Thị trường bất động sản do giới đầu tư hay đầu cơ dẫn dắt?

Cơn sốt giá đất một tuần qua diễn ra ở hai huyện ngoại thành Thanh Oai và Hoài Đức khiến dư luận sửng sốt và đặt câu hỏi thị trường bất động sản đang được dẫn dắt bởi nhà đầu tư hay giới đầu cơ?

Cách trung tâm Hà Nội 30km, một lô đất ở huyện Thanh Oai có giá 103 triệu đồng mỗi m2 sau khi đấu giá. Tương tự, một lô đất ở huyện Hoài Đức sau đó cũng lập kỷ lục khi được đấu giá lên tới 133 triệu đồng mỗi m2.

Buổi đấu giá 19 thửa đất ở xã Tiền Yên (Hoài Đức) kết thúc với giá trúng thửa đất cao nhất là 133,3 triệu đồng/m2

20 giờ đấu giá đất Hoài Đức, thửa cao nhất 133,3 triệu/m2

Những dấu hiệu bất thường đã được Đài Hà Nội chỉ ra khi số người nộp hồ sơ tham gia đấu giá tăng đột biến, trong khi vị trí hai khu đất trên không phải là “đất vàng”. Giá trúng đấu giá cao từ 8-18 lần so với giá khởi điểm và gấp 2-3 lần so với mặt bằng chung. Đáng chú ý, ngay sau khi phiên đấu giá kết thúc, nhiều lô đất được mời chào sang tay với giá chênh hàng trăm, thậm chí cả tỉ đồng và đất nền quanh khu vực này bắt đầu được đẩy lên tiệm cận mặt bằng giá trúng đấu giá.

Bong bóng giá đất vỡ tan cùng giấc mơ đổi đời

Cơn sốt giá đất một tuần qua diễn ra ở hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức khiến dư luận sửng sốt. Tuy nhiên, lật giở “hồ sơ” các cơn sốt đất xảy ra cách đây vài năm ở một số tỉnh thành trong cả nước, có thể thấy sự tương đồng về công thức “om hàng – tạo sốt giả - thổi giá”.

Gần ba năm trước, tại tỉnh Hà Tĩnh bỗng diễn ra cơn sốt giá đất từ thành thị về đến nông thôn. Những người nông dân ở các xã Kỳ Thịnh, Kỳ Liên, Kỳ Lợi, Kỳ Long thuộc khu kinh tế Vũng Áng một ngày tiếp hàng chục khách lạ đi ôtô đến hỏi mua đất.

Một mảnh đất quê 150m2 ban đầu chỉ có giá vài trăm triệu được đẩy lên tới cả tỉ, trong khi đất nội thành lên tới vài tỉ đồng. Nhiều công ty môi giới mở chi nhánh giao dịch nhà đất ở Hà Tĩnh. Nhiều nông dân bỏ việc làm để nghe ngóng, hoặc gom góp tiền mua đất để “lướt sóng”. Biển rao bán đất cắm ở nhiều làng xã.

Giới kinh doanh bất động sản nườm nượp đổ về xã Việt Tiến (Hà Tĩnh) khiến giá đất khu vực này tăng cao từng ngày hồi năm 2022. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh)

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, cơn sốt nhanh chóng qua đi, giá đất trở về với mặt bằng trước đó khiến nhiều người dân đổ nợ, rơi vào cảnh khốn cùng. Trần Hồng Chương, 51 tuổi, ngụ phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh, là một trong số đó.

Trong phiên tòa xử vụ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hồi tháng 4/2023, Chương khai rằng thấy đất lên cơn sốt nên đã bỏ tiền đầu tư “lướt sóng” để kiếm lời song đã thua lỗ, dẫn đến nợ nần.

"Ngày xưa bị cáo học kinh tế, cứ nghĩ mình sẽ biết tính toán khi kinh doanh, nhưng không ngờ lạc lối trước sự tăng và giảm giá bất thường của thị trường bất động sản. Nhiều miếng dù hạ giá bán lỗ nhưng chẳng ai mua nên phải lừa đảo để lấy tiền trả lãi"

Chương khai tại phiên xử tại Tòa án Nhân dân huyện Thạch Hà.

“Bong bóng” giá đất được giới đầu cơ thổi lên và vỡ tan cùng giấc mơ “đổi đời sau một đêm” của nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung lúc bấy giờ như: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Các địa phương này sau đó phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy, trong đó có các vấn đề xã hội khi nhiều người dân vỡ nợ vì “ôm đất”.

Giới đầu cơ “kích sóng” thông qua đấu giá đất

Thị trường bất động sản trong nhiều năm qua luôn tạo sức hút lớn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thể kể đến những tên tuổi lớn, có dự án tại nhiều tỉnh, thành phố như: Vingroup, Novaland, Sungroup, TNR Holdings, Sunshine Group... Khi hoàn thành mỗi dự án, doanh nghiệp bất động sản sẽ tính toán toàn bộ chi phí, lợi nhuận để xây dựng giá bán phù hợp.

Sản phẩm bất động sản thường chênh theo chiều hướng tăng so với giá khởi điểm khi phân phối qua các công ty môi giới. Từ đây, giới đầu cơ xuất hiện để “ôm hàng”, mua bán hưởng chênh lệch hoặc “om hàng” để chờ thời cơ kiếm lời cao hơn. Những chiêu trò “thổi giá” từ đây bắt đầu được tung ra.

Kịch bản phổ biến nhất diễn ra nhiều năm qua là tạo khan hàng để tăng giá bán hay tạo các “cơn sốt” giả gây nhiễu loạn thị trường. Nhà đầu tư bất động sản bị cạnh tranh không lành mạnh, bị bán phá giá... lâu dần có thể không bán được hàng. Điều này tiếp tục tạo thành cơ hội cho giới đầu cơ gom hàng, sau đó ép giá người mua. Từ đây cho thấy, trong nhiều thời điểm, chính giới đầu cơ đang là đối tượng quyết định giá bất động sản. Sản phẩm đến tay người mua thường cao hơn so với giá trị thực. Cũng vì thế, ước mơ có nhà của nhiều người dân càng trở nên xa vời khi giá nhà, đất đang bị đẩy cao đến mức phi lý.

Gây xôn xao và sốc nhất là vụ việc đấu giá đất tại Thủ Thiêm. Cụ thể, tháng 12/2021, TP. HCM tổ chức đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm với số tiền trúng đấu giá hơn 37.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, lô 3.12 từ giá khởi điểm 2.942 tỉ đồng đã được Tập đoàn Tân Hoàng Minh trả giá lên tới 24.500 tỉ đồng. Mỗi mét vuông trúng đấu giá đạt kỷ lục tới 2,4 tỉ đồng.

Bốn lô đất tại khu chức năng số 3 Khu đô thị mới Thủ Thiêm được bán đấu giá hồi tháng 12/2021.

Tuy nhiên, sau khi đấu giá, cả 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đều bỏ cọc và để lại nhiều hệ lụy. Doanh nghiệp bỏ cọc sau chiêu “kích sóng” giá đất tác động tiêu cực đến tất cả phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng “bình thông nhau”. Giá đất tại Thủ Thiêm và nhiều khu vực khác ở TP. HCM bị thổi lên cao hơn nhiều so với mặt bằng trước thời điểm đấu giá.

Hai cuộc đấu giá đất diễn ra trong tuần qua ở hai huyện ngoại thành Hà Nội cũng cho thấy những dấu hiệu “kích sóng” của giới đầu cơ. Có thể hình dung như sau: Một nhóm đầu cơ sẽ tham gia đấu giá đất và tìm cách trả cao nhất có thể. Nhóm người này có thể chỉ đấu giá cao cho một vài lô để nâng giá bán những lô đất khác trong khu vực rồi sau đó bỏ cọc.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam cho rằng, hai cuộc đấu giá ở Hoài Đức và Thanh Oai “có dấu hiệu bất thường”. “Bởi vì nếu như một huyện ngoại thành, chưa phải là nơi có điều kiện đô thị phát triển, cộng thêm hạ tầng xã hội xung quanh như vậy mà giá 100 triệu, thì đúng là không thể hiểu nổi”, ông Hiệp nói.

Trong khi đó, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế đặt vấn đề liệu có nhà đầu tư tham gia quá trình đấu giá để nâng mặt bằng giá đất ở Thanh Oai nói riêng, Hà Nội nói chung..., từ đó đưa giá những mảnh đất họ đang sở hữu tăng theo.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng lưu ý người có nhu cầu thực về nhà ở cần thận trọng khi mua bán thời điểm này.  “Liệu giá cả có thực sự phù hợp với thị trường không, hay lại được làm giá thông qua các chiêu trò”, ông Đính nói.

Không chỉ có đất nền, từ cuối năm 2023 đến nay, phân khúc chung cư cũng liên tục tăng giá. Thậm chí có thời điểm còn biến động theo tuần. Dữ liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, giá căn hộ chung cư tăng trung bình khoảng 5- 6,5% trong quý 2 và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Hà Nội, giá rao bán một số dự án căn hộ chung cư trên thị trường trong quý II có sự tăng giá cao chóng mặt. Như Khu đô thị Royal City tăng 33%; The Pride 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%, Vinhomes West Point tăng 28%. Một số khu đô thị đã cũ như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, giá chung cư cũng tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên tăng 20%.

Nhiều hệ lụy xấu

Thị trường bất động sản bị giới đầu cơ dẫn dắt, thao túng sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Giá trúng đấu giá bị đẩy lên cao đột biến khiến giá đất trong khu vực tăng theo, tạo thành mặt bằng giá mới và khó kiểm soát. Người dân sở hữu đất tại các khu vực này có xu hướng tăng giá bán để theo kịp “mặt bằng giá mới”, khiến bất động sản địa phương tiếp tục leo thang. Người có nhu cầu mua nhà thực khó tiếp cận, trong khi nhà nước có thể phải trả tiền đền bù cao hơn khi tiến hành xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại các đô thị lớn, đất nền, nhà liền kề, biệt thự bị bỏ hoang ngày càng nhiều, nhiều khu đô thị, khu đấu giá đất đã hoàn thành cả chục năm, nhưng đến nay vẫn thưa thớt người đến ở. Trong khi, nhiều người có nhu cầu thực vẫn phải chật vật thuê nhà trọ hoặc mong mỏi chờ nhà xã hội với giá ưu đãi.

Hàng loạt căn biệt thự bỏ hoang tại các khu đô thị ở Hà Nội.

Tháng 5 vừa qua, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã làm nóng nghị trường khi đánh giá “tình trạng đầu cơ đất đai đang khiến người có nhu cầu thực (để ở, để sản xuất, kinh doanh) không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang”.

“Nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế”, ông Thanh nói và cho hay người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ. Người nghèo đang phải chi trả nhiều hơn cho nhu cầu về nhà ở. Điều này làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn”, ông Thanh nói.

“Nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế”

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh

Đầu cơ thao túng gây sốt thị trường bất động sản đang gây tác hại cho cả nền kinh tế. Nhiều trường hợp đã gây ra các thảm họa phát triển kinh tế ngay tại các cường quốc kinh tế. Sốt giá bất động sản ở Nhật Bản đã diễn ra suốt thập kỷ 1980 đã gây ra khủng hoảng ngân hàng suốt thập kỷ 1990. Sốt giá bất động sản ở Hòa Kỳ cũng đã gây ra khủng hoảng tài chính toàn thế giới năm 2008 mà phải 5 năm sau mới tạm yên. Ở Việt Nam, giai đoạn từ 2003 tới nay cũng đủ dữ liệu để nói lên tác động của tình trạng sốt giá bất động sản do đầu cơ vào kinh tế quốc gia.

Liên quan đến những cuộc đấu giá đất với giá trúng cao bất thường thời gian gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo các cơ quan chức năng “kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường”.

Thủ tướng yêu cầu rà soát, kiểm tra đấu giá đất

Thực hiện yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã quyết định dừng cuộc đấu giá đất theo kế hoạch được tổ chức vào ngày 26/8 tới đây. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp cơ quan công an điều tra, xác minh dấu hiệu “kích sóng” đất nền, tạo sốt ảo ở ngoại thành Hà Nội sau các cuộc đấu giá đất ở hai huyện Thanh Oai và Hoài Đức.

Thực hiện: Anh Tú
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.

Tình huống giao thông xảy ra vào ngày 16/9 trên cầu Đồng Nai được ghi lại bởi ô tô đi phía sau, chiếc xe container đã chuyển làn bất cẩn, đâm vào hông sau và đẩy ô tô con đi một đoạn.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố 15 bị can, trong đó truy tố Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "Nhận hối lộ".

Trong những đợt mưa lũ khắc nghiệt, lực lượng Công an Thủ đô đã trực tiếp tham gia cứu hộ, di dời người dân khỏi những vùng ngập lụt và nguy cơ sạt lở.

Đội CSGT đường bộ số 3 phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và Công an huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, vừa tổ chức chương trình trao quà cho trẻ em vùng lũ với hy vọng san sẻ nỗi mất mát, đau thương với đồng bào chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Trước hành vi dùng Làng Nủ để giật tít câu view, cơ quan chức năng đang xác minh, xử lý với chủ kênh YouTube "Những bài học nhỏ".

Các tổ cảnh sát 141 công khai và hóa trang đã xử lý 45 thanh thiếu niên điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, đốt pháo sáng trong đêm Trung thu.

Công an TP.HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất độc xyanua với số lượng cực lớn.

Khu vực đường quanh hồ Tây luôn thu hút nhiều người dân và du khách đến dạo chơi, tuy nhiên, tình trạng ô tô cá nhân dừng đỗ tùy tiện trên vỉa hè diễn ra ngày càng phổ biến.

Bộ Chính trị thống nhất xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trước khi Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Sáng 18/9, tại thủ đô Viêng Chăn của Lào đã diễn ra Hội nghị Thị trưởng thủ đô các nước ASEAN và Diễn đàn Thị trưởng ASEAN.

Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sau khi mạnh lên thành bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp khu vực các tỉnh miền Trung. Nhiều tỉnh thành yêu cầu người dân gia cố nhà cửa, cấm biển, gọi tàu thuyền vào bờ.

Cùng với việc mưa giảm tại miền Trung vào chiều 18/9, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số thông tin sai lệch cho rằng bão số 4 đã đổ bộ. Người dân cần cảnh giác và thường xuyên theo dõi thông tin về thời tiết từ các nguồn tin uy tín.

Thống kê sơ bộ, có hơn 1.000 ha lúa bị đổ, ngập; rau màu bị ngập và dập nát gần 300 ha; khoảng 450 ha cây ăn quả bị ngập nước, ảnh hưởng đến năng suất.

Báo Telegraph của Anh vừa đưa Hà Nội vào danh sách những điểm đến tốt nhất thế giới, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người đi du lịch, đặc biệt là những du khách độc hành.

Áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh lên thành bão khi vào vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng và đi vào Quảng Trị từ ngày 19/9. Đây là thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Hà Nội luôn coi trọng và ủng hộ hợp tác toàn diện, thực chất giữa Hà Nội với các địa phương của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Phúc Kiến.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, ngày 18/9, ở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đã có mưa lớn, nhiều tuyến đường trong thành phố bị ngập nước, gây khó khăn cho người và phương tiện lưu thông.

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Tiếng kẻng, tưởng chừng chỉ còn trong ký ức của thế hệ đi qua thời kỳ chiến tranh, giặc giã, đi qua thời bao cấp, nhưng trong những ngày bão lũ vừa qua, lại vang lên sống động.

Công an thành phố Hà Nội đã xử phạt 7,5 triệu đồng đối với thanh niên đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về "nữ công nhân Samsung nhiễm HIV".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Đúng như dự đoán, phần lớn người trúng đấu giá đất tại xã Thanh Cao huyện Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10/8 vừa qua đều đã bỏ cọc. Chỉ có 13/68 trường hợp nộp tiền đúng hạn.

Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển về phía vùng biển miền Trung với sức gió cấp 7, giật cấp 9 và có khả năng mạnh lên thành bão trong vòng 12 giờ tới.

Chiều 18/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tiếp đoàn doanh nghiệp Anh do ông Michael Mainelli, Thị trưởng Trung tâm tài chính London dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Việt Nam.

Quảng Trị đã lên kế hoạch sơ tán khẩn cấp hơn 4.000 người dân tại các vùng xung yếu trước khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, đồng thời chuẩn bị các phương án để ứng phó với nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất.

Lực lượng cảnh sát giao thông và công an các địa phương của Hà Nội thời gian này đã phải đẩy mạnh công tác xử lý, kết hợp tuyên truyền để học sinh nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông.

Thành phố Hà Nội đã giao huyện Thường Tín sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương gần 500 tỷ đồng để đầu tư giai đoạn 2, quyết hoàn thành đoạn mở rộng còn lại của quốc lộ 1A.

Sáng nay, UBND quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường QuangTrung và Hà Cầu.

Sáng 18/9, lãnh đạo Đội Cảnh sát giao thông số 4 (Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an) cho biết, trên cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa xảy ra vụ tai nạn liên hoàn khiến 3 ô tô bị hư hỏng nặng.

Cục Đường bộ Việt Nam cho biết các địa phương đã xử lý được 559 điểm sạt lở, thông tuyến nhiều tuyến đường. Tuy nhiên vẫn còn 8 vị trí, trong đó có hai điểm tại Lào Cai, chưa thể thông xe do sạt lở nghiêm trọng.

Để chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành tổ chức trực 24/24h, thực hiện nghiêm quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới.

Điển hình là dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai và dự án tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.

Đường Lê Quang Đạo kéo dài nối liền quận Nam Từ Liêm với quận Hà Đông dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sắp tới. Hiện công trình đã hoàn thành được khoảng 80% khối lượng công việc.

Bộ Giao thông Vận tải vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về lộ trình xây dựng trung tâm quản lý điều hành giao thông tại các tuyến đường bộ cao tốc giai đoạn đến năm 2025.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng hình thức thẻ ảo khi đi xe bus, tàu điện kể cả khi không có mạng internet, từ ngày 20/9, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai hình thức thẻ ảo offline.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật nguyên Thứ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Ba người đã bị lũ cuốn trôi tại xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, trong đó có 1 phụ nữ và 2 em là học sinh Trường Tiểu học Lâm Sơn B.

Những khu vực trũng thấp ven sông Đồng Nai, sông La Ngà thuộc hai huyện Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai) và các huyện Tánh Linh, Đức Linh (Bình Thuận) có nguy cơ bị ngập lụt do lũ.

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 10 đã thảo luận về Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; báo cáo kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách; công tác nhân sự...