Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 18 đến ngày 20/12/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 34. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Công Thương nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; trong thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh; trong tham mưu, ban hành cơ chế kinh doanh, điều hành nguồn cung ứng, cấp phép kinh doanh xăng, dầu; quản lý và sử dụng Quỹ bình ổn giá; trong lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức đấu thầu, thực hiện các dự án/gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.

Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Bộ Công Thương các nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026; Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Đảng ủy các Cục, Vụ liên quan và các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Đỗ Thắng Hải, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng; Hoàng Quốc Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ; Trần Hữu Linh, Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Hoàng Tiến Dũng, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Trần Duy Đông, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Phương Hoàng Kim, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Đặng Huy Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng; Lý Quốc Hùng, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ; Võ Văn Quyền, nguyên Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.

Liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm trên còn có trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các đồng chí: Trịnh Đình Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Dương Quang Thành, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Trần Đình Nhân, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Nguyễn Danh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc Công ty Mua bán điện.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, lãng phí nguồn lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và cấp ủy, tổ chức đảng ở một số bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phối hợp, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

UBKT Trung ương sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, xem xét, xử lý các tổ chức đảng, đảng viên tại các địa phương, đơn vị có liên quan trong thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.

II- Xem xét đề nghị của Ban Thường vụ Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương nhận thấy:

Đồng chí Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi; vi phạm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Lưu Bình Nhưỡng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp Kỳ thứ 34

III- Xem xét kết quả giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên, UBKT Trung ương nhận thấy bên cạnh những ưu điểm là cơ bản

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; kê khai tài sản, thu nhập.

Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện, quản lý đầu tư các dự án; kê khai tài sản, thu nhập.

UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát tiếp tục phát huy ưu điểm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng có liên quan về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tham mưu, thực hiện chức năng quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

IV- Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy, kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, các tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và kê khai tài sản, thu nhập. UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; phát huy ưu điểm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, trọng tâm là: kiểm tra các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thực hiện các dự án đầu tư và những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận quan tâm, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

V- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã thảo luận để trình Ban Bí thư xem xét, ban hành Quy định giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, đồng thời quyết định một số nội dung quan trọng khác.

User
Ý KIẾN

Sáng nay, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Đề cập đến tình trạng chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán, đại biểu Dương Tấn Quân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới.

Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào sáng 5/6, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn làm rõ các nguyên nhân khiến chậm thực hiện kết luận, kiến nghị xử lý tài chính.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia thương mại điện tử.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm toán và văn hóa, thể thao và du lịch

Bên hành lang Quốc hội, có ý kiến đại biểu đề xuất thành lập sàn giao dịch khoáng sản để khai thác khoáng sản hiệu quả, đóng góp vào ngân sách quốc gia.

Chiều 4/6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương.

Tình trạng ô nhiễm trầm trọng và ngập lụt tại các đô thị là một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay (4/6).

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, hiện nay nguồn nước ở Việt Nam có 60% phụ thuộc vào bên ngoài và chỉ có 40% là nội sinh.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là tâm điểm của tuần làm việc thứ 3 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV. Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho biết những vấn đề ho quan tâm tại phiên chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã nêu ra 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún bờ biển, bờ sông đang bủa vây vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sáng nay (4/6), Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7 đối với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Sáng nay (4/6), Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV bước vào ngày làm việc đầu tiên của phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn dưới sự chủ trì điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phiên họp sẽ diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 4 - 6/6).

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức buổi họp báo chiều 3/6, thông tin về Kết quả 20 năm triển khai nghị quyết 36 của Bộ Chính trị, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 4.

Chiều 3/6, đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung quy định "dao có tính sát thương cao" vào nhóm vũ khí thô sơ.

Sáng 3/6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), nhiều đại biểu đề nghị bổ sung, làm rõ các hành vi bị nghiêm cấm.

Sáng 3/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Các đại biểu đề xuất nhiều ý kiến nhằm tiếp tục hoàn hiện các quy định của dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) trong phiên thảo luận sáng nay của Quốc hội.

Sáng nay (3/6), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã trao Quyết định của Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban thường vụ Đảng uỷ công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất số kinh phí đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 là 122.250 tỷ đồng.

Từ ngày 4/6 đến sáng 6/6, Quốc hội tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu với 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kiểm toán, Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo chính sách tiền tệ, tài khóa cần ưu tiên cho tăng trưởng và kiểm soát lạm phát dưới 4,5%; sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược.

Thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 1/6, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên – Phó Chánh văn phòng Bộ Công an đã cung cấp tiến độ điều tra 2 vụ án ở Tập đoàn Thuận An và Tập đoàn Phúc Sơn.

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Chiều 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Một số Đại biểu Quốc hội đánh giá công tác xây dựng, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định.

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận ngày 29/5 là chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng của người dân.

Tại phiên thảo luận sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương đưa chính sách mới ban hành vào cuộc sống giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển, nhất là các dự án luật điều chỉnh, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Hôm nay (29/5), Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Cục Đối ngoại tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của các giá trị văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã khảo sát, làm việc với nhiều cơ quan của Bắc Kinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý báo chí tại địa phương.

Dự thảo luật đã thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đề xuất cho Việt Nam vay khoảng hơn 11 tỷ USD trong 5 năm tới, tập trung cho một số dự án lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.