Thấy gì từ hiện tượng 'Đào, Phở và Piano'?

‘Đào, Phở và Piano’ thành hiện tượng là tín hiệu vui nhưng lại lộ ra bao khuyết điểm của phim nhà nước đặt hàng. Khi một bộ phim nhà nước bỗng nhiên trở thành hiện tượng và được khán giả quan tâm, dư luận thấy được phần nào sự bối rối của những nhà làm phim điện ảnh nhà nước, từ đơn vị cao nhất là Bộ cho tới những người trực tiếp làm phim.

Bỗng dưng thành "hot trend"

Ghi nhận về độ hot của bộ phim dưới góc nhìn của khán giả, phòng vé và các nhà phê bình để làm rõ quan điểm: bộ phim là một hiện tượng hiếm gặp đối với dòng phim nhà nước nhưng "lo nhiều hơn mừng".

Cơn sốt bất ngờ của bộ phim "Đào, Phở và Piano" đang trở thành hiện tượng khi liên tục cháy vé. Đây được xem là trường hợp hiếm hoi của dòng phim lịch sử Việt Nam từ trước tới nay. Được khởi chiếu từ ngày mùng 1 Tết duy nhất tại Trung tâm chiếu phim Quốc Gia nhưng Đào, Phở và Piano rất ít được người dân biết tới khi mới ra rạp. Nhưng chỉ sau khi có nhiều bài review trên các diễn đàn phim, các hội nhóm yêu phim đã dần khiến khán giả chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng, có lẽ khán giả Việt đang quá "khát" thể loại phim lịch sử và cũng hơi ngán dòng phim thương mại, giải trí tung hoành mấy năm nay nên họ cần phải đổi vị và Đào, phở và piano là một món mới trong chiếc "bình cũ".

Poster phim "Đào, Phở và Piano"

Từ hiệu ứng trên mạng xã hội, Phim "Đào Phở và Piano" bỗng dưng cũng trở thành một hiện tượng phòng vé, ngay cả khi chính đoàn làm phim đã tưởng như nó có số phận giống như nhiều bộ phim đặt hàng nhà nước trước đó. Một cách bất ngờ, chưa biết là buồn hay vui nhiều hơn.

Và cũng không biết nên buồn hay vui khi mà các bạn trẻ kéo rất đông tới phòng vé với những lý do vô cùng đơn giản. Dù chờ đợi lâu nhưng vì để bắt kịp xu hướng nhiều người sẵn sàng hy sinh thời gian để có thể săn được vé vào bất kể khung giờ nào trong ngày

Chị Lê Phương Anh - Quận Đống Đa chia sẻ: "Em thấy nội dung phim có liên quan đến lịch sử đất nước, hơn nữa bạn bè em cũng đã đi xem và review phim rất ok, nên em cũng muốn đi xem xem như thế nào".

Chị Lê Phương Anh - Quận Đống Đa

Hay bạn Lê Kim Hồng - Sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Đặt được vé này thì chúng em phải đi mua trước một ngày. Ngày hôm qua chúng em xếp hàng mất khoảng 20 phút, bao gồm cả thời gian xếp hàng và mua vé".

Theo ghi nhận tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia hai ngày trở lại đây, số lượng khán giả xem "Đào, Phở và Piano" đã không còn đông đúc như những ngày trước. Khán giả chỉ cần đợi khoảng 5 phút để tới lượt mua vé tại quầy, không còn cảnh chen chúc đứng 30 phút để mua vé cho suất chiếu sau. Lý do là ngoài Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, đã có 2 đơn vị Beta Cinemas và Megastar nhận phát hành phim phi lợi nhuận nên khán giả phân bố ra nhiều cụm rạp.

Tính đến chiều tối hôm nay, 25/2, theo số liệu của đơn vị quan sát phòng vé độc lập Box Office Vietnam, doanh thu của "Đào Phở và Piano" là hơn 2,1 tỷ đồng - con số ấn tượng đối với một phim nhà nước đặt hàng. Đào, phở và piano có lẽ trở thành một hiện tượng của văn hóa - giải trí năm 2024.

Nhà sản xuất chưa sẵn sàng với "cơn sốt"

Chỉ đến khi phim được bàn tán rộng rãi, tức là 10 ngày sau công chiếu, Đào, phở và piano mới đăng tải trailer giới thiệu, nhạt nhòa và không có nội dung hấp dẫn. Nhiều điểm thiếu sót dễ dàng nhận thấy, ngay cả ở poster quảng bá với phông chữ lỗi, hình ảnh bị chê không thể hiện được nội dung phim.

Cơn sốt "Đào, Phở và Piano" như phép đo về sự quan tâm của khán giả hiện nay về dòng phim lịch sử kháng chiến. Cũng từ đây, những khuyết điểm của phim nhà nước lộ diện và được công chúng quan tâm hơn cả.

Trailer của "Đào, Phở và Piano" - được cho ra mắt sau khi phim được công chiếu 10 ngày và trở thành hiện tượng - một điều có thể coi là khá ngược nếu so với quy trình phát hành của một bộ phim chiếu rạp thông thường. Chất lượng của trailer này, theo nhận xét của nhiều cư dân mạng là nhạt nhòa và không có nội dung hấp dẫn, người khắt khe hơn thì cho rằng, đoạn giới thiệu phim này đúng là "làm cho có" và theo kiểu chữa cháy nhiều hơn.

Trailer của "Đào, Phở và Piano" được khán giả cho là nhạt nhòa, kém hấp dẫn

Sự bối rối của nhà sản xuất bộ phim đến từ việc thiếu sự chuẩn bị, nói chính xác là họ không chuẩn bị cho tình huống bộ phim bỗng dung tạo nên cơn sốt.

Poster quảng bá cho phim được cho là không thể hiện được nội dung.

Những thông tin của bộ phim mà khán giả biết được rất ít ỏi. Một số khán giả chỉ biết phim về đề tài lịch sử, hình ảnh liên quan nhỏ giọt, thậm chí ảnh không chất lượng. Khi những bài chia sẻ xuất hiện, nhiều người muốn tham khảo nội dung chính, trailer nhưng chẳng tìm được gì nhiều bởi nhà sản xuất không phát hành.

Những hình ảnh về diễn viên được rò rỉ trên mạng, đáng tiếc lại là những tấm hình thiếu sự nghiêm túc, thậm chí còn gây phản cảm với nhiều người.

Sự bối rối nhìn từ trường hợp của "Đào phở và Piano" còn được thể hiện ở chỗ, sau khi phim "hot" lên, khán giả ở các tỉnh thành khác muốn xem phim, cơ quan quản lý nhà nước cũng rất muốn phổ biến phim trên cả nước nhưng khó bởi cơ chế chia phần trăm.

Từ một phép thử được đưa ra vào ngày mùng 1 tết ở một rạp chiếu phim trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, "Đào phở và Piano" đã đến được với hai cụm rạp của Cinestar và Beta Media trên cả nước nhờ những lời khuyến khích và sự tự nguyện. Hai cụm rạp tư nhân đi đầu trong việc phổ biến phim nhà nước sẽ nộp hết doanh thu từ phim về Nhà nước.

Mọi việc có thể coi là êm xuôi, nhưng lỗ hổng lớn trong cơ chế hoạt động của những phim nhà nước đặt hàng lâu nay vẫn còn đó.

Phim đặt hàng cũng cần có lãi

Phim sản xuất xong, chiếu trong một số sự kiện tuyên truyền hoặc kỷ niệm của đất nước rồi "cất kho" nên ngay từ đầu không hề có chiến lược, kế hoạch phát hành hay quảng bá phim. Cơ chế nghị định cũng chưa có điều khoản nào mở lối cho phim nhà nước hòa rạp thương mại nếu muốn. Từ cơn sốt của phim đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến việc phim nhà nước đầu tư cần làm chuyên nghiệp để có doanh thu thực sự chứ không phải là một cú ăn may chưa chắc có lần hai.

"Đào, Phở và Piano" thắng phần lớn nhờ hiệu ứng mạng xã hội. Nếu không nhờ cơn sốt đặc biệt này, phim rất có thể bị “xếp kho” và chìm dần vào quên lãng như nhiều bộ phim do Nhà nước đặt hàng. Người ta chỉ có thể biết khi phim chiếu trong các dịp đặc biệt hoặc các chương trình mang tính chất tuyên truyền, kỷ niệm...

Năm 2014, ba phim được Nhà nước rót vốn là Sống cùng lịch sử, Mộ gió và Đam mê được phát hành gói gọn trong hệ thống rạp nhỏ, thậm chí khán giả không biết đến sự tồn tại của chúng. Các bộ phim này chỉ trụ rạp được vài ngày và phải ngừng chiếu vì không bán nổi vé.

Đào, phở và piano thắng phần lớn nhờ hiệu ứng mạng xã hội. Nếu không nhờ cơn sốt đặc biệt này, phim rất có thể bị "xếp kho" và chìm dần vào quên lãng giống như những bộ phim nói trên.

"Đào, Phở và Piano" thắng phần lớn nhờ hiệu ứng mạng xã hội khi được các Tiktoker review

Nhưng hiện tượng này sẽ không thể xảy ra thêm lần nữa nếu như những rang buộc về cơ chế bao gồm: truyền thông và phát hành không được giải quyết.

Nhìn trên khía cạnh truyền thông, tác phẩm của đạo diễn Phi Tiến Sơn là hiện tượng lạ của điện ảnh Việt. Không quảng bá, không cần cạnh tranh vẫn làm nên kỳ tích. Nhưng đó chỉ là một cú ăn may nhiều hơn, bởi chi phí cho truyền thông với một bộ phim nhà nước chưa bao giờ là một khoản chi hào phóng.

Việc hai cụm rạp tư nhân Cinestar và Beta đều đồng ý phát hành, tự nguyện nộp doanh thu lại cho nhà nước để phục vụ mục đích lan tỏa bộ phim, đóng góp cho nền điện ảnh nước nhà chỉ là nước đi tạm thời, hưởng ứng lời khuyến khích của Bộ. Vì thực tế, cơ chế, nghị định cũng chưa có điều khoản nào mở lối cho phim nhà nước hòa rạp thương mại nếu muốn. Do đó, bài toán về kinh doanh nên được tính đến một cách nghiêm túc ngay từ khi các bộ phim còn ở dạng ý tưởng.

Cơn sốt của "Đào, Phở và Piano" là một dấu ấn thú vị của điện ảnh Việt Nam trong những ngày đầu tiên của năm mới Giáp Thìn. Nhưng nó cũng là bài học cho phim nhà nước đầu tư trong việc cần chuyên nghiệp hơn để có doanh thu thực sự chứ không phải là một cú ăn may chưa chắc có lần hai.

User
Ý KIẾN

Quy tụ dàn sao từ các tác phẩm hài là “Nghề siêu khó”, “Bỗng dưng trúng số”, bộ phim xứ sở kim chi “Cười xuyên biên giới” (tựa gốc: Amazon Bullseye) sẽ đổ bộ rạp Việt vào tháng này, hứa hẹn mang đến những tình huống đầy hài hước và giải trí cho khán giả.

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 - HANIFF 2024 có chủ đề “Heritage in Motion - Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh” được thể hiện thông qua các chương trình nghệ thuật độc đáo tôn vinh di sản ngàn năm của Thủ đô.

Tiếp nối thành công bất ngờ của "Ma Da", đơn vị sản xuất bộ phim này một lần nữa mở ra vũ trụ kinh dị đô thị Việt Nam với dự án mới "Quỷ nhập tràng". Ra mắt tại Liên hoan phim Busan 2024 và nhanh chóng gây sốt khi có hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ mua bản quyền chiếu quốc tế, bộ phim hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong thời gian tới.

Sau thành công của nhiều tác phẩm điện ảnh Thái Lan tại phòng vé Việt trong thời gian gần đây, tác phẩm kinh dị "Vùng đất bị nguyền rủa" (tựa gốc: The Cursed Land) hứa hẹn là tác phẩm đáng mong chờ của xứ sở Chùa Vàng, đặc biệt là fan của thể loại kinh dị - tâm linh trong dịp cuối năm nay.

Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 7 đến 11/11, là hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia vào tối 30/10, thu hút sự chú ý của công chúng Thủ đô.

Diễn ra từ ngày 7 - 11/11, Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ giới thiệu các tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới, 9 bộ phim đặc sắc về Hà Nội.

Bộ phim “Đóa hoa mong manh” của đạo diễn, nhà sản xuất Mai Thu Huyền đã chính thức được giới thiệu tới công chúng và cộng đồng người Việt Nam tại Vương quốc Anh.

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững với chủ đề "Lên tiếng cho mai sau" sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Hà Nội.

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF 2024) sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11/11/2024 tại Hà Nội. Bộ phim duy nhất của điện ảnh Việt Nam tham gia tranh tài ở hạng mục "Phim dài" là phim điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Tác phẩm điện ảnh này cũng đang nhận về nhiều lời khen từ khán giả và giới chuyên môn.

Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững được Goethe Institut Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Tài năng điện ảnh (TPD) tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 30/10 đến ngày 3/11, tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình).

Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ VII sẽ diễn ra tại Thủ đô trong tháng 11 này, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo nổi bật, độc đáo của quốc tế và Việt Nam.

Bên cạnh những ý kiến khen ngợi, thì phần cuối Venom: Last Dance cũng nhận về không ít ý kiến trái chiều, cho rằng là một bộ phim siêu anh hùng cũ kĩ.

Ngay từ khi ra mắt tại Bắc Mỹ, Bộ phim Blink Twice với tựa Việt là “Tín hiệu cầu cứu” đã thu hút sự chú ý lớn của khán giả khi khai thác đề tài về những bữa tiệc hào nhoáng của giới thượng lưu, đôi khi không chỉ dừng ở sự “xa hoa” mà còn che giấu cả những tội ác đằng sau. Không chỉ có Blink Twice, hãy cùng điểm qua những bộ phim có bối cảnh tương tự, cũng giật gân và gây bất ngờ không kém.

Giữa thời điểm bão thông tin về những “bữa tiệc trắng” xa hoa, trụy lạc của rapper đình đám nước Mỹ Diddy tổ chức còn chưa lắng xuống thì bộ phim Blink Twice (tựa Việt: Tín hiệu Cầu Cứu) với rất nhiều tình tiết tương tự đã được giới thiệu với công chúng toàn cầu. Bộ phim cũng đã ra rạp Việt trong dịp cuối tháng 10 này.

Trong dịp Halloween sắp tới, khán giả Việt có dịp đón xem nhiều bộ phim kinh dị, rùng rợn với đa dạng sắc thái. Đó là những tác phẩm nào?

Bộ phim “Mật lệnh hoa sữa” của Đài Hà Nội đang nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả nhờ nội dung hấp dẫn, kịch tính. Các cảnh quay của phim được ghi hình song song với quá trình lên sóng nên thời gian là một áp lực đối với ekip làm phim. Phía sau mỗi cảnh quay là những nhọc nhằn, vất vả của từng thành viên.

Sau thành công của những tác phẩm trước đó khai thác về tình yêu, gia đình, thì trong năm 2025, Trấn Thành quyết định quay trở lại điện ảnh với sở trường hài hước, hứa hẹn mang đến một bộ phim hài Tết hấp dẫn.

Một trong những bộ phim Việt đang gây chú ý nhất tại thời điểm hiện tại - 'Ngày xưa có một chuyện tình' sẽ chính thức ra rạp vào đầu tháng 11. Trước thềm công chiếu chính thức, bộ phim vừa có buổi ra mắt sớm với truyền thông tại Hà Nội vào ngày 24/10 và nhận về nhiều ý kiến đánh giá tích cực, vượt kỳ vọng ban đầu.

1st Look Poster vừa được công bố đã phần nào hé lộ tạo hình của “dàn báo thủ”, sẵn sàng cùng đạo diễn “nghìn tỷ” Trấn Thành đem đến tiếng cười thả ga cho khán giả và khuấy đảo phòng vé dịp Tết Nguyên Đán 2025.

Liên hoan phim (LHP) quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) sẽ có 42 bộ phim Việt Nam tham gia ở các hạng mục.

Quản Phương Thanh - cái tên không còn xa lạ với những người yêu điện ảnh Việt Nam. Với những bộ phim ý nghĩa, cô đã góp phần vào việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, độc lập và tự tin.

Hà Nội - thành phố luôn biết cách làm mới mình mà vẫn giữ nguyên những nét đẹp truyền thống. Series phim “Vì tình yêu Hà Nội” của Đài PT-TH Hà Nội sản xuất đã khéo léo bắt trọn những khoảnh khắc ấy, đưa khán giả đến với một Thủ đô vừa quen thuộc, vừa đầy bất ngờ.

Vào ngày công chiếu chính thức 18/10, bộ phim “Cô dâu hào môn” dẫn đầu doanh thu tại các rạp chiếu. Phim có sự tham gia của dàn diễn viên "bảo chứng phòng vé", gồm: Kiều Minh Tuấn, Lê Giang, Thu Trang, NSND Hồng Vân, Uyển Ân...

Một trong những bộ phim điện ảnh Việt được trông đợi vào cuối năm nay "Công tử Bạc Liêu" vừa hé lộ các nhân vật nữ, trong đó đáng chú ý là sự tham gia của Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 Đoàn Thiên Ân.

Diễn ra suốt 20 giờ đồng hồ, thu hút hơn 5.000 người tham gia - đây là những con số “khủng” tại buổi casting “Lật mặt 8” của đạo diễn lý Hải.

Diễn viên Uyển Ân phải tham khảo ý kiến nhiều anh chị trong nghề trước khi đóng cảnh ‘nóng’ cùng bạn diễn Samuel An trong phim “Cô dâu hào môn”. Đây là một khó khăn với cô trong sự nghiệp diễn xuất.

Sự quay trở lại mảng sản xuất phim truyền hình của Đài Hà Nội do Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Hà Nội thực hiện đang tạo nên hiệu ứng tích cực mạnh mẽ đối với công chúng yêu điện ảnh của Thủ đô cũng như trên cả nước. Mở đầu là dự án phim truyền hình dài tập “Vì tình yêu Hà Nội”, gồm hai phần là “Mật lệnh hoa sữa” và “Hà Nội trong mắt em”, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).

Bộ phim tài liệu “Hà Nội - những ngày tháng không quên” do Đài Hà Nội sản xuất tháng 10/2021 đã phản ánh một cách chân thực nhất về cuộc sống người dân Thủ đô trong những ngày dịch Covid-19 lan rộng.

Vào tháng 10 này, phòng vé Việt sôi động với rất nhiều tác phẩm điện ảnh được ra mắt, đa dạng thể loại từ kinh dị, giật gân đến những bom tấn hành động, hay những câu chuyện nhân văn đầy xúc động.

Diễn ra trong vòng 10 ngày từ ngày 2/10, Liên hoan phim Quốc tế Busan lần thứ 29 năm 2024 đã tổ chức lễ bế mạc tại thành phố Busan, Hàn Quốc.

Liên hoan phim Đức - Kinofest 2024 đã khai mạc vào tối 10/10 tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, mang đến cho khán giả những thước phim thú vị và đầy ấn tượng.

Hơn 1.800 kỉ vật điện ảnh và truyền hình sẽ được nhà đấu giá Propstore có trụ sở tại London, Anh, bán đấu giá vào giữa tháng 11 tới. Ước tính các món đồ này có thể thu về hơn 13 triệu USD.

Thủ đô Hà Nội có lịch sử cả nghìn năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm vẫn là nguồn đề tài bất tận cho văn học nghệ thuật, trong đó có điện ảnh.

Sau thành công của hai mùa trước vào năm 2022 và 2023, Liên hoan phim Đức - KinoFest 2024 chính thức quay trở lại Việt Nam vào tháng này, với nhiều tác phẩm điện ảnh nổi bật.

Với tựa việt "Từ vũ trụ John Wick: BALLERINA", bom tấn này vừa hé lộ trailer đầu tiên, khiến khán giả phấn khích bởi những cảnh quay hành động và tuyến nhân vật trong phim.

Từng là "bom tấn" tạo nên cơn sốt phòng vé, lại vừa được chọn là đại diện của điện ảnh Việt Nam dự giải Oscar, “Đào, Phở và Piano” một lần nữa được rất nhiều khán giả quan tâm. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Hà Nội sẽ phát sóng bộ phim đặc biệt về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp này trong các khung giờ: 20h00 ngày 9/10 trên kênh H1 và 11h30, 21h00 ngày 10/10 trên kênh H2.

Không chỉ đơn thuần là một câu chuyện giải trí mà còn mang đậm giá trị lịch sử, giáo dục, phim “Đào, Phở và Piano” đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm thị giác và âm thanh tuyệt vời. Kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bộ phim này lại càng được quan tâm khi Đài Hà Nội sẽ là đài đầu tiên phát sóng rộng rãi trên truyền hình vào tối ngày 9/10 trên kênh H1 và ngày 10/10 trên kênh H2.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài PT-TH Hà Nội trân trọng giới thiệu đến quý khán giả bộ phim điện ảnh lịch sử “Đào, Phở và Piano”. Bộ phim được phát sóng đầu tiên trên sóng của Đài, hứa hẹn mang đến cho khán giả những thước phim chân thực, cảm động về Hà Nội những năm kháng chiến chống Pháp.

Được phát sóng cùng "Mật lệnh hoa sữa", phim “Hà Nội trong mắt em” đang dần gây chú ý ngay từ những tập đầu tiên.

Gần một triệu lượt xem ngay từ tập đầu tiên, với hàng ngàn lượt yêu thích và bình luận khen ngợi, “Mật lệnh hoa sữa” của Đài Hà Nội đang là phim truyền hình về đề tài hình sự “gây sốt” ở thời điểm hiện tại.

"Mộ đom đóm" - Bộ phim được ra mắt cách đây hơn 35 năm, vẫn luôn được biết đến như một “huyền thoại” hoạt hình, lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả trên thế giới, sẽ chính thức quay trở lại màn ảnh rộng vào ngày 4/10.

“Joker: Folie à Deux Điên có Đôi” – bom tấn Hollywood được mong đợi nhất mùa thu năm nay đưa trở lại màn ảnh rộng siêu ác nhân vĩ đại nhất mọi thời đại của văn hóa đại chúng, nhưng nhấn vào những khía cạnh yếu đuối và ủy mị trong một tác phẩm mang đậm màu sắc nhạc kịch.

Đã từ rất lâu, rạp chiếu thiếu vắng một bộ phim điện ảnh lãng mạn của Hollywood, đồng thời có thể tạo ra “cơn sốt”. Nhưng vào năm nay, “It Ends With Us” đã làm được điều đó khi lập thành tích doanh thu đáng kinh ngạc, gấp 12 lần ngân sách sản xuất.

Vượt qua hàng loạt tác phẩm nổi bật của điện ảnh Việt trong năm nay là “Mai”, “Lật mặt 7”, “Cái giá của hạnh phúc”, phim “Đào, phở và piano” đã được lựa chọn là đại diện phim Việt Nam gửi đến vòng sơ tuyển của giải Oscar lần thứ 97.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim “Đào, Phở và Piano” do Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất, đại diện Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025).