Thấy gì từ vụ trả giá đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2?

Cuối tháng 11 vừa qua, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu của lịch sử đấu giá Việt Nam vừa được thiết lập: Một cá nhân đã trả tới 30 tỷ đồng cho một mét vuông đất đấu giá.

Cá nhân đấu giá đất đã bị bắt tạm giam vào ngày 3/12 cùng những người liên quan, với cáo buộc vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Theo tường thuật tại phiên đấu giá, cá nhân này đã bỏ mức giá cao không tưởng tại vòng đấu giá thứ 5, nhưng từ chối tham gia vòng thứ 6. Theo quy chế, buổi đấu giá thất bại, vì mức giá thành công của vòng đấu trước được lấy làm giá khởi điểm cho vòng sau, và không ai trả quá. Trong khi người thắng vòng đấu trước đã rút.

Theo pháp luật về đấu giá tài sản, có 4 hình thức đấu giá. Hình thức đấu giá trong phiên 30 tỷ nói trên là theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp.

Vụ việc bỏ giá 30 tỷ đồng/m2 là giọt nước làm tràn ly, thể hiện điểm yếu của hình thức đấu giá bỏ phiếu trực tiếp. Vì mỗi mức giá được đưa ra là hoàn toàn bí mật, chỉ ban tổ chức biết được. Việc chọn những người thắng vòng này để qua vòng tiếp theo cũng tiềm ẩn nguy cơ gian lận. Dù về quy định, những người được chọn là những người trả giá cao nhất.

Đấu giá bỏ phiếu trực tiếp không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gian lận đối với ban tổ chức, mà có cả nguy cơ gian lận khi những người tham gia đấu giá thông đồng với nhau để đưa ra một mức giá thấp, từ đó khiến số tiền nhà nước thu về không tối ưu.

Với mục đích các phiên đấu giá, chắc chắn không phải để bình ổn giá bất động sản, mà giúp ngân sách nhà nước thu về số tiền tối đa khi bán tài sản công. Vậy, phải tính toán để mức giá càng cao càng tốt, còn lại để thị trường vận hành.

Theo thông lệ quốc tế, để tối đa số tiền thu về, việc đấu giá cần được công khai chứ không phải bỏ phiếu bí mật như hiện tại các địa phương vẫn làm. Đây là tài sản công với pháp lý rõ ràng thì không có lý do gì để bí mật.

Cũng với mục đích tối ưu số tiền thu về, việc bỏ cọc cần được giảm tối đa. Về cơ bản, tiền cọc là khoản tiền đảm bảo thanh toán, nếu không thanh toán thì mất tiền cọc. Việc bỏ cọc, về cơ bản là không sai pháp luật.

Vậy, có hai cách để giảm việc bỏ cọc:

Thứ nhất, xác định giá khởi điểm cho các lô đất thật chính xác, và tính tiền cọc 20% giá khởi điểm như quy định hiện tại. Việc bỏ cọc xảy ra là do người đấu giá không tiếc tiền cọc, vì giá khởi điểm quá thấp.

Cách thứ hai, thay vì tính tiền cọc theo giá khởi điểm, thì tính theo mức giá trúng đấu giá. Tức là khi một bên X trả giá 100 triệu cho một mét vuông đất, thì anh ta có nghĩa vụ phải đóng tiền cọc ngay lập tức 20 triệu đồng cho một mét vuông. X có một thời gian nhất định để thu xếp tài chính, chuẩn bị cho 80 triệu bổ sung nữa. Nếu không đủ, thì X phải chịu mất cọc. Nếu theo quy định này, thì 20 triệu đồng cho một mét vuông là mức tiền cọc mà X buộc phải đóng. Nếu không đóng sẽ vi phạm quy chế đấu giá, và sẽ bị xử lý theo pháp luật một cách rất rõ ràng.

Sau rất nhiều vướng mắc trong công tác đấu giá, đã đến lúc cần xem xét lại một cách nghiêm túc các phương thức đấu giá đất hiện tại. Công khai, minh bạch vẫn luôn hiệu quả, đặc biệt trong đấu giá đất.

User
Ý KIẾN

Theo kế hoạch sử dụng đất của UBND thành phố Hà Nội, năm 2025, quận Long Biên và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Mỹ Đức sẽ triển khai 589 dự án với diện tích khoảng 2.510 ha.

Theo kế hoạch thanh tra của tỉnh Bắc Ninh năm 2025, Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhà ở, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và các nội dung khác có liên quan trong quá trình thực hiện dự án khu nhà ở xã hội Quế Võ Hillview, tại phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Theo Luật Đất đai mới có hiệu lực từ 1/1/2025, người có đất bị nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường bằng bốn hình thức là đất cùng mục đích sử dụng, đất khác mục đích sử dụng, tiền, nhà ở.

Gần đây, trên mạng xã hội, nhiều căn nhà tập thể cũ ở quận Đống Đa, Cầu Giấy đang được rao giá vượt 60 triệu đồng/m2, một mức giá cao phi lý so với chất lượng công trình.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Cầu Giấy, gồm 22 dự án với tổng diện tích 28,36ha. Quận Cầu Giấy sẽ triển khai đấu giá quyền sử dụng đất 7/10 dự án không nằm danh mục nghị quyết tại 11 ô đất.

Điều 18 Luật Thủ đô quy định: cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trụ sở các cơ quan, đơn vị trong đô thị trung tâm không phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô phải thực hiện việc di dời.

Liên quan đến dự án Khu công nghệ cao sinh học tại quận Bắc Từ Liêm 14 năm chưa triển khai, UBND thành phố Hà Nội cho biết, nguyên nhân do vướng mắc về quy hoạch. Dự án cũng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.

Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.

Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.

Với những dự án đã khởi công và chuẩn bị triển khai, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm 2025, thành phố sẽ có khoảng 15 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được bán ra thị trường.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch UBND thành phố đã ký ban hành Văn bản số 4362 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

UBND thành phố vừa công bố quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 đối với các quận, huyện Mê Linh, Đông Anh, Mỹ Đức, Long Biên và Cầu Giấy.

32/66 dự án bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý kéo dài tại TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn lực đất đai.

Hà Nội đang đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thủ đô.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành công văn gửi 9 ngân hàng để yêu cầu triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân, cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ với hạn mức tín dụng là 145.000 tỷ đồng và sẽ không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm.

Nhiều chuyên gia nhận định thị trường bất động sản trong năm 2025 sẽ chứng kiến sự đổi ngôi khi phân khúc bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành công văn gửi 9 ngân hàng để yêu cầu triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ với hạn mức tín dụng là 145.000 tỷ đồng và sẽ không tính vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm.

Cử tri đề nghị UBND Thành phố xem xét đưa khu dân cư Nhuệ Giang tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm ra khỏi quy hoạch dự án Cụm trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thành phố. Dự án đã được phê duyệt từ năm 2006, nhưng đến nay vẫn không triển khai, khiến đời sống của hơn 300 hộ tại đây bị ảnh hưởng.

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn đề nghị 9 ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.

Trong năm 2024, nhu cầu đầu tư bất động sản phục hồi khoảng 40%. Nhà đầu tư có tâm lý thận trọng hơn trước tình trạng chung cư tăng giá mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn nhà đầu tư có tâm lý đầu cơ, 'lướt sóng' chung cư ngắn hạn, bất chấp những rủi ro của thị trường khi giá bất động sản đang ở mức cao nhất lịch sử.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng từ 69.700 đến 93.000 căn nhà ở xã hội. Tính đến nay, thành phố đang triển khai 10 dự án, trong đó 6 dự án đã hoàn thành và 4 dự án đang thi công, với tổng số gần 6.000 căn hộ.

Trong khi thị trường bất động sản đang lệch pha khi chủ yếu là nhà ở cao cấp, thiếu hụt nhà ở thương mại vừa tiền và nhà ở xã hội. Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ trong đó kiến nghị bổ sung quy định cho phép UBND cấp tỉnh chấp thuận thí điểm dự án nhà ở thương mại có giá phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.

Sau gần 14 tiếng đồng hồ, phiên đấu giá 26 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai đã thành công. Thửa có giá trúng cao nhất là 76,7 triệu đồng/m2, gấp khoảng 16 lần giá khởi điểm và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2.

Những ngày qua, cư dân sinh sống tại các tòa chung cư Mulberry Lane và Seasons Avenue (phường Mộ Lao, quận Hà Đông) rất bức xúc khi Ban quản lý tòa nhà tăng phí gửi xe từ 1,2 triệu đồng lên tới 1,85 triệu đồng/tháng.

Năm 2025, dự kiến, khu vực Hà Nội và vùng vệ tinh sẽ cung cấp khoảng 37.000 sản phẩm, trong khi TP. Hồ Chí Minh và vùng ven sẽ đạt khoảng 18.000 sản phẩm.

Việc cải tạo chung cư cũ thành công trước hết sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, cải thiện bộ mặt đô thị và xa hơn là giải pháp góp phần bình ổn thị trường.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã có nhiều nội dung nhằm điều chỉnh những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt bổ sung chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá.

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, chung cư vẫn là phân khúc “hút” dòng tiền đầu tư trong năm 2025.

Việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đang được các ngành chức năng đẩy mạnh, coi đó là nhiệm vụ trong tâm, cấp bách trong năm 2025. Một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển phân khúc này là thúc đẩy gói tín dụng.

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nguồn vốn đối với việc phát triển nhà ở xã hội, mới đây, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có những chỉ đạo liên quan đến việc xử lý tồn tại về trật tự xây dựng của 2 khu đô thị Thanh Hà A, Thanh Hà B tại huyện Thanh Oai và quận Hà Đông.

UBND TP Hà Nội mới ban hành Quyết định số 6761 về việc giao hơn 8.600m2 đất tại xã Nam Triều cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu Đồng Vườn, thôn Nam Quất.

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Thanh tra thành phố Hà Nội sẽ thực hiện 10 cuộc thanh tra trong quý II và quý III, mỗi cuộc thanh tra có thời hạn là 45 ngày.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành. Hà Nội được trao quyền điều chỉnh chỉ tiêu, hệ số đền bù, điều chỉnh quy hoạch đã duyệt cho phù hợp. Đây là một yếu tố rất thuận lợi trong cải tạo các khu tập thể, khu chung cư cũ.

Sáng nay (3/1), tại cuộc họp tổ công tác đặc biệt của UBND thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, có ba dự án được tiếp tục tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.

UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Theo kế hoạch, Thanh tra TP. Hà Nội sẽ thực hiện 10 cuộc thanh tra trong quý II và quý III, mỗi cuộc thanh tra có thời hạn là 45 ngày.

Trước thời điểm bước sang năm mới 2025, Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất. Được xây dựng trên cơ sở rà soát, phân tích số liệu từ thực tế các quận, huyện, thị xã, bảng giá đất mới có nhiều tác động tích cực đến quản lý và sử dụng đất, đặc biệt ở các khía cạnh, như đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, giải phóng mặt bằng và thiết lập chính sách tài chính.

Năm 2024, tăng trưởng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng luôn trong tình trạng tháng sau cao hơn tháng trước và đang đạt mức kỷ lục hơn 6,7 triệu tỷ đồng. Dòng tiền này đang chực chờ cơ hội để rót tiền vào các kênh đầu tư cũng như vào sản xuất, kinh doanh.

Cùng với cơ chế chính sách, khơi thông các nguồn lực đầu tư thì để phát triển nhà ở xã hội cần tập trung thực hiện ba giải pháp trọng tâm.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ triển khai 50 dự án nhà ở xã hội với khoảng 57.000 căn, tương ứng 3,2 triệu m2 sàn.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.