quyền lực của các quan chức liên bang.
Thách thức đối với cơ quan mới
Kế hoạch thành lập Bộ Hiệu quả Chính phủ để cắt giảm chi tiêu và nhân sự chính phủ của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy tham vọng của ông trong việc cải cách bộ máy chính phủ mà ông cho là quan liêu. Ông cam kết hoàn tất các cải cách này vào ngày 4 tháng 7 năm 2026 - Ngày Độc lập lần thứ 250 của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thực hiện cải cách thông qua cơ quan này không phải là điều dễ dàng, vì đây là cơ quan không thuộc chính phủ. Và việc mời hai tỷ phú doanh nhân làm lãnh đạo của Bộ Hiệu quả Chính phủ cũng là điều gây ra nhiều tranh cãi.
Các chuyên gia đã đặt câu hỏi về thẩm quyền và quyền hạn hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ. Vì đây không phải là một bộ phận chính thức của chính phủ (vì chỉ có Quốc hội mới có quyền thành lập các bộ), nên bộ này chỉ có vai trò cố vấn. Theo như ông Trump thì "bộ phận" này sẽ hoạt động bên ngoài chính phủ liên bang và làm việc với Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng.
Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump sẽ không phải là một bộ thực sự. Thậm chí có khả năng nó sẽ không phải là một văn phòng của Nhà Trắng. Có khả năng đó sẽ là một nỗ lực riêng tư để viết báo cáo và gửi đến Nhà Trắng và Quốc hội. Không gì hơn thế nữa.
Ông Brian Riedl, thành viên cấp cao tại Viện Manhattan, Mỹ.
Các chuyên gia cho biết Bộ Hiệu quả Chính phủ có thể có một số tác động về mặt tổ chức, nhưng nếu không có sự hậu thuẫn của Quốc hội, cơ quan này sẽ không thể thực hiện bất kỳ thay đổi toàn diện nào đã hứa trong chiến dịch.
Về hai nhà lãnh đạo của Bộ này là ông Musk và ông Ramaswamy, các chuyên gia cho rằng các dự án kinh doanh lớn của hai tỷ phú doanh nhân này đặt ra những lo ngại đáng kể về xung đột lợi ích nếu họ lãnh đạo cơ quan mới. Cả hai người này và ông Trump đều thúc đẩy việc cắt giảm các quy định gây bất lợi cho các doanh nghiệp như công ty của ông Musk.
Các chuyên gia pháp lý nói rằng, dựa trên những gì đã biết cho đến nay, hiệu quả của chính phủ có thể sẽ được bảo vệ bởi luật liên bang yêu cầu minh bạch và cân bằng quan điểm về các ủy ban cố vấn như vậy.
Các nhà phân tích cũng cho rằng hai ông Musk và Ramaswamy "sẽ phải lập ngân sách và thuê một nhóm các nhà nghiên cứu" nếu muốn thực hiện các nhiệm vụ của Bộ này.
Ngoài ra, về vấn đề cắt giảm ngân sách, nhiều chuyên gia ngân sách đã đặt câu hỏi về tính khả thi trong việc cắt giảm gần hai nghìn tỷ đô la chi tiêu mỗi năm. Ông Bobby Kogan, Giám đốc cấp cao về chính sách Ngân sách liên bang tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ cho biết “cắt giảm nhiều như vậy từ tổng cộng khoảng 6,8 nghìn tỷ đô la ngân sách liên bang trong năm tài chính 2024 sẽ đòi hỏi phải cắt giảm khoảng một phần ba mọi chương trình.”
Và nếu an sinh xã hội, Medicare và các chương trình dành cho cựu chiến binh được bảo vệ, phần còn lại của ngân sách có thể phải cắt giảm 62%, ảnh hưởng đến quốc phòng, tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ sưởi ấm gia đình, viện trợ nhà ở, kiểm tra an toàn thực phẩm và cơ sở hạ tầng, cùng nhiều chương trình khác.
Hai nghìn tỷ đô la mỗi năm là một con số quá lớn đến mức vô lý, không thể thực hiện được. Hơn 70% chi tiêu của chính phủ liên bang (không kể các khoản thanh toán lãi suất) dành các khoản như an sinh xã hội, Medicare, Medicaid và các chương trình viện trợ khác. Bạn chỉ có thể đề xuất hai nghìn tỷ đô la một năm nếu bạn không quan tâm đến những vấn đề an sinh đó.
Ông Bobby Kogan, Giám đốc chính sách Ngân sách Liên bang Mỹ.
Hiện có những lo ngại về tác động tiềm tàng đối với các dịch vụ thiết yếu của chính phủ, môi trường và quyền bảo vệ người lao động, vì những người chỉ trích cho rằng các biện pháp cắt giảm được đề xuất có thể làm suy yếu các biện pháp bảo vệ theo quy định quan trọng.
Nhân viên liên bang đối mặt nguy cơ bị sa thải
Hai nhà lãnh đạo tiềm năng của Bộ Hiệu quả Chính phủ cho biết, cơ quan này sẽ hợp tác với Văn phòng Quản lý và Ngân sách cùng các cơ quan khác, để tư vấn cho ông Trump về việc bãi bỏ các quy định và cắt giảm chi phí hành chính. Ngoài ra, ông Trump cũng cho biết sẽ khôi phục một sắc lệnh gọi là Biểu F, cho phép sa thải nhân viên hàng loạt. Đề xuất của ông Trump và hai nhà lãnh đạo này đã đẩy hơn hai triệu nhân viên liên bang ở khắp các cơ quan của Mỹ đối mặt với một thời kỳ bất ổn mới với nguy cơ cao bị sa thải.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump từng hứa sẽ khôi phục sắc lệnh hành pháp năm 2020 được gọi là Biểu F, nhằm trao cho ông quyền tiến hành sa thải hàng loạt nhân viên liên bang, mục tiêu là tạo không gian để đưa những người trung thành vào những vị trí công chức sự nghiệp.
Ông Musk và ông Ramaswamy cũng cho biết rằng, Bộ Hiệu quả Chính phủ dự kiến sẽ làm việc với các cơ quan liên quan để xác định số lượng nhân sự tối thiểu cần thiết tại một cơ quan, để bộ phận đó có thể thực hiện các chức năng được hiến pháp cho phép và theo luật định. Hai người đứng đầu bộ này nói thêm rằng, số lượng nhân sự bị cắt giảm phải tương đương với số lượng các quy định liên bang mà ông Trump dự định bãi bỏ.
Nguy cơ bị sa thải khiến nhiều nhân viên liên bang hoang mang, lo lắng, cho rằng đây là điều đáng báo động.
Ngoài việc sa thải nhân viên, hai nhà lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ cũng đưa ra ý tưởng về việc yêu cầu nhân sự của các cơ quan liên bang phải đến văn phòng 5 ngày/tuần. Bởi từ sau thời đại dịch Covid 19, nhiều nhân viên liên bang chuyển sang chế độ làm việc tại nhà. Việc yêu cầu đến văn phòng có thể gây ra làn sóng kết thúc hợp đồng tự nguyện từ một số người.
Ngoài ra, cơ quan này cho biết sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi công việc của những người bị sa thải sang khu vực tư nhân.
Trước nguy cơ bị sa thải, các công đoàn nhân viên liên bang đang tập hợp luật sư và chuẩn bị các chiến dịch công khai để cố gắng ngăn chặn bất kỳ vụ sa thải hàng loạt nào, và họ hy vọng các thành viên Quốc hội thuộc Đảng Cộng hòa sẽ cùng với Đảng Dân chủ công nhận tầm quan trọng của họ đối với nền kinh tế địa phương.
Số liệu cho thấy chính phủ liên bang là đơn vị sử dụng lao động lớn nhất của Mỹ, với hơn hai triệu người. Do đó, các đề xuất cắt giảm của Bộ Hiệu quả Chính phủ có thể tác động sâu rộng tới nhiều phương diện.
Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của ông Trump trong việc tái cấu trúc chính phủ liên bang. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông cũng đã khởi xướng một sáng kiến tái cấu trúc chính phủ và cắt giảm ngân sách, tuy nhiên hầu hết trong số đó đã bị Quốc hội bác bỏ hoặc không thực hiện. Lần này, Bộ Hiệu quả Chính phủ được thành lập với những nhân vật gây tranh cãi cũng có khả năng sẽ phải đối mặt với những trở ngại tương tự. Làm thế nào để cơ quan này đi vào vận hành hiệu quả và đạt được mục đích đề ra sẽ là một thách thức mà ông Trump phải vượt qua sau khi ông nhậm chức vào tháng 1 tới.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Hãng thông tấn Yonhap đưa tin các công tố viên Hàn Quốc quyết định truy tố Thiếu tướng Moon Sang-ho, Tư lệnh Tình báo quốc phòng, với cáo buộc đóng vai trò then chốt trong vụ nổi loạn và lạm quyền liên quan đến lệnh thiết quân luật bất thành của Tổng thống Yoon Suk Yeol hồi tháng trước.
Thẩm phán Tòa án New York Juan Merchan đã bác đề xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hoãn tuyên án trong vụ làm giả hồ sơ kinh doanh liên quan đến nghi vấn chi khoản tiền bịt miệng trước cuộc bầu cử năm 2016.
Sáng 7/1 theo giờ Việt Nam, Quốc hội Mỹ khóa 119 đã chính thức xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử hôm 5/11/2024 trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ, mở đường cho ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ đang hoàn thiện các bước để xóa bỏ rào cản trong quan hệ đối tác hạt nhân dân sự với các công ty Ấn Độ, nhằm tạo động lực mới cho một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa hai nước.
Một nhóm các nhà hoạt động thanh niên, trong đó có Lova Renee, 14 tuổi, một đại sứ nhiệt huyết của UNICEF Madagascar, đã mang lại niềm vui cho các em nhỏ khuyết tật tại một trại trẻ mồ côi.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phát biểu trước các đại sứ Pháp tại Paris. Trong bài phát biểu, ông Macron đề cập đến các vấn đề Gaza, Liban, Syria và Ukraine.
Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen thông báo đã giao nhiệm vụ cho lãnh đạo đảng Tự do (FPO) cực hữu Herbert Kickl thành lập một chính phủ liên minh sau khi nỗ lực của các đảng trung dung thất bại.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa tuyên bố sẽ từ chức sau gần một thập kỷ nắm quyền. Ông Trudeau cho biết các mâu thuẫn nội bộ trong Đảng Tự do đã khiến ông không thể tiếp tục lãnh đạo đảng trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong 24 giờ qua, xung đột Nga - Ukraine có nhiều diễn biến mới, khi Nga giành quyền kiểm soát Kurakhovo, mở đường cho việc kiểm soát toàn bộ tỉnh Donetsk.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội Nga ở miền Đông Ukraine đã chiếm được thành trì Kurakhove sau nhiều tháng giao tranh, ghi thêm một chiến thắng nữa ở khu vực Donetsk.
Lãnh đạo đảng Tự do cực hữu Áo (FPO) - ông Herbert Kickl đã gặp Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen với hy vọng được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ liên minh sau khi nỗ lực thành lập chính phủ của đảng cầm quyền trước đó thất bại.
Theo thông tin từ Cơ quan điều tra tội phạm công chức cao cấp của Hàn Quốc và Nhóm điều tra hỗn hợp, bao gồm đại diện của cơ quan cảnh sát và kiểm sát, các cơ quan này sẽ đệ trình tòa án văn bản đề nghị kéo dài thời hạn của lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, sau khi lệnh này hết hạn vào hôm nay 6/1, thay vì xin một lệnh bắt mới.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng tổ chức đàm phán với Mỹ và các quốc gia châu Âu về giải quyết xung đột vào cuối tháng 1.
Hôm nay, Indonesia chính thức triển khai chương trình bữa ăn miễn phí dành cho học sinh và phụ nữ mang thai như lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Prabowo Subianto.
Ngay trong ngày đầu năm mới nước Mỹ choáng váng bởi hai vụ khủng bố, và lý lịch của cả hai nghi can khiến người ta lo ngại hơn. Tất cả các vụ tấn công đều do các thành viên đã xuất ngũ hoặc đang tại ngũ của lực lượng vũ trang gây ra.
Bộ Y tế Kazakhstan cho biết nước này đã ghi nhận các ca nhiễm virus human metapneumovirus (HMPV) gây bệnh đường hô hấp, loại virus đang lây lan rộng ở Trung Quốc.
Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do virus Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đại lục đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận. Hiện cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia đều báo cáo về nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy chính xác HMPV là gì? Những nhóm người nào cần phải cẩn thận trước virus này?
Theo nguồn tin Reuters, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo không xác định về biển Nhật Bản trong ngày hôm nay, 6/1.
Tại Hàn Quốc, tuyết rơi dày đặc từ ngày 5/1 đến sáng 6/1 đã bao phủ hầu hết các tỉnh phía Bắc, trong đó có thủ đô Seoul và các tỉnh lân cận như Gyeonggi và Gangwon.
Truyền thông Canada mới đây đưa tin Thủ tướng nước này Justin Trudeau có thể tuyên bố từ chức, sớm nhất là vào ngày hôm nay, 6/1.
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) Hàn Quốc ngày 6/1 đã thông báo một công văn chính thức yêu cầu cảnh sát tiếp quản việc thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol do ban hành thiết quân luật vào đêm 3/12/2024.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Tân Hoa xã dẫn lời truyền thông Nhật Bản cho biết, vào ngày 5/1/2025, theo giờ địa phương, núi lửa Otake trên đảo Suwanose thuộc tỉnh Kagoshima đã phun trào hai lần liên tiếp, tạo ra cột khói lúc cao nhất lên tới 1.100 mét.
Ngày 5/1, phiên đấu giá đầu tiên trong năm mới đã được tổ chức tại chợ Toyosu, Tokyo, Nhật Bản - nơi một con cá ngừ vây xanh được “chốt” với giá cao nhất là 207 triệu yen, tức vào khoảng 1,32 triệu USD. Đây là mức giá cao gấp đôi so với năm trước và là mức cao thứ hai trong lịch sử.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, ngày 5/1 cảnh báo nếu nhóm vũ trang Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn ở Liban.
Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Y tế Brazil, quốc gia này đã ghi nhận 5.972 trường hợp tử vong được xác nhận do sốt xuất huyết vào năm 2024, con số cao nhất trong gần 40 năm trở lại đây.
Thành phố New York của Mỹ đã chính thức trở thành địa phương đầu tiên của quốc gia này thu phí tắc nghẽn giao thông. Quy định này áp dụng với khu vực Lower và Midtown Manhattan.
Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã đề xuất gia hạn lệnh bắt giữ Tổng thống. Lệnh bắt giữ này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào nửa đêm nay (6/1).
Ô liu là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực và văn hóa của Tunisia, một quốc gia ở Bắc Phi. Giữa lòng thị trấn Tebourba, người nông dân Abdaziz Misfare duy trì xưởng ép dầu ô liu đã tồn tại hàng thập kỷ qua, bảo vệ một phần di sản quý giá của đất nước mình: nghề làm dầu ô liu truyền thống.
Lực lượng Houthi của Yemen hôm qua cho biết đã nhắm mục tiêu vào một nhà máy điện ở Haifa, miền Bắc Israel, trong bối cảnh căng thẳng leo thang vì cuộc chiến của Tel Aviv ở Dải Gaza.
Hàng nghìn người Hàn Quốc hôm qua đã bất chấp tuyết rơi dày đặc ở thủ đô Seoul để biểu tình, cả ủng hộ và phản đối, việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Hàn Quốc.
Công viên thiên nhiên Al-Qurum, nằm ở trung tâm Muscat, Vương quốc Oman đã trở thành một ốc đảo rực rỡ màu sắc và hương thơm khi Lễ hội hoa bắt đầu. Sự kết hợp quyến rũ giữa thiên nhiên và nghệ thuật tại Lễ hội hoa đã tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp, thu hút hàng triệu du khách tới tham quan.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Hôm nay, 5/1, nhiều sân bay lớn của nước Anh đã buộc phải đóng cửa đường băng, tạm dừng hoạt động hàng không vì tuyết rơi quá dày. Thời tiết khắc nghiệt cũng khiến giao thông đường bộ, đường sắt bị gián đoạn nghiêm trọng.
Bộ Y tế Dải Gaza cho biết cuộc không kích của Israel đã khiến ít nhất 88 người chết và 208 người bị thương trong 24 giờ qua trên khắp Gaza. Tổng cộng trong 3 ngày qua, hơn 200 người tại vùng đất này đã thiệt mạng.
Ngày 5/1, lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk của Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận thông tin về cuộc phản công, song cho biết nhóm tấn công của Kiev đã bị đánh bại.
Tòa án quận phía Tây Seoul, Hàn Quốc đã bác bỏ đề xuất của nhóm luật sư của Tổng thống Yoon Suk Yeol về việc vô hiệu hóa lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo này. Hiện chưa có thông tin chi tiết nào về lý do tòa bác bỏ vụ việc.
Băng tuyết đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá đối với ngành du lịch Trung Quốc. Nước này đang đầu tư mạnh vào du lịch mùa đông nhằm thúc đẩy kinh tế ở vùng phía Bắc và Đông Bắc, nơi có khí hậu lạnh.
Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) đã bắt giữ 4 công dân Nga bị cáo buộc âm mưu tấn công khủng bố những nơi công cộng ở thành phố Yekaterinburg. 4 đối tượng này đều trong độ tuổi 15-16 tuổi và và có quan điểm ủng hộ một tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Mỹ đã viện trợ rất nhiều vũ khí cho Ukraine trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Thông tin trên được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiết lộ khi trả lời phỏng vấn của tờ New York Times.
Châu Âu và Mỹ đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông khi nhiều người đi lại, tụ họp trong dịp lễ cuối năm và đón năm mới. Hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận, phổ biến nhất là chủng virus cúm B.
Trung Quốc đang đối mặt với số ca nhiễm các bệnh hô hấp liên quan đến virus HMPV gia tăng, dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Đợt bùng phát xảy ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu phát hiện dịch Covid-19, khiến nhiều người lo lắng viễn cảnh về đại dịch khác.
Trung Quốc mới đây đã ra mắt chiếc ô tô điện vừa chạy vừa bay đầu tiên mang tên "Dongda Kunpeng-1" do nhóm nghiên cứu của Đại học Đông Nam phát triển.
Ngày 4/1, Bộ trưởng Quốc phòng Israel - Israel Katz xác nhận các cuộc đàm phán gián tiếp với Hamas đã nối lại tại Qatar về việc thả các con tin bị bắt trong các vụ tấn công tháng 10/2023.
Cụ bà Tomiko Itooka người Nhật Bản, được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới, đã qua đời tại nước này, thọ 116 tuổi.
Người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby cho biết cơ quan này đang nỗ lực đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1 tới.
0