'Thật lòng với dân và mình phải là dân'

Đó là trải lòng của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, khi vừa tròn 1 năm 8 tháng ông nhận trọng trách ở Thủ đô. Tuy không coi là "dấu ấn nhiệm kỳ", nhưng Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đau đáu dự án Vành đai 4 từ khi về Hà Nội và ông cũng đau đáu với cái câu "Hà Nội không vội được đâu". Sau đây là cuộc phỏng vấn Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng.

* Phải đích thân vào cuộc

- Nhận nhiệm vụ về Hà Nội trên cương vị Bí thư Thành ủy đúng vào thời điểm dịch Covid-19 hoành hành và bầu cử Quốc hội, tôi vẫn phát động các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ cho Vành đai 4.

Tôi nhận nhiệm vụ đầu tháng 4/2021 thì đến tháng 7/2021 dự án đã trình được hồ sơ lên Chính phủ. Mặc dù một số bộ ngành vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng khi ra Bộ Chính trị tôi thuyết minh một hồi, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cũng đề cập việc làm vành đai 3 TPHCM, Bộ Chính trị đã cơ bản đồng ý chủ trương.

Ngay sau khi Quốc hội quyết nghị vào tháng 6/2022, tôi về triển khai quyết liệt, thành lập ban chỉ đạo, báo cáo với Thủ tướng, bởi sau nghị quyết của Quốc hội là nghị quyết của Chính phủ, nêu rõ giao đồng chí trong Thường trực Thành ủy Hà Nội làm trưởng ban chỉ đạo. Tôi tự thấy phải đích thân vào cuộc.

*Nhưng dự án này đâu phải chỉ liên quan mình Hà Nội, thưa ông?

- Đúng vậy. Quan trọng là lợi ích mà dự án này đem lại không riêng Hà Nội, mà còn cho cả Vùng, khi "đến tai" Hưng Yên và Bắc Ninh thì anh em đều thuận, tôi hô hào là anh em vào cuộc ngay.

Tôi biết Hưng Yên khó, nên khi Quốc hội quyết nghị 14.200 tỉ đồng cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2024, tôi bàn với anh em Hà Nội, từ cấp ủy đến HĐND, ưu tiên phần vốn giải phóng mặt bằng từ ngân sách trung ương cho Hưng Yên.

Bắc Ninh cũng bỏ ra khoảng 370 tỉ đồng cho giải phóng mặt bằng, bên cạnh ngân sách trung ương. Riêng Hà Nội cơ bản là tự túc, vì Hà Nội khá hơn một chút. Từ khâu đầu như vậy, tư tưởng của anh em các tỉnh cũng thoát, nhẹ nhàng hơn, công việc trôi thuận.

*Ông tự tin rằng việc giải phóng mặt bằng sẽ kịp tiến độ?

- Tôi xác định đây là khâu trọng điểm. Mục tiêu đặt ra đến 30/6/2023 cơ bản giải phóng được 70%, tôi tin là được, hết 2023 là xong. Hà Nội có hơn 14.000 ngôi mộ, 1.006 hộ dân phải tái định cư, 2 tỉnh kia ít hơn nhiều. 

Ngay từ đầu làm phải nghĩ cách, di dời mộ đến nơi quá xa nơi cũ là không được, xây (nghĩa trang) mới càng không xong, nên cần nới nghĩa trang cũ, chỉnh trang, cải tạo để di dời vào đó. Bà con rất phấn khởi vì đưa được các cụ vào chỗ đàng hoàng hơn, lại có dịp quy về cùng một chỗ ngay cạnh nhau.

*Dường như Bí thư xem việc xây đường Vành đai 4 là "dấu ấn nhiệm kỳ"?

- Tôi không dám nhận thế. Quan trọng nhất là sau khi dự án hoàn thành sẽ khai thông được cả vùng. Ví dụ Vĩnh Phúc, Chủ tịch tỉnh nói với tôi: Các anh làm Vành đai 4 xong, tỉnh tôi chỉ cần nối vào mấy cây số là có 1.000ha để làm đô thị và công nghiệp, không phải đầu tư quá nhiều. Hay Bắc Giang chỉ cần đấu cây cầu sang thì cũng thông luôn, từ đấy lan tỏa ra các tỉnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đi khảo sát thực địa tại tỉnh Hưng Yên về công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 hồi tháng 11/2022

Tôi không nói "dấu ấn" là vì tôi nghĩ cho lợi ích của thủ đô thôi, để giải quyết những vấn đề đang rất bức xúc. Vành đai 4 làm xong thì 10-15 năm sau mới khai thác được nguồn lực hai bên đường, mình đâu có còn là Bí thư thời điểm đấy.

Tôi không quan tâm tới "dấu ấn", tôi nói thật đấy. Bây giờ chỉ yêu cầu quản lý chặt hai bên đường, quy hoạch chi tiết, bao giờ đường xong thì đấu vào, có phải là hay không.

Cũng liên quan cơ sở hạ tầng, ngoài xây Vành đai 4, hiện trường học và bệnh viện ở Hà Nội đang thiếu đến mức báo động. Thời gian tới, ông có chỉ đạo, tầm nhìn và hành động gì để giải quyết vấn đề trên?

- Hà Nội đã đặt ra mục tiêu, đưa vào nghị quyết riêng của Thành ủy, đưa ra HĐND quyết nghị, để đầu tư cho 3 lĩnh vực y tế, giáo dục và di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Tất cả được đưa vào kế hoạch đầu tư công từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo, vốn dự kiến khoảng 49.200 tỉ đồng.

Hiện nay rất khó là cái gì cũng theo đơn vị hành chính (xã, phường; quận, huyện…), trường học hay bệnh viện cũng thế. Thực tế, một phường ở Hà Nội có đến 9 vạn rưỡi dân mà chỉ có một trạm y tế, biên chế tối thiểu 5 bác sĩ, tối đa chỉ 10 người, dịch dã tới làm sao gánh nổi. Nói y tế cơ sở, y tế dự phòng là quan trọng, đấy chính là cơ sở, là dự phòng chứ đâu nữa.

Nếu 5-10 bác sĩ ở xã 3.000-5.000 dân thì không vấn đề gì, nhưng ở một phường đông dân như vậy thì quá khác. Anh Bảy Nên (Bí thư Thành ủy TPHCM) còn nói với tôi ở TPHCM có phường lên tới 11 vạn dân mà cũng chỉ chừng ấy bác sĩ. Rất bất cập!

Với trường học thì quy định mỗi phường một trường cấp 2, một trường cấp 1. Nhưng 9-11 vạn dân thì phải có vài trường học, vài trạm y tế chứ. Phải tính theo số dân chứ không thể theo đơn vị hành chính.

Chủ trương của tôi là các xã, phường, quận huyện rà lại, chỉnh trang, nâng cấp cái hiện có, và xây thêm các bệnh viện lớn của TP. 11-12 năm nay Hà Nội không xây được bệnh viện nào mới cấp TP.

Tôi đặt đầu bài là xây ở các cửa ngõ thủ đô những bệnh viện tương đối lớn, chuyên môn cao. Dự kiến là ở Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Ứng Hòa, Gia Lâm.

Đây cũng là giải pháp kéo giãn mật độ dân cư nội đô. Bây giờ trong nội đô nếu chuyển được là sẽ chuyển ra, chứ không chuyển vào, không thì phải "đóng cứng", không cho xây thêm trong nội đô, thì mới giảm tải được.

*Nhưng thưa Bí thư, "Hà Nội không vội được đâu"…

- Anh lại đụng vào nỗi đau của tôi (cười). Chính vì cái câu "Hà Nội không vội được đâu" mà tôi mất một năm để xử lý được một bước. Tôi cũng từng nói với đồng chí Tổng Bí thư về suy nghĩ này.

Nó có cả 2 mặt, nghĩa đen có, nghĩa bóng có. Đúng là có những việc từ từ làm cho chắc. Nhưng mặt ngược của nó là quá nhiều thủ tục hành chính, rườm rà, phiền phức. Tôi về đây tháng 4/2021 thì đến tháng 7/2021, tôi yêu cầu phải xử lý ngay mà chưa làm được, đến tháng 7/2022 mới xử lý được một bước.

Mà được một bước là cũng là một cuộc vật lộn. Trước tiên là phân cấp, ủy quyền lại sau khi rà soát hơn 1.900 thủ tục hành chính, từ HĐND sang UBND, thủ tục thuộc thẩm quyền Chủ tịch, sở ngành, quận huyện, đến cấp xã phường. Trong đó, riêng sở, ngành có 1.154 thủ tục, tôi chỉ đạo phải xử lý triệt để. 

Kê lên rồi, bảo phân cấp đi không phân được, ra UBND TP, ra tới Thường trực Thành ủy không làm được. Tôi nói là nếu để từ dưới tự giác mà không nghe, tôi sẽ làm từ trên xuống, thành lập Ban chỉ đạo "bổ" xuống. Ra đến nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ TP, ra đến HĐND TP quyết được 700 thủ tục phân cấp, phân quyền. Trước đó thực sự là rất nhiều vướng mắc, cản trở, làm khó lẫn nhau.

Các anh nghĩ xem như thế này có chịu được không: Một huyện xin bỏ tiền ra xây một trường cấp 3 mà 3 năm không xong được chủ trương đồng ý hay không. Anh em giải thích là theo quy định của Luật Giáo dục, trường THPT do cấp tỉnh, thành quản lý (không phải cấp huyện). Tôi bảo thế thì chẳng khác gì tự làm khổ, tại sao tư nhân xây được mà cứ phải thành phố làm?

Thành phố, tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông, còn cơ sở vật chất và giáo viên hoàn toàn có thể xã hội hóa. Cho nên trường cấp 3 ở quận nọ, quận kia hỏng một tí là TP cũng đi sửa, nên cứ vứt ở đấy là vì thế.

Tôi cho phân xuống, trường cấp 3 là quận, huyện làm, cứ có tiền là cho làm và còn khuyến khích làm; trường hợp không có tiền TP cũng bỏ tiền giao cho làm, không can thiệp như trước. Huyện Đông Anh trước đứng thứ 30 của TP, từ khi phân quyền, năm 2022 lên đứng thứ nhất TP về các trường đạt trường chuẩn.

Đây mới là bước đầu, vì nó đã ăn sâu từ trước tới nay. Cái đấy là tiêu cực và là đùn đẩy trách nhiệm. Tôi làm được một bước rồi, để cho vào cuộc sống làm thêm một bước nữa.

* Bí thư đã bao giờ không "tiền hô, hậu ủng" mà tự "vi hành"?

- Tôi đi nhiều chứ. Chẳng hạn chỗ du thuyền bỏ hoang trên hồ Tây mấy năm trời, mấy chục cái mà giờ đã xử lý sắp hết. Hôm đó trời nắng lúc 2h chiều, tôi đi qua thấy một đống thuyền nằm không giữa hồ. Tôi gọi điện cho anh Dương Đức Tuấn là Phó chủ tịch TP và anh Nguyễn Đình Khuyến là chủ tịch UBND quận Tây Hồ, đề nghị ra tận nơi kiểm tra thực tế. 

Tôi bảo bằng mọi cách phải cắt tất cả các thuyền nổi đưa đi nơi khác, làm hỏng hết hồ Tây tới nơi rồi. Đến nay, đã gần xử lý xong, chỉ còn 2-3 cái và sẽ làm tiếp, làm hết.

Ngoài ra, một loạt địa điểm xây dựng trái phép xung quanh hồ Tây như Thung lũng Hoa, tôi chỉ đạo luôn: Chủ tịch quận không xử lý được, tôi sẽ xử lý ông. Bây giờ đã xử sạch rồi.

* Thưa Bí thư, điều ông muốn nói với người dân Hà Nội là gì?

- Tôi về nhận công tác hơn 1 năm 8 tháng. Về Hà Nội mới thấy hết tầm quan trọng của Hà Nội. Có tình yêu với Hà Nội mới càng thấy tiềm năng, lợi thế của Hà Nội rất lớn và càng thấy có nhiều việc phải làm.

Nói thật người dân Hà Nội rất hay. Chiều sâu của văn hóa, của lịch sử Hà Nội thì đúng rồi, là trung tâm hội tụ, kết tinh thì đúng rồi, nhưng đa dạng hơn nữa là vào tới Hà Tây (cũ) còn có các làng nghề, đều gắn vào văn hóa lâu đời.

Cho nên trong điều chỉnh quy hoạch thủ đô phải giữ được làng nông thôn ở Hà Nội, tôi chỉ đạo không được đô thị hóa hết, phải giữ được cốt cách của Hà Nội.

Tôi tin rằng người dân Hà Nội rất tốt, rất tin chính quyền. Tôi rất vui. Nói thật qua dịch dã mới biết chính quyền nói gì dân đều nghe, nhưng mình phải đúng, và phải lăn lộn cùng dân.

Ông Đinh Tiến Dũng (trái) nhận hoa chúc mừng từ Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau khi nhận quyết định của Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội ngày 3/4/2021

Trong thời gian chống dịch, chỗ nào dịch căng là tôi tới kiểm tra, không cần nói nhiều. Chỗ khu Văn Chương, Khâm Thiên, Văn Miếu (quận Đống Đa) đợt bùng dịch, tôi tới, anh em báo cáo đã bố trí 300 công an, 100 quân đội canh bên ngoài. 

Tôi hỏi: "Thế bên trong người dân thì sao?". Anh em báo: "Bên trong để dân tự canh anh ạ". Tôi bảo: "Như thế thì chết rồi, đi vào trong với tôi".

Đi sâu vào ngõ vào ngách thì đúng là dân đang đi lại, phòng dịch còn lơ là, sao cách ly được. Tôi yêu cầu anh em ở ngoài rất ít thôi, thậm chí gắn camera, bên trong phải bố trí tự quản. Chứ 4-5 điểm như thế này lấy đâu ra 300 công an, 100 quân đội để bố trí? 

Ý tôi muốn nói là khi đi tận nơi, vào sâu sát như vậy thì nói dân rất nghe, càng sâu, càng sát, dân càng nghe. 

Tôi đến chỗ khu tập thể của Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) ở Xuân La (quận Bắc Từ Liêm) thấy toàn cán bộ nghỉ hưu canh chốt chống dịch, trong đó có 3 bác đại tá. Các bác bảo: "Báo cáo Bí thư chúng tôi có 3 đại tá gác ở đây, mấy ông tướng cho ở nhà chỉ huy". Ai cũng biết các bác nói đùa, nhưng ý nói là các cụ tham gia cả đấy, rất sâu sát, nhiệt tình, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền; nên mình thấy rất vui.

* Tức là muốn dân tin mình, mình phải tin dân?

- Mình phải tin dân, phải thật sự thật lòng với dân và mình phải là dân luôn. Không phải văn hoa đâu, mà là thật lòng.

Các anh điều tra, kiểm tra lại mà xem, mười mấy năm trước khi tôi còn đang làm Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, làm tái định cư thủy điện Sơn La liên quan tới chỗ Mường Lay, tuần nào tôi cũng lên đấy, cứ sáng ăn cơm sớm, chạy 2 tiếng lên tới nơi. Trời mưa, đi ủng, đầu cắt cua đội mũ cối, đi hết mọi điểm, trưa về ăn với anh em, chiều họp, 17h xong tối lên xe về ăn cơm ở TP Điện Biên. 

Có nhiều người hỏi tôi tại sao tôi làm được thế, hơn 4.000 hộ dân mà không có 1 đơn thư nào kiện tụng. Tôi trả lời là vì dân tin Đảng, tin Nhà nước, tin chính quyền. Muốn được như vậy là phải sâu sát từng xóm, từng nơi, từng bản. Kinh nghiệm này áp dụng tốt với chống dịch, làm Vành đai 4…

User
Ý KIẾN

Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.

Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.

Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.

Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.

Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.

Sáng 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Đoàn Duy Thành (Đảng bộ quận Ba Đình) và đồng chí Trần Giang (Đảng bộ quận Đống Đa) nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 17/11/2024).

Ngày 4/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tập trung thảo luận về các thách thức cần phải vượt qua, những bất cập, khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến cho năm 2025.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng nay 4/11, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho rằng, với sự gia tăng nhanh về số lượng, chủng loại và người điều khiển chủ yếu là lứa tuổi học sinh, xe đạp điện là phương tiện tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn và tai nạn giao thông.

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng nay 4/11, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, để nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cần tập trung hơn nữa vào khâu xin ý kiến của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp.

Phát biểu thảo luận về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 trong phiên họp Quốc hội sáng nay, 4/11, đại biểu quan tâm đến việc chống lãng phí trong bộ máy công quyền.

Quốc hội dành cả ngày làm việc hôm nay (4/11) để thảo luận ở hội trường về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Hôm nay (4/11), Quốc hội dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Sáng 3/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Sáng 3/11, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Sáng 3/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.

Tại Kỳ họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng báo cáo trước Quốc hội kết quả thực hiện một số nghị quyết về lĩnh vực thông tin truyền thông. Trong đó, vị Bộ trưởng này khẳng định sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các biện pháp hạn chế sự xuất hiện những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi nhảm nhí, phản cảm trên không gian mạng.

Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo, chủ trì phiên họp năm 2024 của Uỷ ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tuần làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát.

Chiều 02/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba nhân dịp thăm và làm việc tại Việt Nam.

Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 3/11.

Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ).

Với việc điểm mặt các dự án ách tắc gây lãng phí và truy “địa chỉ” chịu trách nhiệm, công cuộc phòng, chống lãng phí do Tổng Bí thư Tô Lâm phát động đã không còn dừng ở chủ trương mà bắt đầu biến thành hành động. Lãng phí hữu hình nhưng trách nhiệm về việc gây lãng phí từ đây sẽ không còn vô hình sau chỉ đạo này của người đứng đầu Đảng.

Từ ngày 24 đến ngày 31/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Trưa 01/11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Doha, kết thúc tốt đẹp chyến thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Sáng 1/11, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự Lễ trao tặng Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 7/11/2024 tại Đảng bộ quận Đống Đa.

Sáng 1/11, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì toạ đàm.

Cho ý kiến chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, các đại biểu Quốc hội nhất trí với đề xuất đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.

Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng cần coi trọng 'thời gian' và 'trí tuệ', những kết quả chuyến thăm ba nước Trung Đông sẽ sớm được triển khai để hiện thực hóa.

Trong chương trình thăm chính thức Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Qatar, Bộ trưởng Bộ Lao động Qatar và tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp, tổ chức tài chính hàng đầu Qatar, kêu gọi đầu tư vào Việt Nam.

Sáng 1/11, Thị ủy Sơn Tây long trọng tổ chức Lễ trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11/2024 cho các đảng viên thuộc Đảng bộ thị xã, hướng tới kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (07/11/1917 - 07/11/2024).

Phát biểu trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội ngày 21/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là điểm nghẽn cuả điểm nghẽn”.

Tiếp tục nội dung chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Đây là dự án Luật đã được cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7; sau khi tiếp thu, chỉnh lý sẽ được thông qua tại Kỳ họp này.

Ngày 1/11, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam.

Sáng nay, 1/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, chiều 31/10, tại thủ đô Doha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn doanh nghiệp Qatar do ông Sheikh Faisal bin Qassim Al Thani, Chủ tịch Hiệp hội, đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn Al Faisal Holding dẫn đầu.

Trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, chiều 31/10, tại thủ đô Doha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Qatar Mohammed bin Ali bin Mohammed Al Mannai.

Trong chuyến thăm chính thức Qatar, sáng qua (31/10), giờ địa phương, tại Doha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Qatar Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani.

Nêu quan điểm về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, một số đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung thêm các quy định về phòng cháy đối với chung cư cao tầng, bởi vì nhiều chung cư cao tầng đã sử dụng từ lâu, hạ tầng xuống cấp dễ xảy ra cháy nổ; cần nghiên cứu kỹ hơn về nguồn nước chữa cháy.

Hôm nay, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 15 sẽ tiếp tục phiên thảo luận tại Hội trường, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM phối hợp Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tổ chức Tọa đàm “Giải pháp triển khai thực hiện Quy định số 144 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới tại Đảng bộ TP.HCM”.