Tháng 7 âm lịch - tháng cô hồn?
Dân gian Việt Nam quan niệm, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn mang đến những vận xui rủi, không may mắn. Vậy vì sao lại có quan niệm này và sự thật có phải như vậy?
Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã có quan niệm tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”, là thời điểm ma quỷ, vong hồn quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho mọi người.
Theo quan niệm của người phương đông, tên gọi này được bắt nguồn từ trong truyền thuyết. Theo đó, từ ngày mồng 2/7 âm lịch cho đến ngày 14/7 là khoảng thời gian Diêm Vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, trở về dương thế tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến 12 giờ đêm ngày 14/7 cánh cửa sẽ được đóng lại, các linh hồn đó phải quay về địa ngục.
Vì vậy, mà dân gian ta quan niệm trong tháng 7 âm lịch này, chúng ta không nên tiến hành những việc đại sự của bản thân và gia đình để tránh những điều không hay. Và cũng trong tháng này, người dân nên làm nhiều việc thiện, cúng cô hồn...
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, tháng 7 âm lịch hoàn toàn không liên quan tới vong, ma và thế giới của những người đã khuất.
Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tháng này có thời tiết phổ biến là mưa gió, lũ lụt... làm không khí ẩm ướt. Tháng 7 âm khí cực vượng vào ngày 15 thì được coi là khí âm thoát lên từ lòng đất mà xưa kia người ta cho rằng cái gì thuộc về âm tức là cõi âm, là ma quỷ.
Chính từ đó, dân gian cho rằng đây chính là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, ma quỷ, vong hồn.
Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không có tháng nào gọi là tháng cô hồn trong kinh điển của Phật giáo.
Giáo điển nhà Phật khái quát ơn nghĩa trong đời thành bốn ơn sâu nặng: Ơn cha mẹ sanh dưỡng, ơn chúng sanh vạn loại, ơn quốc gia xã hội, ơn Tam bảo thiêng liêng.
Riêng tháng 7 âm lịch, Phật giáo nặng về ơn cha mẹ sinh thành nhất.
Theo Hòa thượng Bảo Nghiêm, tháng 7 là tiết xá tội vong nhân, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đoạ trong chốn khổ đau được tế bạt, siêu thoát.
Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ông bà tổ tiên chúng ta kết hợp cùng với lễ đạo hiếu, để báo hiếu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Phật giáo quan niệm phải yêu thương tất cả mọi loài, kể cả những người không mồ không mả, chết không thờ tự hay còn gọi là cô hồn.
Cúng rằm tháng 7 để tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ, trên tinh thần của Phật giáo là yêu thương muôn loài, nên khi cúng người ta cúng cả cho những cô hồn không mồ mả, không con cháu hương hoả.
Theo Hòa thượng Bảo Nghiêm, đối với các Phật tử chân chính, ngày rằm tháng 7 là ngày Tăng tự tứ, ngày Tăng thêm tuổi hạ, ngày Phật hoan hỷ. Đối với Phật tử, tháng 7 là thời điểm để mỗi người trau dồi, làm tăng trưởng thêm tâm hiếu và hạnh hiếu. Còn việc “thí thực cô hồn” trong dịp này cũng rất tốt. Nó là hạnh bố thí cho quỷ thần được no đủ nhưng chỉ là một lễ tiết có tính thứ yếu trong mùa lễ hội Vu lan mà thôi.
Đồng quan điểm này, Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Trấn Quốc chia sẻ, đạo Phật không tin có tháng cô hồn. Trong tháng 7 âm lịch, mọi người không phải kiêng những điều như dân gian lan truyền.
Nhà Phật dạy con người không làm điều trái, sống có phúc đức. Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kị trong tháng 7.
Trong khi quan điểm của Đạo giáo tập trung vào việc xoa dịu các linh hồn lang thang thì với văn hóa Phật giáo, người dân nghiêng về bày tỏ lòng hiếu thảo và tưởng nhớ tổ tiên.
Vì vậy, nên ở Việt Nam, người dân thường tổ chức ngày lễ Vu lan báo hiếu đồng thời với lễ xá tội vong nhân hay còn gọi là lễ “thí thực cô hồn” (cúng chúng sinh) vào ngày rằm tháng 7 âm lịch.
Ngày Vu Lan báo hiếu không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, mà còn mang một nét văn hóa tinh thần tốt đẹp.
Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những đại lễ quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Tuần lễ Vu Lan vào dịp tháng 7 âm lịch, chính lễ vào ngày rằm tháng 7. Nguồn gốc của lễ Vu Lan xuất phát từ kinh Vu Lan Bồn nói về sự tích của Tôn Giả Mục Kiền Liên (Vị Bồ Tát đại hiếu) một trong 10 vị đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Vị này tu hành đắc được phép thần thông đệ nhất nên thấy mẹ mình là bà Thanh Đề sau khi chết đi bị đọa xuống cõi địa ngục.
Vì thương mẹ nên Tôn Giả Mục Kiền Liên bạch với Đức Phật Thích Ca tại sao mẹ mình lại đau khổ dưới cõi địa ngục, làm gì để cứu vớt mẹ mình thoát khỏi cõi địa ngục. Đức Phật Thích Ca chỉ dạy: nguyên do bà Thanh Đề sau khi chết bị đọa cõi địa ngục đau khổ là do ở đời làm nhiều việc ác và tham lam. Vì vậy, muốn cứu được bà ra khỏi cõi địa ngục đau khổ thì vào dịp rằm tháng 7 sau khi mãn hạ ba tháng an cư của chư Tăng phải sắm sửa lễ vật cúng dường chúng Tăng, cầu thỉnh mười phương Tăng chúng hồi hướng chú nguyện thì bà Thanh Đề mới thoát được cõi địa ngục đau khổ, thoát sinh về cõi thiên cung sung sướng.
Kinh này cũng dạy mọi người đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần báo ân - báo hiếu đối với cha mẹ, tổ tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục. Đến ngày rằm tháng 7 mỗi năm sắm sanh lễ vật đến chùa lễ Phật tụng kinh, làm nhiều việc phúc để hồi hướng, chú nguyện cho cha mẹ còn sống được song đường trường thọ, hạnh phúc; tổ tiên, cha mẹ và những người đã mất được siêu sinh tịnh cảnh.
TS. Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, “Dân gian cho rằng Tết Trung nguyên tháng 7 là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn”.
“Vào thời điểm này, các chùa cũng thiết lập trai đàn chẩn tế để "tài pháp nhị thí" cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng, đồng thời đây là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời”, TS Lộc nói thêm.
Theo ông, phong tục trên hướng con người đến việc mở rộng tấm lòng bi mẫn. Việc này thể hiện qua sự quan tâm, chia sẻ đối với những người kém may mắn, bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống.
Giải nghĩa về tục lệ rằm tháng 7 âm lịch, tác giả Bùi Xuân Mỹ viết trong cuốn Tục thờ cúng của người Việt: “Theo tín ngưỡng truyền thống thì vào ngày rằm tháng 7, các tội nhân ở cõi âm được tha tội một ngày, bởi vậy các gia đình ở dương gian làm cỗ bàn cúng gia tiên, đốt vàng mã và cầu cúng tụng kinh độ trì cho họ”.
Trong cuốn Phong tục thờ cúng của người Việt do NXB Văn hóa Thông tin phát hành có viết: "Tết Trung nguyên là tết tổ chức vào ngày rằm tháng 7, dân gian còn gọi là ngày Xá tội vong nhân. Nhiều người bày lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà, rìa đường phố, cúng cô hồn, ma đói, dùng lễ vật sơ sài như bánh đa, bánh bỏng, ngô bắp, khoai lang, trứng luộc".
Vào tháng cô hồn, người ta quan niệm rằng, ma quỷ sẽ đi lang thang khắp nơi để quấy phá, mang lại tai ương cho con người. Vì vậy, ngoài các cỗ cúng, lễ cúng ở các gia tự, người ta còn bày cỗ cúng cho các cô hồn tại cầu, quán, đình, chùa và gọi là cúng cháo.
Theo tác giả Bùi Xuân Mỹ, "Lễ vật để cúng cháo có cháo hoa nấu bằng gạo, cơm nắm vắt thành nắm nhỏ, hoa quả, bánh, bỏng, trầu cau, xôi chè và đồ vàng mã. Khi cúng xong, các cô hồn, những người nghèo, trẻ em giành và chia nhau các thứ đó".
Gợi ý chuẩn bị mâm cúng cô hồn như sau:
- Bánh kẹo, hoa quả các loại, muối gạo, bỏng ngô, cháo trắng loãng, cơm vắt, ngô, khoai, sắn, mía để nguyên vỏ cắt khúc ngắn nhỏ, đường cục…
- Giấy áo, giấy tiền vàng mã, hương nhang, nến, nước lọc…(cúng cô hồn không cúng đồ mặn, tất cả hoàn toàn là đồ chay).
- Phần cúng quan trọng nhất là món cháo loãng. Quan niệm dân gian cho rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa có thực quản nhỏ và hẹp nên không thể nuốt được thức ăn thông thường. Bởi vậy, khi chuẩn bị mâm cúng đúng cách cúng cô hồn nhất thiết cần phải có món cháo loãng.
Thời điểm cúng cô hồn cũng rất quan trọng. Lễ cúng cô hồn thích hợp nhất nên thực hiện vào buổi chiều tối. Bởi theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mạnh nên các cô hồn được “mở cửa” thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể đến nhận những đồ vật phẩm cúng của các gia đình nên không hiệu quả.
Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nhiều người lo ngại khi cúng chúng sinh, nếu cúng xong không biết cách mời vong đi thì sẽ rước vong vào nhà. Nếu lo ngại thì bạn có thể cúng tại chùa.
Lưu ý, khi cúng cô hồn không cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế.
- Nên cúng đồ chay để các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì mà chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.
Có thể thấy, có nhiều cách lý giải về tập tục trong tháng 7 âm lịch. Dù vậy, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, dù lý giải như thế nào nhưng những quan niệm ấy đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả, đề cao tấm lòng báo hiếu và làm phúc, sống thiện lương.
Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra.
Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.
(Tổng hợp)
Ý KIẾN
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.
Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.
"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.
Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.
Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.
Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.
Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.
Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.
Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".
Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.
Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.
Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.
Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100 hoạt động thiết kế, biểu diễn, diễu hành.
Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.
Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Tại khu du lịch sinh thái Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), tối 20/10, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Sở VL-TT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".
Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.
Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.
Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Tối nay 19/10, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây - một địa danh lịch sử nổi tiếng của xứ Đoài, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự kiện âm nhạc đầy cảm xúc, chương trình Hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề "Đoài Melody - Giai điệu Đoài", do Đài Hà Nội tổ chức.
Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang diễn ra một cuộc trưng bày độc đáo mang tên "Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An". Đặc biệt, trong số những tấm Nà Pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Nhóm họa sĩ "Tam giác mạch" với các hoạ sĩ thủ đô Hà Nội tâm huyết chất liệu sơn mài truyền thống đã cùng thực hiện một cuộc triển lãm ý nghĩa.
Hà Nội luôn là một đề tài sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ. Dù là trong bất cứ giai đoạn nghệ thuật nào, Hà Nội vẫn luôn hào hoa, thanh lịch và sở hữu một nét riêng có trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.
“Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan), đưa văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Sự kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm và khẳng định văn học chính là sợi dây kết nối giữa các quốc gia.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.
Áo dài đã trở thành biểu tượng về bản sắc văn hóa của người Việt, là thói quen trong sử dụng trang phục của cả nam giới lẫn nữ giới người Việt, là niềm tự hào mỗi khi bạn bè quốc tế nhắc đến Việt Nam. Nhưng đến nay, vì nhiều lý do mà áo dài vẫn chưa thể trở thành Quốc phục và Việt Nam vẫn chưa chọn được Quốc phục nào vừa ý.
0