Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV
Thứ Ba, ngày 8/11/2022, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 16 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, nghe: Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2022 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo công tác năm 2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác thi hành án năm 2022; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật và công tác thi hành án năm 2022; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.
Sau đó, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022; Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức; Việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Tại phiên thảo luận đã có 33 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo; thống nhất thời gian lấy số liệu các báo cáo từ 1/1 đến 31/12 hằng năm và trình Quốc hội tại kỳ họp giữa năm; bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những nội dung sau:
Về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật: tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2022 (diễn biến, tính chất và đặc điểm mới của tội phạm và vi phạm pháp luật so với năm 2021, những vấn đề tội phạm và vi phạm pháp luật nổi lên mà dư luận xã hội và cử tri quan tâm và nguyên nhân); dự báo tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trong thời gian tới; những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội là những nguyên nhân dẫn đến tội phạm, vi phạm pháp luật; các giải pháp khắc phục; việc chấp hành pháp luật trong công tác xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực: trật tự, an toàn giao thông, cháy nổ; phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng, tội phạm giết người, tội phạm mua bán người, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm ma túy, tội phạm trên không gian mạng...
Các đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, làm rõ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước để có giải pháp hạn chế phát sinh vi phạm, tội phạm trong một số lĩnh vực nổi lên trong năm 2022; chỉ đạo, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm.
Về báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự; chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa; công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, vụ án hành chính; công tác kiểm sát thi hành án; công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Có ý kiến đại biểu đề nghị cần tăng cường hiệu quả của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt chỉ tiêu Quốc hội giao; bổ sung nội dung công tác của Viện Kiểm sát quân sự trong báo cáo.
Về báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, hành chính, vụ, việc dân sự; công tác giám đốc thẩm, tái thẩm; công tác giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân các cấp; những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; kết quả việc tổ chức phiên tòa trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 của Quốc hội. Có ý kiến đại biểu đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tập trung rà soát số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ các năm trước chuyển sang để ưu tiên giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị; tăng cường công tác tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, qua đó, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Về công tác thi hành án: công tác thi hành án dân sự (công tác chỉ đạo tổ chức thi hành các vụ án trọng điểm, các vụ án kinh tế, tham nhũng; các giải pháp xử lý án dân sự tồn đọng qua nhiều năm chưa thi hành được); công tác thi hành án hình sự (công tác quản lý giam giữ, thi hành án tử hình; tình trạng phạm nhân vi phạm tại các cơ sở giam giữ); công tác thi hành án hành chính (công tác quản lý, theo dõi, đôn đốc thi hành án hành chính và giải pháp để khẩn trương thi hành các bản án tồn đọng, kéo dài qua nhiều năm). Có ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan thi hành án; chú trọng biện pháp thu hồi tài sản trong các vụ án về kinh tế, tham nhũng, liên quan đến tín dụng, ngân hàng, chứng khoán.
Về công tác phòng, chống tham nhũng: tình hình tham nhũng hiện nay; ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật; việc phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng (kết quả đạt được; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị; những hạn chế, khó khăn, bất cập, nguyên nhân và giải pháp); tính khả thi, hiệu quả của những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của công tác phòng, chống tham nhũng trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Có ý kiến đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, chứng khoán, quản lý thuế...; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức: Các ý kiến đại biểu nhất trí với thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức quy định trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.
Về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu: các ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết bổ sung thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu nhằm tạo thuận lợi cho công dân trong việc xin thị thực, nhập cảnh, cư trú và làm các thủ tục liên quan ở các nước có yêu cầu in thông tin nơi sinh trong hộ chiếu, nhất là Séc và các nước trong khối Schengen.
* Thứ Tư, ngày 9/11/2022: Buổi sáng, các đại biểu Quốc hội nghiên cứu tài liệu. Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Chiều 8/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng hòa Togo Robert Dusse đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Sáng nay 8/1, Hội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội và Cụm Thi đua số 4 khu vực đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2025.
Thực hiện hiệu quả và thực chất công cuộc cơ cấu lại nền kinh tế, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đây là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra sáng nay 8/1.
Chiều 8/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương thăm và làm việc tại Quân khu 7.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sáng nay (08/01), Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự Hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi thư, điện thăm hỏi tới lãnh đạo Trung Quốc về vụ động đất lớn xảy ra tại Tây Tạng.
Chiều 7/1, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngày 7/1/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nicholas Berggruen, Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen, cùng bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia, Hoa Kỳ.
Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, sáng 7/1, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn tất các nội dung của phiên họp 41.
Sáng 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Chiều 7/1, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện Kiểm sát (VKS) nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Sáng 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1 năm 2025 để thảo luận, cho ý kiến vào 7 nội dung gồm các luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó nhiều nội dung liên quan hoàn thiện pháp luật, đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức bộ máy.
Sáng 7/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng nay (07/01), tiếp tục chương trình phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.
Tiếp tục Phiên họp thứ 41, chiều 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao.
Sáng 6/1, tại tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh Gia Lai về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI.
Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc có ý nghĩa chính trị to lớn, tác động đến toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã hội, được cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân quan tâm và đồng tình ủng hộ.
Sáng 06/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của ngành ngoại giao. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chiều ngày 6/1, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung chủ trì hội nghị.
Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Tối 5/1, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ 3 - năm 2025 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đúng vào dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.
Sáng nay, 06/01, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41 – phiên họp đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2025 và chuẩn bị cho kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Sáng nay (06/01), ngành ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tham dự.
Năm 2025, nhiệm vụ bao trùm đối với công tác đối ngoại và ngoại giao là phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong, trọng yếu trong việc tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần tạo đà cho đất nước tăng tốc, bứt phá, vững bước vào kỷ nguyên mới.
Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, đơn vị về việc thực hiện Nghị định số 178 năm 2024 của Chính phủ nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giảm gánh nặng chi ngân sách.
Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 41. Phiên họp xem xét, thảo luận về một số nội dung lập pháp quan trọng, cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946), tối 5/1, lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - 2025 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô.
Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2024), tối 5/1, lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân - Giải Diên Hồng lần thứ ba 2025 đã diễn ra long trọng tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chủ trì buổi Lễ.
Chiều 5/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đến thăm, làm việc với Công an tỉnh Bình Phước. Tổng Bí thư bày tỏ tin tưởng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Phước nói chung, lực lượng Công an tỉnh Bình Phước nói riêng sẽ tiếp tục đoàn kết, thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, xây dựng tỉnh ngày càng phát triển, văn minh, phồn thịnh.
Sáng 5/1, tại tỉnh Bình Dương, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương.
Tối 4/1, nhân dịp năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại tư gia các cố Thủ tướng ở TP Hồ Chí Minh.
Ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ ba của Lực lượng vũ trang TP. HCM, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội Nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 3/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kế hoạch số 290 về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Sự ra đời của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị là tín hiệu rất vui mừng với không chỉ riêng cộng đồng khoa học và công nghệ, cộng đồng làm chuyển đổi số, mà còn cho tất cả người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực, phấn đấu để đạt được những kết quả như chúng ta đã đặt ra đến năm 2030 và 2045.
Chiều 4/1, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị Công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sáng 4/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Yên Bái.
Sáng 4/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Trong 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thuỵ Điển đã ký kết nhiều hợp tác song phương và ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương. Hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Thuỵ Điển trong thời gian tới
Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
Chiều nay 03/01, Bộ Công an tổ chức trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
0