Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm hai khu 'đất vàng' Quận 4

Hai khu "đất vàng" tại số 428 và 430 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP.HCM được hợp tác đầu tư với Trung Thủy Group vừa bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm.

Thanh tra Chính phủ vừa công bố văn bản số 2414/TB-TTCP thông báo Kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

Đối với cơ sở đất 428 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. HCM, Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam ký hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ tại số 428 Nguyễn Tất Thành với Trung Thủy Lancaster chưa đảm bảo đúng trình tự, ký kết hợp đồng hợp tác trước thời điểm Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam có đầy đủ các quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai số 45/2013/QH ngày 29/11/2013.

Dự án đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán được ghi nhận tại Biên bản ngày 11/9/2017, trong đó có truy thu tăng giá trị quyền sử dụng đất do UBND TP. HCM xác định là hơn 233,7 triệu đồng và Tòa án Nhân dân TP. HCM có bản án số 519/2018/KDTM-PT ngày 23/5/2018 (do Công ty TNHH Lancaster Tân Thuận khởi kiện) buộc Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hoàn tất các thủ tục chuyển nhượng khu đất có diện tích 2.164,9 m2 tại địa chỉ 428 Nguyễn Tất Thành cho Công ty TNHH Lancaster Tân Thuận. Hiện dự án đang dừng triển khai thực hiện nhiều năm gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Quận 4 có nhiều khu "đất vàng" đắc địa tại trung tâm TPHCM

Để xảy ra tồn tại nêu trên, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ trách nhiệm thuộc về UBND TPHCM, Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC).

Đồng thời, đối với cơ sở đất 430 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, lô đất được UBND giao cho Cảng Sài Gòn và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 4 thực hiện khu nhà ở cao tầng 430 Nguyễn Tất Thành theo hình thức thỏa thuận cho Trung Thủy Lancaster với giá trị 150 tỷ đồng, lớn hơn giá trị do đơn vị thẩm định giá lập theo giá thị trường là 18,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng dự án chưa được Dịch vụ công ích Quận 4 tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 15 và khoản 3 Điều 23 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ. Hiện dự án dừng triển khai thực hiện nhiều năm gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Trên cơ sở Kết luận thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TPHCM rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất (khi giao đất, chuyển nhượng, thoái vốn) đối với cơ sở nhà đất 430 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, với diện tích 3624,8 m2. Còn cơ sở nhà đất 428 Nguyễn Tất Thành với diện tích 2.165,9 m2 đã được Kiểm toán nhà nước kiểm toán dự án và đã truy thu tiền sử dụng đất, UBND TPHCM rà soát trình tự, thủ tục dự án để thực hiện theo đúng quy định. Ngoài ra, VIMC có trách nhiệm chỉ đạo Cảng Sài Gòn thu hồi của Trung Thủy Lancaster tiền phạt chậm nộp 4.515 triệu đồng khi thực hiện hợp đồng với Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn trong việc chuyển nhượng dự án tại 430 Nguyễn Tất Thành. Việc xử lý các nội dung kiến nghị nêu trên, các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan hoàn thành trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công khai Kết luận điều tra.

Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster tiền thân là Công ty TNHH Trung Thủy Lancaster được đăng ký thành lập ngày 12/12/2013, trụ sở chính được đặt tại tầng 12, tòa nhà Miss Áo Dài, 21 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Bến Nghé, quận 1. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản.

Khi mới thành lập Trung Thủy Lancaster có vốn pháp định là 6 tỷ đồng, vốn điều lệ là 15 tỷ đồng bao gồm 2 thành viên góp vốn đó là Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy (Trung Thủy Group) góp 12 tỷ đồng, tương đương sở hữu 80% vốn điều lệ của công ty; ông Nguyễn Trung Tín góp 3 tỷ đồng, tương đương 20% vốn. Người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên của Trung Thủy Lancaster là ông Nguyễn Văn Trung sinh năm 1960. Ngoài ra, ông Nguyễn Trung Tín, cổ đông nắm giữ 15% vốn điều lệ của Trung Thủy Lancaster giữ chức vụ Tổng Giám đốc tại Trung Thủy Group.

User
Ý KIẾN

Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m², cao gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán bỏ cuộc giữa chừng.

Thành phố Hà Nội hiện đang xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư hai dự án nhà ở xã hội tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. Đây là bước quan trọng trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư để có thể khởi công các dự án trong năm 2024.

Hà Nội đã điều chỉnh một ô đất tại quận Đống Đa nhằm giúp tăng thêm nguồn cung cho loại hình văn phòng, khách sạn tại khu vực.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa đề xuất 6 giải pháp hạn chế tình trạng trả giá cao, tạo sốt ảo trong hoạt động đấu giá đất.

Tại kết luận thanh tra về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang xây dựng nhà ở tại một số đơn vị doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 - 2021, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các sai phạm tại TP.HCM, Hà Nội, Huế và Nghệ An.

Kéo dài từ 9h sáng hôm qua đến gần 1 giờ sáng nay (25/11), sau 13 vòng đấu kéo dài 15 tiếng, cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, đã kết thúc.

Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” có nội dung khẳng định phải có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại.

Cuộc đấu giá 34 thửa đất tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã kết thúc vào gần 1h sáng nay (25/11). Trải qua hơn 15 tiếng đấu giá căng thẳng, các thửa đất đều được đấu thành công.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 67 về việc bãi bỏ hai quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.

HĐND TP Hà Nội đã thông qua Quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định tại Luật Thủ đô.

320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Qua 9 tiếng căng thẳng, hiện cuộc đấu giá mới bước vào vòng 8.

Trong tuần qua, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 đã thảo luận cho ý kiến đối với Nghị quyết về thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Đại biểu Quốc hội đánh giá đây là Nghị quyết rất cần thiết nhưng cần được quy định chặt chẽ, đảm bảo thị trường bất động sản lành mạnh, tránh tạo sốt đất và không để xảy ra tình trạng thu gom đất lúa tự phát làm nhà ở thương mại.

UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m2 đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị - Green City.

Sáng nay, 24/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường".

Dù đã tạm dừng để điều chỉnh, nhưng giá khởi điểm đất đấu giá tại Hà Nội vẫn ở mức rất thấp.

Hôm nay, 24/11, 320 khách hàng với 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá 34 thửa đất ở xã Hương Ngải. Đúng như dự báo, cuộc đấu giá đang diễn ra rất nóng vì các thửa đất nằm trong khu vực làng nghề, nhu cầu thực của người dân rất cao.

Tình trạng thị trường vừa bị mất cân bằng cung - cầu, vừa bị lệch về phân khúc nhà là nguyên nhân khiến giá nhà đất bị đẩy cao phi lý. Bởi vậy, việc tăng nguồn cung là giải pháp cấp bách để kéo giảm giá nhà.

Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua chỉ rõ các vấn đề của thị trường bất động sản, trong đó có việc giá bất động sản tăng cao, tình trạng người mua nhà xã hội không thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách.

Cuộc đấu giá được tổ chức hôm nay, 24/11, ở xã Hương Ngải (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được dự báo sẽ rất nóng, bởi đây là khu vực làng nghề, nhu cầu thực tế của người dân sở tại rất cao.

Từ ngày 1/12/2024, UBND thành phố Hà Nội bãi bỏ hai quyết định liên quan đến đất đai.

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Từ năm 2001, Trung Quốc đã thiết lập quy định quản lý nhà cho thuê với giá thấp và chính thức áp dụng trên toàn quốc từ 01/3/2004. Chính sách nhà ở minh bạch trong phân phối tiền bao cấp cho các gia đình có thu nhập thấp với sự kiểm soát của nhà nước đã được thực hiện khá hiệu quả.

Ngày 23/11, huyện Thanh Oai tiếp tục phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia, tổ chức đấu giá 23 lô đất tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Ngày 23/11, huyện Thanh Oai tiếp tục phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia tổ chức phiên đấu giá 23 lô đất tại xã Đỗ Động.

Giá nhà, đất đang bị đẩy cao phi lý, người có nhu cầu ở thực ngày càng khó tiếp cận. Đây là hệ lụy của tình trạng đầu cơ, thổi giá liên tiếp diễn ra trong thời gian dài vừa qua. Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển bền vững, Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả gắn với thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.

Giá chung cư tăng cao phi lý, vượt xa giá trị thực đã khiến nhiều người dừng kế hoạch mua và tiếp tục chọn phương án thuê nhà với kỳ vọng cơ quan chức năng sẽ vào cuộc quyết liệt ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá, đưa thị trường bất động sản trở lại lành mạnh.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Quyết định số 67 về việc bãi bỏ hai quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.

Với những trợ lực quan trọng từ yếu tố pháp lý, các chuyên gia nhận định, thị trường M&A bất động sản trong giai đoạn 2025 - 2026 dự kiến rất sôi động với sản phẩm đa dạng và chất lượng hơn.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.

Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.

Theo Báo cáo Đại lộ bán lẻ thế giới năm 2024 mới phát hành của Cushman & Wakefield, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới.

Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.

Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.