Tháng Mười, tôn vinh người phụ nữ Việt

Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.

Tháng Mười - những cơn mưa không còn day dứt nhưng mùa thu thì vẫn cố gắng bịn rịn bằng cái nắng hanh hao đến khô nẻ trước khi để mùa đông đo nỗi nhớ con người bằng những buổi sáng se lạnh đầy sương. Hà Nội gọi tên bốn mùa bằng những giác cảm thời tiết và bằng cả tên những loài hoa đặc trưng theo tháng, ngay cả những tháng giao mùa như tháng Mười này.

Ngày xưa không có nhiều loại hoa như bây giờ, nhất là hoa để trang trí, để tặng nhau. Nhớ cứ độ gần cuối tháng Mười, bố tôi đi làm về thể nào cũng cầm trên tay bó hoa cúc trắng. Tính ông kiệm lời nhưng tình cảm. Mẹ tôi biết vậy, bà lặng yên cắm hoa vào bình, mắt rạng ngời niềm vui. Còn chị tôi, lựa trong bó hoa bố tôi mua về, chọn một bông cúc gầy mong manh nhất, ép vào cuốn sổ tay chứa đầy những loài hoa đặc trưng theo mùa như lưu giữ lại một thời lãng mạn. Mãi về sau này, khi lớn lên, tôi mới biết đó là ngày 20/10 - ngày Phụ nữ Việt Nam.

Ấn tượng về một loài hoa, về kí ức gia đình tạo cho tôi một tiềm thức về hai ngày tôn vinh phụ nữ trong năm. Nếu ngày mùng 8/3 mang lại sự rộn ràng, màu sắc thì ngày 20/10 lại gợi nhớ nét gì đó tinh tế, hướng nội. Đôi khi tuổi trẻ của tôi mặc định rằng, ngày 8/3 là dành cho phái nữ trên phương diện bạn bè, người yêu còn 20/10 thì hướng về gia đình với bà, với mẹ và với chị.

Ngày 20/10 là ngày hướng về gia đình với bà, với mẹ và với chị.

Làm sao có thể kể hết những bức tượng, những câu hát, bài thơ, câu chuyện, ca dao… tôn vinh người phụ nữ Việt khắp dải đất hình chữ S này, những người phụ nữ chịu thương chịu khó với trái tim bao dung, nhân hậu dù suốt dọc chiều dài mấy nghìn năm lịch sử với nhiều cuộc chiến tranh, họ đã phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát.

Phụ nữ được xem là một nửa của nhân loại, được cả thế giới trân trọng vinh danh là phái đẹp. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin kính chúc các bà, các mẹ, các chị sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và luôn là những bông hoa tỏa ngát hương thơm trong vườn hoa rực rỡ sắc màu của đất nước Việt Nam.

User
Ý KIẾN

Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.

Sau Tết, sắc hồng rực của hoa đào dần tắt. Những gốc đào lại được đưa về vườn để chuẩn bị cho mùa Tết tiếp theo.

Nếu như tháng Chạp tất bật lo toan, hối hả vội vàng Tết nhất, thì Giêng Hai lại là khoảng thời gian thư thái chậm rãi hơn khi vụ lúa xuân cấy đã xong.

Sau Tết, dường như không có làng quê nào ở Việt Nam là không có lễ hội. Hội làng thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan.

Nằm giữa lòng khu phố cổ Hà Nội, nhịp sống trên phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm) là sự pha trộn giữa chậm rãi và hối hả. Tuy không quá nổi một gang tay, thế nhưng, đây lại là một con phố sầm uất, tấp nập của vùng lõi phố cổ Hà Nội với biết bao chồng lấp lịch sử, thời gian.

Rằm tháng Giêng không chỉ là ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt, mà còn là dịp để nhiều gia đình sum vầy bên mâm cỗ chay, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Nhiều ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn có phong tục gói bánh cúng Rằm tháng Giêng. Không khí những ngày này cũng nhộn nhịp y như thời gian giáp Tết.

Trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân mới, tiếng trống nơi sới vật đã rộn ràng khắp trong thôn, ngoài xóm, thu hút mọi bước chân đổ về tổ Ngô Sài, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Tết Nguyên đán đã qua, nhưng với nhiều vùng quê nơi ngoại thành Hà Nội, không khí đón Tết vẫn còn, bởi người dân đang chuẩn bị cho việc đón Tết lại - một một phong tục đã tồn tại nhiều đời nay.

Giữa cuộc sống hối hả bộn bề công việc, sẽ có lúc ta bỗng dưng thèm trở về những ngày thơ bé. Hiện nay, nhiều quán cà phê tại Hà Nội lấy cảm hứng từ những căn tập thể cũ đang được các bạn trẻ quan tâm và thường xuyên lui tới.

Các thành viên của nhóm đạp xe Bon Bon không ngại cái lạnh, không nề hà sương sớm, tập trung đông đủ để cùng nhau chia sẻ thú vui đạp xe thưởng ngoạn vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.

Nhịp sống Hà Nội đang dần trở lại thường nhật sau kỳ nghỉ Tết. Với những bài tập rèn luyện sức khoẻ từ buổi sáng sớm, tinh thần thể dục, thể thao hiện diện ở từng ngõ ngách của Thủ đô.

Thanh Lương (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai) có nghề làm bún, làm bánh cuốn lâu đời, cứ nối tiếp nhau, hết đời này sang đời khác. Những người làm bún thường làm từ sáng sớm, còn với riêng nghề làm bánh cuốn, chiều buông mới là lúc người dân bắt tay vào sản xuất. Nhịp sống của bà con nơi đây bao năm qua đều như vậy.

Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề mộc, hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa đã tạo ra nhiều sản phẩm mộc độc đáo, trong đó có những sản phẩm đồ thờ mang đậm dấu ấn tâm linh.

Chiếc nón gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác, qua bàn tay của những nghệ nhân làm nón tại làng Chuông (Thanh Oai) đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhắc tới Hà Nội là nhắc tới vẻ đẹp của những địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với những con phố cổ kính rêu phong. Và đặc biệt không thể không kể đến hình ảnh một Hà Nội về đêm vừa thoáng đãng, bình dị nhưng không kém phần náo nhiệt.

Vì Nguyễn Bính viết “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” mà người ta nhớ mưa phùn hay vì mưa phùn mà thơ Nguyễn Bính thành hay? Chỉ biết là mưa xuân - mưa phùn phủ lên mọi nỗi nhớ về Tết Hà Nội.

Hội làng là sợi dây gắn kết những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về phong tục tập quán của quê hương mình, cảm nhận được rõ nét hồn cốt văn hoá của dân tộc vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay.

Mỗi nét chữ thư pháp đều gửi gắm biết bao hy vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc. Nhiều người Việt vẫn luôn tin vào điều đó và thường tìm đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm như một truyền thống tốt đẹp.

Sáng 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa, quận Thanh Xuân đã tổ chức phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.

Trong không gian đầy thơ mộng và huyền bí của Thủ đô, có một nghệ sĩ luôn tìm cách gom nhặt những khoảnh khắc để đưa Hà Nội vào trong từng bức tranh.

Trong hành trình du xuân đầu năm của rất nhiều người Hà Nội, đình đền chùa chính là nơi được nhiều người tìm đến để cầu an, cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.

Những ngày đầu xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mặc dù lượng phương tiện tham gia giao thông vắng hơn ngày thường nhưng người dân đi du xuân vẫn nghiêm chỉnh chấp hành dừng đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm... chấp hành nghiêm các quy định an toàn giao thông.

Đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, du khách không chỉ được vui chơi, tìm hiểu về phong tục đón Tết độc đáo của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc mà còn được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng, tiêu biểu cho ẩm thực Tết ở các vùng miền.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý sinh năm Đinh Tỵ 1977, anh từng làm kiến trúc, viết báo, vẽ tranh trong hơn 20 năm qua. Đồng thời, anh cũng là tác giả của những cuốn sách khảo cứu, tản văn về Hà Nội nổi tiếng. Với sức viết đều đặn và dồi dào, Trương Quý là một cái tên rất quen thuộc trên văn đàn Việt Nam những năm gần đây.

Hà Nội đã trở thành đề tài quen thuộc với nhiều họa sĩ. Mỗi người họa sĩ đều có những cách nhìn và cảm nhận riêng về Thủ đô để phác họa nên bức vẽ của riêng mình. Mỗi nét vẽ không chỉ thể hiện tài năng mà còn gửi gắm trong đó tình cảm và sự gắn bó sâu sắc của người họa sĩ ấy với Hà Nội.

Sáng mùng 2 Tết (30/1), thời tiết ở Hà Nội rất đẹp, trời se lạnh và có nắng nhẹ. Yếu tố này dường như cộng hưởng để Tết Hà Nội thêm ấn tượng, nhất là đối với những người đã yêu và chọn Hà Nội để khám phá vào dịp Tết.

Để Phố Sách Hà Nội là điểm đến du xuân ý nghĩa, phục vụ nhân dân và du khách vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban tổ chức đã lên phương án trang trí với các cổng chào, sân khấu, tiểu cảnh, cây xanh, ánh sáng…mang đậm nét xuân truyền thống.

Tết là để hội ngộ, sum vầy nhưng cũng là khoảng thời gian cả nhà bên nhau, để chơi chung các trò chơi dân gian, được hòa mình vào không khí Lễ hội.

Tết Hà Nội, mùa của niềm vui, của những bước chân xuôi ngược trên các con phố cổ kính, mùa của những hy vọng mới, những khởi đầu mới. Du xuân trong ngày Tết từ bao đời đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa và lối sống của người Hà Nội.

Sự hồi sinh kỳ diệu của làng đào Nhật Tân sau cơn bão cuồng phá là câu chuyện đầy cảm hứng về tình yêu và nghị lực của con người. Chỉ cần không ngừng cố gắng và tin tưởng, những điều tốt đẹp nhất định sẽ đến.

Những ngày đầu tiên của năm mới, văn hoá Tết của người Việt không thể thiếu đi những lời chúc bình an. Trong không khí đầm ấm của mùa xuân, những lời chúc đó trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, mang theo sự chân thành, lòng biết ơn và những niềm hy vọng tươi sáng cho tương lai.

Chiếc bánh chưng xanh truyền thống phản ánh một phần lịch sử, kinh tế, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Hôm nay, ngày cuối cùng của năm, thời tiết Hà Nội lạnh khô, có nắng nhẹ, rất thuận lợi cho mọi người dọn dẹp, sắm sửa chuẩn bị chào đón năm mới. Tại các chợ truyền thống, không khí mua sắm ngày 30 Tết rất tấp nập.

Gian bếp nhỏ của gia đình Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung trong một chiều cuối năm thật rộn ràng. Tiếng chị em í ới gọi nhau làm cỗ. Tiếng dao thớt lạch cạch vang lên. Tất cả tựa như một bản giao hưởng của thanh âm đầy gia vị và lôi cuốn.

Những ngày giáp Tết là khoảng thời gian để sửa sang, chăm chút lại nhà cửa. Đây cũng là dịp để chị em tranh thủ làm đẹp cho bản thân như cắt tóc, làm nail… hay mua sắm thêm bộ áo dài đón Tết. Ai cũng muốn thật xinh đẹp, thật chỉn chu khi bước vào năm mới.

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, nhu cầu rửa xe để đón Tết của người dân tăng cao. Các cửa hàng rửa xe trở nên tấp nập, nhộn nhịp từ sáng sớm cho đến tối muộn.

Có lẽ không một địa phương nào trong cả nước lại có lượng tiêu thụ hoa tươi nhiều như Hà Nội. Để cung cấp một lượng hoa lớn cho thị trường trong dịp Tết này, các vùng chuyên canh hoa như Mê Linh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng… đã tất bật, sôi động hơn bao giờ hết.

Sắc xuân đang hiện diện khắp nơi. Tại các huyện ngoại thành, những đổi thay ở vùng quê nông thôn mới cũng được thể hiện trong cách đón Tết. Chợ những ngày cận Tết ở quê đã có thêm nhiều sản phẩm mới phục vụ người dân.

Hà Nội giờ có nhiều chợ hoa, nhiều đầu mối cung cấp hoa tươi cho thị trường, song với không ít gia đình, nhất là người dân khu vực phố cổ, Tết là phải đến chợ hoa Hàng Lược. Đi chợ hoa Hàng Lược ngày Tết đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người dân phố cổ nói riêng và người Hà Nội nói chung.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt thường sắm sửa một số vật phẩm đặc trưng để trang trí trong nhà, không chỉ làm mới không gian sống mà còn mang ý nghĩa đón tài lộc, may mắn và hạnh phúc.

Đường làng thường ngày chỉ có dấu chân của những người già và con trẻ. Thế nhưng năm hết Tết đến, con đường làng bỗng nhộn nhịp hân hoan đón những người con đi xa trở về. Những bước chân dù có đi ngàn vạn nẻo đường, thì chuyến đi hạnh phúc nhất vẫn là chuyến trở về nhà cùng gia đình. Bởi Tết là để đoàn viên sum họp.

Nếu muốn nhìn thấy rõ nét nhất niềm hân hoan khi Tết đến xuân về, chỉ cần quan sát những con đường tại các làng quê ngoại thành Hà Nội. Ngày thường, đường làng khá vắng vẻ bởi người trẻ trong làng hầu hết đi học, đi làm xa quê. Chỉ khi năm hết Tết đến, nó bỗng nhộn nhịp, sôi động đón những người con đi xa trở về. Những bước chân đi ngàn vạn nẻo đường, cuối năm đều hướng về quê, về con đường làng thân thuộc, về với sum họp gia đình.

Tạm gác lại những bộn bề lo toan, Tết là thời gian để nhà nhà quây quần bên nhau, cùng hưởng trọn những giây phút bình yên.

Cúng giao thừa là một nghi thức được nhiều gia đình Việt thực hiện rất cẩn trọng, thành kính. Cả gia đình quây quần đón chờ khoảnh khắc chuyển giao năm cũ - năm mới thiêng liêng. Hãy cùng "Cẩm nang đón Tết" khám phá cách bày mâm cúng giao thừa chuẩn phong thủy, cầu may mắn cả năm nhé!

Ngày tất niên, bên cạnh nồi bánh chưng nghi ngút, sẽ có thoang thoảng của hương mùi già. Mùi hương ấy gắn liền với tục tắm lá mùi, một phong tục truyền thống nhằm tẩy trừ những điều không may mắn trong năm cũ. Hãy cùng "Cẩm nang đón Tết" khám phá cách nấu nước mùi già đơn giản tại nhà nhé!