Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác PCCC&CHCN
Trước những yêu cầu cấp bách đặt ra trong công tác PCCC&CNCH, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác PCCC&CNCH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới.
Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thủ đô tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm, hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể:
Quán triệt quan điểm trong công tác PCCC và CNCH: Người dân là trung tâm, là chủ thể, đặt an toàn, tính mạng người dân là trên hết, trước hết; an toàn cháy, nổ là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô Hà Nội. Lấy chủ động phòng ngừa là chính, lấy phòng ngừa là “cơ bản - chiến lược - lâu dài”, làm tốt công tác phòng cháy để ngăn ngừa cháy, nổ với phương châm: Từng nhà an toàn - Từng nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp an toàn - Từng khu phố an toàn - Từng xã, phường, thị trấn an toàn. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và nhân dân tham gia chữa cháy, nhất là trong “thời điểm vàng” 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
Phải ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới không để xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Đề cao hơn ý thức phòng ngừa, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn của người dân trong PCCC và CNCH.
Thực hiện nghiêm nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác PCCC và CNCH đảm bảo thực chất, toàn diện; việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị đối với nhiệm vụ PCCC và CNCH.
Đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong công tác PCCC và CNCH phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay. Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH, là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào việc thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH.
Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ, nhất là ở các khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao như: các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, khu nhà trọ, trường mầm non, các cơ sở kinh doanh hoạt động vui chơi giải trí, karaoke, vũ trường, chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người, cụm điểm làng nghề truyền thống, khu, cụm công nghiệp, rừng...; coi công tác phòng cháy, chữa cháy là công việc hằng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình. Đồng thời, phát huy vai trò giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong công tác PCCC và CNCH.
Đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức kỹ năng về PCCC và CNCH, các biện pháp, kỹ năng phòng cháy, thoát nạn và xử lý các tình huống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; ý thức tự trang bị hệ thống PCCC và CHCN trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong từng gia đình, nhất là các thiết bị báo cháy, dụng cụ thoát hiểm, mặt nạ phòng độc, cửa thoát hiểm đến từng hộ gia đình, cá nhân...; tập huấn thường xuyên về các kỹ năng thoát nạn cơ bản, hướng dẫn thoát nạn, kỹ năng cảnh báo khi có sự cố xảy ra. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH. Xây dựng phong trào toàn dân PCCC và CNCH, nhân rộng các mô hình phù hợp với từng địa bàn bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, như: “Dân vận khéo” trong PCCC ở khu dân cư…; lồng ghép việc phổ biến, học tập kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường và cơ sở giáo dục phù hợp với từng ngành học, cấp học trên địa bàn Thành phố; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC và CNCH.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và CNCH. Tất cả các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phải được xử lý nghiêm theo quy định và bắt buộc các cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC và CNCH phải tổ chức khắc phục khi đủ điều kiện mới cho phép hoạt động. Công khai thông tin của các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về PCCC trên phương tiện thông tin đại chúng và thường xuyên cảnh báo cộng đồng, dân cư xung quanh biết; kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các cá nhân, tổ chức cố tình đưa dự án, công trình, cơ sở vào sử dụng nhưng không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH gây hậu quả nghiêm trọng. Việc thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở trong diện quản lý phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ và tuân thủ theo quy định pháp luật trên nguyên tắc “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Thực hiện nghiêm túc phương châm bốn tại chỗ “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ”, nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Kiện toàn, củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất cho các lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành, bảo đảm hoạt động hiệu quả, thực chất; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để ứng phó kịp thời khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Tiếp tục rà soát quy chế phối hợp giữa lực lượng cơ sở phòng cháy, chữa cháy với các ngành, các cấp. Phát huy trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc hướng dẫn thực hiện công tác PCCC và CNCH và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm là lực lượng nòng cốt tham mưu, triển khai thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp hiệp đồng giữa lực lượng Công an và Quân đội trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cảnh báo cháy nhanh, số hóa hồ sơ quản lý địa bàn, cơ sở, nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý kịp thời khi cháy, nổ xảy ra. Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống xử lý sự cố cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng tham gia. Tăng cường công tác huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tăng cường đầu tư nguồn lực, xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho công tác phòng cháy, chữa cháy; có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy (giao thông, nguồn nước, thông tin liên lạc…); nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (phù hợp với điều kiện của đô thị Hà Nội).
Thực hiện nghiêm công tác thẩm định, cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng, đô thị theo đúng quy định; xử lý nghiêm các công trình xây dựng không phép, trái phép (trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, sử dụng đất sai mục đích) và các công trình vi phạm về trật tự xây dựng, công trình chưa được thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định nhưng đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố.
Các Sở, Ban, Ngành, MTTQ thành phố Hà Nội, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nghiêm túc trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác PCCC&CNCH; tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và đặc biệt 'không có vùng cấm' đối với những vi phạm về PCCC&CNCH.
Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày 31/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy và được phổ biến đến chi bộ./.
Ý KIẾN
Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định của Bộ Nội vụ, quy định về số lượng công chức cấp phường hiện đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho những phường có quy mô dân số lớn ở Hà Nội.
Khối thi đua số 3 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 1/11, đã tổ chức tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng và công tác khen thưởng năm 2024 tại huyện Sóc Sơn.
Chiều ngày 01/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 11 năm 2024.
Thành ủy Hà Nội vừa nhất trí với tờ trình của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố về việc trích 7 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh miền Trung bị thiệt hại bởi bão số 6.
Khi nhắc đến hồ Tây, trong lòng mỗi người con Hà Nội hẳn sẽ có những cảm xúc rất riêng. Du khách thăm Hà Nội hẳn đã có dịp ngắm cảnh hoàng hôn đầy lãng mạn hay ghé những đầm sen ven hồ Tây. Nhưng, có những giai thoại, truyền thuyết gắn liền với địa danh quen thuộc này mà chúng ta có thể chưa từng biết đến.
Mặc dù một số địa phương ở Hà Nội đã bố trí các điểm thu gom rác thải cồng kềnh theo thời gian quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm rác tự phát tồn tại.
Tận dụng thời tiết thuận lợi và một số điểm thi công có mặt bằng sạch, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu tháng 6/2026 hoàn thành dự án mở rộng đường Tam Trinh.
Theo Phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên địa bàn Thủ đô thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí.
Sáng 1/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11/2024.
Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23/9/2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.
Sau 122 năm khai thác, cầu Long Biên đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Do vậy, cần dự án tổng thể để sữa chữa thay vì các phương án duy tu, bảo trì theo hạng mục của ngành đường sắt.
Từ nhiều năm nay, lượng khí thải phát ra từ các phương tiện sử dụng nhiều năm, các loại động cơ, nhiên liệu khiến chất lượng không khí luôn ở mức thấp, do đó, Thủ đô Hà Nội sẽ hướng đến việc quy định vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện gây ô nhiễm.
Chiều 31/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã tiếp Đoàn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi dẫn đầu.
Sau hơn 120 năm khai thác, sử dụng và hai cuộc chiến tranh, mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa chữa, nhưng cầu Long Biên không tránh khỏi tình trạng xuống cấp theo thời gian.
Sáng 31/10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024.
Một số công viên tại quận Cầu Giấy đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều hạng mục công trình còn có thể gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.
Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài Hà Nội.
Sở Nội vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia và huyện Phúc Thọ tổ chức trao đổi kinh nghiệm cải cách hành chính (CCHC) cho các cán bộ bộ phận Một cửa của 7 huyện, thị xã.
Sáng 31/10, huyện Sóc Sơn đã tổ chức gắn biển 5 công trình thành phố nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Tối 30/10, cụm thi đua số 1 của Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội gồm các đơn vị: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai đã tổ chức vòng sơ kết Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Từ ngày 28/11/2023, thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt.
Triển khai chương trình làm việc trong chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dẫn đầu thăm và làm việc tại Nam Phi từ ngày 27/10 đến 30/10/2024, đoàn đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của Nam Phi, triển khai chuỗi các hoạt động xúc tiến để kết nối các cơ hội, tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội và các địa phương Nam Phi.
Phố Đình Thôn, thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được đăng ký xây dựng thành tuyến phố văn minh đô thị kiểu mẫu. Tuy nhiên, tuyến phố này đang tồn tại nhiều vi phạm, mất đi hình ảnh kiểu mẫu lúc ban đầu.
Chiều 30/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội.
Chiều nay, 30/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có chỉ thị về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động đặc sắc, bắt đầu từ ngày 8 đến 17/11/2024.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang dần hình thành không gian sống trẻ trung với nhiều công trình quy mô lớn, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại.
Sau thời gian tạm dừng triển khai, cuối năm 2023, dự án mở rộng đường Tam Trinh được khởi động trở lại, chính thức thi công từ tháng 8 năm nay và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ dân chưa chấp thuận phương án đền bù.
Chính phủ Pháp đã tài trợ 700.000 euro cho Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phương án cải tạo cầu Long Biên. Từ trung tuần tháng 10, dự án đã chính thức triển khai.
Tại huyện Gia Lâm, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Trên vỉa hè hai bên đường Lý Thánh Tông (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm), hiện có khoảng 30 nắp cống bằng kim loại bị mất trộm, gây nguy hiểm cho người dân.
Một trong những hoạt động ý nghĩa của quận Ba Đình hưởng ứng tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2024-2025 là công trình Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình, vừa được UBND quận Ba Đình, Hội Liên hiệp phụ nữ quận tổ chức ra mắt sáng nay.
Nhiều tháng vừa qua, người dân sinh sống xung quanh khu vực thôn Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm bởi những bãi rác tự phát gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và mỹ quan trên tuyến đường được coi là văn minh đô thị này.
Sáng 30/10, quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận năm 2024.
Sáng 30/10, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên, Trưởng đoàn giám sát của HĐND thành phố đã làm việc với huyện Phúc Thọ về công tác quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bão sông, ngoài đê trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
Sáng nay, 30/10, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố. Hai Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Mạnh Quyền và Nguyễn Trọng Đông cùng tham dự.
Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội vừa phối hợp với Tổ chức Trả lại tuổi thơ thăm và kiểm tra hiệu quả sử dụng xe lăn với người khuyết tật vận động tại quận Cầu Giấy và Ba Đình.
Nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả trong những tháng cuối năm, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội sẽ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường Hà Nội chủ trì phối hợp thực hiện.
Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Báo cáo viên thành phố tháng 10 năm 2024.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà yêu cầu cần đánh giá kỹ lưỡng, rõ tính khả thi, hiệu quả thì mới giao, phân bổ vốn và tăng hậu kiểm để tránh dàn trải, lãng phí, phá vỡ cơ cấu kinh tế.
Hà Nội có những góc phố - cũng là những mái quán, thành thân quen với nhiều người, với nhiều thế hệ. Nơi đó lưu giữ ký ức của mỗi người về mùa đã qua, người đã xa. Nơi đó như một điểm lui tới, tìm về của người Hà Nội, của những người xa Hà Nội, và những người bạn từ phương xa…
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thành lập 4 tổ công tác giúp việc tiếp nhận, tham mưu đề xuất và thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phong trào khởi nghiệp được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phát động đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, không giới hạn tuổi tác, lĩnh vực. Nhiều tấm gương phụ nữ đã khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa, phát triển kinh tế gia đình và đóng góp cho xã hội.
0