Thị trường bất động sản đang giống như kinh doanh đa cấp?

Thị trường nhà đất đang rất méo mó và ảnh hưởng xấu đến ổn định của nền kinh tế. Yếu tố đầu cơ của nhiều người và việc nhắm vào phân khúc được gọi là cao cấp của nhiều ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản khiến thị trường chưa đáp ứng đúng nhu cầu nhà ở của người dân. Bên cạnh đó sự thiếu lành mạnh trong mô hình tài chính của nhiều doanh nghiệp bất động sản khiến có người ví thị trường bất động sản đang rất giống kinh doanh đa cấp - quan điểm của tác giả Thiên Lương, trong bài được phát trên FM90 - Đài Hà Nội.

 

Nhà đất luôn là vấn đề được quan tâm nhất của người Việt, phần lớn tài sản dân chúng hình thành từ đất đai nhà cửa, và cũng hiếm có loại tài sản nào duy trì được đà tăng mạnh mẽ và bền bỉ như thế. Nhiều thống kê cho thấy trong 20 năm qua, giá đất nhiều khu vực đã tăng đến 20-30 lần ở các thành phố lớn.

Chính vì vậy mà sự suy sụp gần đây của thị trường bất động sản đang thu hút mối quan tâm của toàn xã hội, từ chính quyền đến doanh nghiệp và từng người dân. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản đã họp bàn với nhau không ít lần; tuy nhiên chưa thấy được hướng giải quyết, có lẽ vì người ta vẫn lảng tránh câu hỏi lớn nhất về thị trường bất động sản Việt Nam: Làm thế nào để hạ giá nhà và đất ? 

Thực ra nếu trả lời được câu hỏi này thì mọi chuyện hết sức đơn giản. Chỉ cần vài loại thuế, điều chỉnh một số chính sách, là mọi thứ sẽ ổn định.

Sốt COVID-19 gây sốt đất

Hãy nhìn lại cơn sốt đất gần đây. Nguyên nhân chính của nó là do lãi suất huy động của các ngân hàng quá thấp. Trong đại dịch covid 19, hầu hết doanh nghiệp phải thu hẹp lại và thậm chí đóng cửa, lãi suất do đó giảm rất nhanh, có lúc lãi suất huy động xuống chỉ còn 2-3% cho kỳ hạn 1 tháng. Người dân không còn kênh đầu tư nào khác nên đã dồn tiền vào chứng khoán và bất động sản, đẩy thị trường chứng khoán lên cao, VNIndex có lúc lên trên 1.500 điểm; giá đất khắp nơi sốt nóng, tăng giá nhiều lần, thậm chí hàng chục lần ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh.

Người dân không còn kênh đầu tư nào khác nên đã dồn tiền vào chứng khoán và bất động sản, đẩy giá đất khắp nơi sốt nóng.

Dường như con người rất nhanh quên, không chỉ kịp quên những ngày sốt đất mà còn quên cả những ngày sốt covid-19.

Nhưng đại dịch rồi cũng qua, và Fed tăng mạnh lãi suất cơ bản ở Mỹ, buộc các ngân hàng trung ương toàn cầu phải đi theo, chúng ta từng cố gắng duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ thị trường bất động sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, nhưng làm như vậy thì dự trữ ngoại hối sẽ bị ảnh hưởng và đồng đô la tăng giá, ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu.

Một quy luật kinh tế cơ bản: Khi giá đồng đô la tăng, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, ngân hàng trung ương sẽ chủ động tăng lãi suất của đồng nội tệ.

Do đó, chúng ta không thể giữ mãi lãi suất thấp được và cuối cùng các ngân hàng đã phải tăng lãi suất huy động rất nhanh, đẩy lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng lên đến 11-13% và lập tức tác động lên thị trường chứng khoán và bất động sản: VNIndex giảm gần 50%, chỉ còn dưới 900 điểm; thị trường nhà đất lập tức đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp ngành này lâm vào cảnh khó khăn.

Sự suy sụp này có thể dễ dàng thấy trước, ngay khi diễn ra vụ đấu giá đất Thủ Thiêm và vào thời điểm Fed tăng lãi suất cơ bản tại Mỹ.

Ngày 10/12/2021, Tp HCM tổ chức đấu giá thành công 4 lô đất Thủ Thiêm với số tiền đấu giá hơn 37.000 tỉ đồng, trong đó lô 3.12 mỗi mét vuông trúng đấu giá đạt kỷ lục 2,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó lần lượt cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc.

Ngày 16/3/2022 (rạng sáng 17/3/2022 theo giờ Việt Nam), Fed tăng lãi suất lần đầu tiên sau đại dịch, và kể từ đó họ đã tăng liên tục 8 lần liền.

Vụ đấu giá đất Thủ Thiêm có lẽ sẽ đi vào lịch sử như một cột mốc giá không thể vượt qua, khi mà một căn hộ tại đây sẽ có giá ngang với giá một căn hộ rộng tương đương tại đại lộ số 5 New York — trung tâm quyền lực tài chính của Hoa Kỳ, một đất nước có GDP đầu người cao gấp 20 lần VN. Một mức giá hoang đường!

Cơn sốt đất vừa qua thực ra không do nhu cầu ở thật sự của người dân mà chủ yếu do đầu cơ. Chẳng có lý do gì để giải thích cho sự lên giá của đất quê, ngoài mục đích đầu cơ. Những người mua ấy tuyệt nhiên không có ý định bỏ thành phố để về quê sinh sống, làm nông. Họ chỉ mua chúng như một món hàng đa cấp.

4 lô đất Thủ Thiêm với số tiền đấu giá "khủng" nhưng sau đó lần lượt cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc.

 

Đất đai hay hàng đa cấp?

Bản chất mô hình bán hàng đa cấp dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Lãi suất phải cao và số khách hàng luôn phải tăng. Các mô hình bán hàng đa cấp sống nhờ chuyển lãi từ dưới lên trên, thúc đẩy các chân kim tự tháp liên tục mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, nếu không mở rộng được là chúng sụp đổ ngay lập tức vì không còn tiền nuôi các tầng cấp ở trên.

Để bán được hàng, các mô hình bán hàng đa cấp luôn phải tạo ra câu chuyện cho hàng hóa. Bạn có thể dễ dàng thấy những ví dụ về những câu chuyện huyền thoại liên quan đến thực phẩm chức năng chẳng hạn — một trong những món hàng đa cấp được yêu thích nhất.

Nhà đất ở VN cũng vậy. Người bán luôn phải tạo ra câu chuyện cho sản phẩm, ví dụ như đất sắp được lên quận, sắp có sân bay, sắp có khu du lịch, sắp được mở đường,… thậm chí sắp được đổi tên. Lợi nhuận do đất tăng giá phải cao hơn nhiều so với lãi vay ngân hàng để hút khách…

Tuy nhiên, gần như mọi mô hình đa cấp đều sẽ sụp đổ, sớm hay muộn chỉ do còn khách hay không. Giá nhà đất buộc phải đáp ứng được yêu cầu tăng giá cao hơn lãi vay ngân hàng, mà lãi vay ở ngân hàng VN rất cao, thường xuyên trên 10%, hiện nay ở mức 15%, nên nếu người dân mua đất mà sau 5 năm không lên giá được gấp đôi thì về bản chất là họ đã bị lỗ. Như vậy cứ sau 10 năm thì đất phải tăng giá 4-5 lần.

Điều này lý giải cho những cơn sốt đất điên cuồng. Cứ sau vài năm đóng băng thì đất lại phải tăng vài lần để bù đắp lại sự mất giá của tiền. Và nếu nhìn nhận thực tế thì cũng thấy là 10 năm qua, đất lên giá trung bình khoảng 4-5 lần tại các đô thị lớn của cả nước.

Tuy nhiên, nhà đất cũng chỉ là một món hàng, nó không thể ra ngoài các quy luật kinh tế cơ bản. Sau đợt tăng giá mấy năm quá, giá nhà đất đã lên mức quá cao, cộng với việc tiền không còn rẻ nữa, lãi suất ngân hàng đã lên mạnh, nên việc thị trường đóng băng là điều tất yếu.

Các doanh nghiệp bất động sản đương nhiên muốn hỗ trợ từ nhà nước. Tuy nhiên khó khăn của họ không phải do nhà nước không hỗ trợ. Theo Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Ngân hàng Nhà nước khẳng định đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi vẫn được tổ chức tín dụng cho vay theo đúng quy định.

Tính đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng bất động sản đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng 24,27% so với cuối năm 2021 và là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất, chiếm tỷ trọng lớn đến 21,2% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế trong 5 năm qua.

Nhà nước có nên giải cứu các “địa chủ”?

Thực ra cái mà các doanh nghiệp bất động sản cần hỗ trợ thì ngân hàng và nhà nước không thể đáp ứng được, đó là thị trường. Họ cần khách mua hàng và mua với giá không những đã rất cao rồi mà còn phải tăng không ngừng, vì nhà đất mà không tăng giá thì chẳng mấy ai mua cả. Bạn mua nhà đất làm gì nếu nó không tăng giá? 

Ngày 8/2 Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Thị trường, theo Adam Smith - một nhà kinh tế học vĩ đại, có bàn tay vô hình của nó. Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân tham gia đều muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vô hình chung đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng”. Lãi suất cao của ngân hàng có thể không có lợi cho những người đầu cơ đất, nhưng nó đem lại lợi ích cho người gửi tiền. Tỷ giá đô la thấp có lợi cho doanh nghiệp này nhưng có hại cho doanh nghiệp khác. Giá nhà quá cao cũng vậy thôi, có lợi cho người này thì cũng sẽ có hại cho người khác.

Vậy nên tốt nhất là hãy để thị trường tự điều tiết. Doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải hạ giá sản phẩm. Nếu họ không hạ giá thì họ sẽ phải chịu chi phí tài chính cao, chi phí kinh doanh sản xuất cao, và sau vài năm không bán được hàng thì họ cũng phải phá sản. Sự phá sản của doanh nghiệp này sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp khác. Chúng ta không việc gì phải lo bảo vệ những doanh nghiệp đã kiếm siêu lợi nhuận trong thời kỳ sốt đất, và đẩy gánh nặng giải cứu ấy lên vai những người dân vô tội đã phải chắt chiu tiền tiết kiệm cả đời gửi ngân hàng.

Vả lại, thị trường sẽ không đóng băng mãi. Sau 5-7 năm nữa, khi giá xuống khoảng ½ so với hiện nay và tiền có trượt giá thì về nguyên tắc, giá nhà đất sẽ xuống thấp hơn nhiều so với hiện nay, quay về thời điểm trước đại dịch, và thị trường sẽ lại bước vào một cơn sốt mới.

Chính phủ đã đang điều hành tốt nhiều chính sách kinh tế vĩ mô. Sự hỗ trợ của Nhà nước với thị trường bất động sản có thể chỉ cần sự điều chỉnh nhỏ về một số yếu tố pháp lý để các doanh nghiệp không vướng về điều kiện đưa hàng ra thị trường. Còn lại chính thị trường sẽ điều tiết, doanh nghiệp bất động sản phải tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình.

Sự chú ý của Nhà nước nếu có, là không để sự sụp đổ của một vài doanh nghiệp thực sự có vấn đề ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế và lợi ích của người dân.

Ai ngủ đông được đến ngày đó thì sẽ lại hồi sinh. Ai ít “mỡ”, không chịu được băng giá thì phải thành con mồi cho kẻ khác.

Đó cũng là vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp của nền kinh tế thị trường.

Theo Thiên Lương - FM90

User
Ý KIẾN

Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².

Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.

Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.

Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Tọa lạc tại cửa ngõ phía Đông Hà Nội, The Fibonan là dự án căn hộ cao cấp gây ấn tượng mạnh nhờ sự nổi trội về giá, vị trí và chất lượng xây dựng vượt trội. Đây là lựa chọn lý tưởng cho giới tinh hoa đang tìm kiếm không gian sống tinh tế, hiện đại và gần gũi với thiên nhiên.

Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, trong tháng 10/2024, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung cũng tăng 13%.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 20 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.

UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4 ha đất (đợt 1) tại các xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, cho Tập đoàn Vingroup - CTCP để thực hiện dự án Khu chức năng đô thị Green City.

Phân khúc căn hộ chung cư đang là tâm điểm trên thị trường bất động sản. Thời điểm cuối năm thường là mùa bán hàng sôi động nhất, giá căn hộ chung cư và các dự án đang mở bán cũng được quan tâm hơn.

Giá nhà tăng cao phi lý; tình trạng mất cân đối thừa phân khúc cao cấp nhưng lại thiếu hụt nhà ở vừa túi tiền; hiện tượng đầu cơ gom hàng, thổi giá đã khiến ước mơ an cư của người trẻ ngày càng trở nên xa vời.

Giá nhà đang cao gấp 20 lần thu nhập của người dân, đây là nghịch lý đang diễn ra. Sự phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản còn ảnh hưởng rất lớn sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp để các luật mới thực sự đi vào cuộc sống.

Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.

Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.

Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.

Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m² đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Green City.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - quốc gia vừa tổ chức đấu giá thành công 20 thửa tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú với giá trúng cao nhất là 94,7 triệu đồng/m², gấp 20 lần giá khởi điểm.

“Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” là diễn đàn do Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 16/11/2024 sau tuyến tin bài phóng sự phản ánh với thông điệp “Nhà là để ở, không phải để đầu cơ”.Trong gần 4 tiếng, các nhà quản lý và chuyên gia đã cùng trao đổi, phân tích làm rõ những vấn đề còn tồn tại khiến thị trường bất động sản chưa phát triển lành mạnh. Những thông điệp mạnh mẽ đã được các diễn giả đưa ra cho thấy bức tranh toàn cảnh của thị trường bất động sản hiện nay.

"Xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa" là nội dung đáng chú ý tại Thông báo số 523 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai...

Sau mỗi vụ trả đấu giá đất cao rồi bỏ cọc, giá đất trong khu vực dường như lại được tiếp sức để tăng thêm. Ba năm sau vụ bỏ cọc đất 'vàng' Thủ Thiêm, giá đất tăng mạnh dẫn đến nhiều hệ lụy.

"Thiếu lành mạnh và nhiều lãng phí" là kết quả cuộc khảo sát nhanh mà Đài Hà Nội đã thực hiện khi hỏi về “Thực trạng của thị trường bất động sản (BĐS)”. Khẳng định ấy hoàn toàn không bất ngờ bởi nếu chỉ nhìn nhận hay đánh giá thị trường trong một thời gian ngắn sẽ thấy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Trên thế giới, thuế bất động sản (BĐS) được đánh giá là một loại thuế quan trọng bởi đây là nguồn thu lớn và thường xuyên được dùng để đầu tư, tu bổ hạ tầng, chi trả cho các dịch vụ, đáp ứng an sinh xã hội tại địa phương. Khi tăng thuế chuyển nhượng sẽ dẫn đến giảm giá bất động sản và số lượng giao dịch trên thị trường.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội chủ trì tổ chức đã quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản. Nhiều khuyến nghị, thảo luận chuyên sâu đã được đưa ra tại diễn đàn nhăm ngăn chặn tình trạng thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường, trong đó có đề xuất thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ.

Sau hơn ba tháng tạm dừng để rà soát, đất đấu giá tại huyện Thanh Oai lại tiếp tục nóng khi 25 lô đất tại xã Đỗ Động được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm thấp, chỉ từ 5,3 triệu đồng/1m², nhưng mức trúng lại cao hơn nhiều so với mặt bằng khu vực.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".

25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.

Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.

Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm và quyết tâm của thành phố Hà Nội về chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế để huy động nguồn lực dành cho phát triển, cùng với tuyến bài triển khai trong suốt hai tháng qua, sáng nay, 16/11, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.

Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.

Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.

Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.

Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.