Thú chơi hoa thuỷ tiên ngày Tết của người Hà thành

Mỗi dịp Tết đến xuân về, thú chơi hoa thuỷ tiên đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Hà thành. Thời xưa, những gia đình quyền quý ở Hà Nội không thể thiếu bát hoa thuỷ tiên được nuôi dưỡng cẩn thận để tỏ lòng hiếu kính, dâng lên tổ tiên hay để trang trí trong nhà. Và người xưa quan niệm rằng, nhà nào có hoa nở đúng thời khắc giao thừa sẽ may mắn cả năm. Hoa thủy tiên là một cái Tết tinh thần đúng nghĩa mà người Hà Nội xưa đã duy trì như một nét văn hóa đẹp đẽ.

Thủy tiên là một loài hoa mang vẻ đẹp kiêu sa. Một vẻ đẹp mà bất cứ ai nhìn thấy cũng bị thu hút từ cái nhìn đầu tiên. Những cành hoa mảnh mai vươn lên, cùng chiếc lá thanh thoát nhưng dày dặn, xanh mướt nâng đỡ để cho những bông hoa bung nở rực rỡ. Hình dáng ấy, khiến thủy tiên ẩn chứa một nguồn năng lượng mạnh mẽ, lan tỏa sự nhiệt huyết, đầy hứng khởi cho không gian mà loài hoa này hiện diện.

Mang đẹp yêu kiều, ngọt ngào như nắng sớm mai, thủy tiên còn biểu trưng cho tình yêu trong sáng, thanh thuần. Sắc hoa trắng còn thể hiện sự an yên trong cuộc sống nhiều bộn bề, lo toan.

Thủy tiên cũng là những loài hoa linh hoạt. Dáng vẻ của hoa thay đổi từng giờ, khiến cho người chơi hoa, thưởng hoa luôn được khám phá, luôn có những cảm xúc khác nhau khi thưởng, ngắm hoa.

Cái hay cái đẹp của thủy tiên còn ở chỗ, đây là loại hoa duy nhất chơi được năm thứ (rễ, lá, hoa, hương và dáng). Một bát thủy tiên đẹp thì rễ phải trắng, dài, lá có đường cong, nét uốn, hoa phải giống như “đĩa bạc, chén vàng” Hương hoa thơm ngọt, thơm dịu, đượm và vương lâu. Và dáng thì đa dạng tùy cách người chăm tỉ mỉ và cạo, đảo, xén.

Với người Hà Nội xưa đây là thú chơi mà cả năm chỉ có một lần,  như một nốt trầm tĩnh lặng sau cả năm bận rộn. Hoa chỉ nở vào dịp Tết nên người chơi chỉ có khoảng một tháng để cắt củ, đẽo, gọt cho hoa nở đúng vào giao thừa.

Trong cách chơi thủy tiên của người Hà Nội xưa không chỉ có ngắm hoa, thưởng hoa mà  gọt tỉa hoa mới khiến người chơi hoa thấy cuốn hút và đam mê. Đây cũng là khâu tỉ mỉ và phức tạp nhất. Gọt sao cho đúng mặt chính của củ, không phạm vào chỗ mầm để khỏi bị thui chột. Sao cho các mầm vươn lên theo dáng mong muốn mới là khó.

Để có một chậu hoa thủy tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật, lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu. Chính vì vậy, đa phần những nghệ nhân gọt thủy tiên đều là những người có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng, tinh tế. Nhìn vào bát hoa thủy tiên, người sành chơi sẽ nhận ra vẻ đẹp của từng dáng và tính cách của người tạo tác lên nó.

Khi chăm sóc hoa thủy tiên, người chơi hoa phải là người có tính kiên trì,  tỉ mỉ và phải biết nương theo thời tiết. . “Bao giờ mới cho hoa hàm tiếu, bao giờ mới cho nở; lá này muốn duỗi, giò kia muốn nghiêng, hay là bẹ nọ muốn cao hay thấp..." Vì vậy,  chơi hoa thủy tiên người ta được rèn tâm tính, sự nhẫn nại, kiên trì, và cả sự nỗ lực, chinh phục thử thách . Cái đẹp của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình.

Thú chơi hoa thủy tiên có từ bao giờ, chỉ biết rằng với người Hà Nội đây là một thú chơi đã được hình thành từ xa xưa. Theo thời gian, thú chơi này dần bị mai một, thế nhưng sau những thăng trầm của lịch sử cho đến tận bây giờ vẫn có những con người yêu Hà Nội âm thầm cất giữ và lưu truyền nét văn hóa này.

Nói về thú chơi hoa thủy tiên ở Hà Nội thuở xưa, khó có thể tìm được ai hiểu biết và gọt thủy tiên thuộc bậc “kỳ nhân” như cụ Nguyễn Phú Cường. Đã ở tuổi “nhân sinh thất thập” nhưng hàng ngày cụ vẫn dành hầu hết quỹ thời gian trong ngày để “tắm táp”, chăm sóc những củ thủy tiên chỉ để thỏa nỗi đam mê được ngắm, gọt, tỉa.

Mỗi khi nói đến loài hoa này, cụ Nguyễn Phú Cường - một nghệ nhân hoa thủy tiên như được sống lại cả một thời xưa cũ. Trong ký ức của cụ Cường,  mỗi dịp gần Tết, ông ngoại của cụ vốn là người làng Chèm lại mang những củ thủy tiên khô ra, rồi ngâm nước cho căng mọng và nhú mầm. Thế rồi,  mặc trời giá rét, ngày ngày lại thấy ông gọt gọt, tỉa tỉa bên giếng nước những “củ hành tây”. Và đúng mùng Một Tết, căn phòng khách trở nên thanh tao khi những bông hoa trắng tinh khôi nở ra.

Ông ngoại bảo với cậu đó là hoa thủy tiên. Những bông hoa thủy tiên là chiếc “chén vàng trên đĩa bạch ngọc. Còn mùi hương thanh nhã, bất phàm chẳng khác nào địa lan."

Và theo lời cụ kể,  khoảng những năm 1920 của thế kỷ trước, Hà Nội từng tổ chức thi hoa thủy tiên ở đền Bạch Mã - Hàng Buồm mỗi dịp Tết. Cụm hoa nào đoạt giải được cả sắc hương lẫn dáng thế sẽ được đưa lên kiệu rước trên phố Hà Nội cho bàn dân chiêm ngưỡng, tôn vinh. Những người chơi hoa này đa phần là người già bởi lẽ đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, cầu kỳ và khá là tốn kém.

Ngày ấy cậu bé Cường chưa biết yêu hoa mà chỉ thấy tò mò thôi rồi những bát hoa thủy tiên đã ăn vào tiềm thức lúc nào không hay. Đến lúc bắt đầu cảm nhận được cái đẹp của hoa thủy tiên thì cũng là lúc thú chơi này dần mai một

Ông chia sẻ “Lần cuối được nhìn thấy người Hà Nội chơi hoa thủy tiên là Tết năm 1962. Sau đó có lẽ vì chiến tranh ngày càng ác liệt nên chẳng ai còn thời giờ gọt thủy tiên nữa. Cũng không ai nhập thủy tiên về”.

Suốt những năm tháng ấy, cứ gần đến dịp Tết Dương lịch ông Cường lại ngóng xem có ai bán củ thủy tiên không, đến giáp Tết Nguyên đán vẫn rong ruổi đạp xe đi các chợ hoa. Hy vọng cứ tắt dần, nhưng không đi thì chẳng yên tâm. Năm 1996, lần đầu tiên sau hơn ba thập niên ông Cường lại nhìn thấy bát hoa thủy tiên bày bán ở chợ hoa gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ngỡ như gặp lại bạn tri âm thất lạc mấy chục năm trời. Vậy là đã có người nhập giống thủy tiên về. Sang đến năm sau ông bắt đầu mua củ thủy tiên về gọt.

Không chỉ có ông Cường mà những người yêu hoa thủy tiên Hà Nội đã tìm về với thú chơi tao nhã ấy. Những người con, người cháu luôn giữ hình ảnh về thú chơi hoa tao nhã mà thanh cảnh ấy của cha ông mình.

Thú chơi hoa thủy tiên của người Hà Nội xưa đã “sống lại”. dần trở thành một thú chơi bình dân với chi phí không quá đắt đỏ. Những bình hoa thủy tiên nhỏ xinh được bày bán ở khắp các chợ hoa xuân, góp hương sắc làm nên không khí Tết cho Hà Nội. Nhiều người chọn mua hoa thủy tiên, chỉ đơn giản là thích mùi hương đặc biệt, say lòng trong khí se lạnh của đất trời. Và đặc biệt là có sự tham gia của giới trẻ thay vì chỉ có người trung niên, cao tuổi như ngày xưa. Trên các trang mạng xã hội hiện nay, không khó để bắt gặp những bức ảnh bát hoa thủy tiên là sản phẩm của người trẻ, những hội nhóm dành cho người theo đuổi thú vui này cũng rất nhiều và hoạt động sôi nổi.Những bậc thầy về thủy tiên như nghệ nhân Nguyễn Phú Cường được các bạn trẻ không chỉ ở Hà Nội mà khắp cả nước vẫn hàng ngày tìm đến thăm hỏi, tìm hiểu và nhờ dạy cho cách chọn củ, gọt, tỉa, xén. 

Lối chơi thủy tiên ngày nay cũng rất phong phú. Ngoài cách chơi bày trong ly như kiểu truyền thống ngày xưa thì người trẻ bây giờ rất sáng tạo trong việc tạo hình, bài trí, sắp xếp. Việc tìm kiếm nguồn giống cũng dễ dàng và đa dạng nên đã tạo ra nhiều tác phẩm phong phú, sáng tạo.

Nét đẹp văn hóa, thú chơi tao nhã của người Hà Nội đã được sống lại và lưu truyền theo một cách rất tự nhiện. Bởi những nét đẹp văn hóa, những thú chơi mang lại những năng lượng tích cực sẽ luôn trường tồn.

Bài viết: Vi Hoa
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.

Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10/10 năm nay.

Nghị quyết của HĐND thành phố quy định việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, gồm 22 tuyến đường, phố đặt tên mới; 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài và 2 công trình công cộng đặt tên mới của 7 quận, huyện.

Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 04 dòng sông nội đô là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét.

Ngày làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, bắt đầu vào 8h sáng nay 2/7, sẽ xem xét, thông qua nhiều nghị quyết chuyên đề, trong đó có nhiều nội dung quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Phản ánh tới đường dây nóng, người dân ở phuờng Thụy Khuê quận Tây Hồ cho biết: Công trình “Cải thiện môi trường mương thoát nước Thụy Khuê” lại đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Xe chuyên dụng quét hút bụi làm sạch môi trường đang đang làm bẩn đường phố, khiến người tham gia giao thông quanh khu vực này cảm thấy bức xúc.

Những ngày gần đây, nước sông Tô Lịch chuyển màu xanh lục. Ô nhiễm giảm đi phần nào khiến cho mọi người đi qua con sông cảm thấy dễ chịu hơn.

Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.

Vào mùa nắng nóng, khi dừng chờ đèn đỏ, nhiều xe máy dừng ngay giữa đường nơi có tán cây hoặc dưới bóng mát của toà nhà; nhiều người mặc áo chống nắng dài chắn tầm nhìn.

Gần 3000 trường hợp vi phạm bị xử lý, tạm giữ hơn 770 phương tiện là kết quả sau hơn một tháng phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội đưa 5 tổ công tác đặc biệt đi vào hoạt động.

Tại Kỳ họp 17 HĐND Thành phố Hà Nội, sáng nay, Giám đốc Công an thành phố đã trình bày tờ trình thông qua Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Lễ hội Sen Hà Nội sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 16/7/2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định trong thành tựu chung của thành phố có sự đóng góp rất tích cực hiệu quả của HĐND.

Hôm nay, 1/7, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 17.

Đối mặt với nhiều thách thức về ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, Hà Nội đã đề ra chương trình và lộ trình cụ thể cho việc phát triển giao thông xanh trong giai đoạn 2025-2030.

Sáng nay (1/7), Kỳ họp thứ 17, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND TP Hà Nội khoá XVI chính thức khai mạc để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Tính từ đầu năm 2024 đến nay, nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Hà Nội diễn ra sôi động đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến với thủ đô.

Năm 2016, đường Lê Trọng Tấn được cải tạo khang trang, là tuyến phố được cơ quan chức năng thí điểm lắp đặt đồng bộ hệ thống biển quảng cáo tại mặt tiền các cửa hàng. Sau 8 năm, phố kiểu mẫu này thay đổi ra sao?

Cầu ngói Bình Vọng được xây dựng từ thế kỷ 17. Trải qua nhiều lần trùng tu, cây cầu đang tạo điểm nhấn ấn tượng cho cụm di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật.

Không gian công cộng tại khu dân cư số 5 thuộc phường Cống Vị, quận Ba Đình vừa được hoàn thành bằng nguồn lực do các cư dân tự đóng góp, chung tay xây dựng.

Ra đường ở thời tiết nắng nóng này chắc hẳn là không dễ chịu. Thế nhưng nắng nóng lại đem lại cơ hội kiếm tiền cho nhiều người dù có nhọc nhằn, vất vả.

So cùng kỳ năm 2023, tăng 15 người chết; số vụ cháy nhà, công trình, cơ sở chiếm gần 75% tổng số vụ cháy.

Chỉ từ tháng 6 năm ngoái, khi có thông báo về việc thu hồi đất của hơn 100 hộ dân thì người dân mới biết về chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, tháng 6/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,49 triệu lượt khách, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Để ghi nhận và biểu dương những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào hiến máu tình nguyện, sáng 29/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Đan Phượng đã tổ chức Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu và tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2024.

Cụm thi đua số 2, Hội người cao tuổi thành phố Hà Nội vừa tổ chức Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm hoạt động Hội Người cao tuổi.

Tọa lạc trên mặt phố Thành Thái, khu đô thị Dịch Vọng, công viên Cầu Giấy có diện tích khoảng 6.500m2 với khoảng không gian rộng lớn, mát mẻ, cùng hệ thống cây xanh bao quanh.

Tính đến hôm nay (29/6), 30/30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội hoàn thành tổ chức thành công Đại hội Mặt trận cấp huyện nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) ra đời sẽ mang đến thông tin hữu ích và tính năng, tiện ích vượt trội, tạo môi trường tương tác giữa chính quyền với người dân Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua là hành lang pháp lý quan trọng, vượt trội, đột phá, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng đáng với vị trí là trái tim của cả nước.

Theo Dự thảo đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè, mức giá cho thuê vỉa hè dự kiến tại Thủ đô Hà Nội cao nhất là 45.000/m2/tháng.

Khi hàng trăm dự án giao thông không thể giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Tài chính vừa công khai việc giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Để xử lý dứt điểm vi phạm ở phố “cà phê đường tàu”, trong sáng 29/6, lực lượng liên ngành đã ra quân để xử lý dứt điểm những tồn tại, vi phạm khu vực Khâm Thiên, quận Đống Đa.

Sáng nay, 29/6, Bộ Công an phối hợp với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Chung một quyết tâm - Vì cộng đồng không ma tuý”, hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma tuý năm 2024.

Sau quá trình tổng hợp lượt bình chọn, trường mầm non Dịch Vọng Hậu tại Cầu Giấy (Hà Nội) vượt qua hàng trăm đồ án dự thi từ 80 quốc gia trên thế giới, giành chiến thắng tại giải thưởng Architizer A+Awards 2024.

Sở Du lịch Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống, hoàn thiện tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - Đền thờ Chử Đồng Tử. Sắp tới mở thêm tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì.

Quận Hoàn Kiếm đã thí điểm cho thuê vỉa hè để kinh doanh từ năm 2021 ở 4 điểm, chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Sáng 28/6, Hội nông dân Hà Nội đã tổ chức sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Trong đó ghi nhận nhiều mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò và hiệu quả kinh tế cao.

Tối 28/6, tại khu vực Vườn hoa Đền bà Kiệu, Chung khảo Hội thi Tuyên truyền phòng chống ma tuý của Đội tình nguyện viên, Đội Công tác xã hội Hà Nội đã được tổ chức. Tham dự có Phó Chủ tịch thường trực UBND - Trưởng ban chỉ đạo 89 thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đông Anh, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử trực tuyến đối với bốn bị cáo trong một vụ án bắt giữ người trái pháp luật.

Hà Nội vẫn còn nhiều tuyến phố, các khu tập thể cũ chăng mắc chằng chịt dây điện, cáp viễn thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân.

Vỉa hè ở đường Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, thuờng xuyên bị các gara ô tô, cửa hàng cửa hiệu chiếm dụng để đỗ xe và bày bán hàng hóa.

Phố Đặng Tiến Đông, đoạn giao với phố Trần Quang Diệu, rất nhiều hàng quán lấn chiếm vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường.