Thú đọc báo sớm của người Hà Nội

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Vào thời hoàng kim của báo in, những sạp báo giấy chính là hình ảnh mang biểu tượng trong văn hóa đọc của người Hà Nội. Hình ảnh cụ già với tờ báo giấy trên tay cẩn thận đọc hết các mục hay những người đi làm tranh thủ tạt qua sạp báo để đọc lướt các tin tức nóng hổi trong ngày đã từng là nét đẹp trong sinh hoạt của người Hà Nội.

Khi nhiều người còn chìm trong giấc ngủ cũng là lúc những người làm nghề phát hành báo bắt đầu bước vào một ngày làm việc mới. Để độc giả được cầm tờ báo trên tay vào mỗi buổi sáng, hàng trăm con người đã phải tất bật phân loại, vận chuyển tại các nhà in từ tờ mờ sáng. Thời buổi chỉ quẹt ngón tay một giây là đã có thể đọc báo trên điện thoại nhưng vẫn chưa hề vắng những người lặng thầm giao báo trước bình minh.

Hình ảnh cụ già đọc báo - một nét đẹp đặc trưng của Hà Nội. (Ảnh: Baodautu)

Nhiều năm qua, dọc con phố Đinh Lễ và bên thềm Bưu điện Hà Nội đã hình thành một "chợ báo giấy" hoạt động tất bật. Đều đặn vào 4 giờ sáng hàng ngày, xe chở báo từ các nhà in sẽ dừng ở cổng Công ty phát hành báo chí Trung ương trên phố Đinh Lễ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Anh Nguyễn Việt Dũng - Công ty phát hành báo chí Trung ương chia sẻ: anh đã gắn bó với công việc phát hành được 15 năm nay. Từ đây, các đại lý chia nhau các đầu báo để người phát hành và vận chuyển đưa báo đến các quầy bán báo lẻ, các cơ quan xí nghiệp trong thành phố trước khi trời sáng.

"Nghề báo của chúng tôi đặc thù là đi làm rất sớm, hầu như là từ khoảng tầm 4h30 là chúng tôi bắt đầu vào công việc. Sau khi làm xong 6h30 báo sẽ đến tay độc giả. Cái nghề này phải đi sớm và phải làm xong sớm, cho nên thời gian làm chỉ có mấy tiếng buổi sáng thôi, nhưng phải hết sức tập trung", anh Dũng chia sẻ.

Dưới ánh đèn đường tờ mờ, đội quân phát hành với khoảng 20 người đã đứng chờ sẵn. Họ nghe tiếng là nhận ra nhau, tiếng cười nói rôm rả vang cả một góc phố. Câu chuyện giữa họ dường như chỉ xoay quanh số lượng ấn phẩm hàng ngày, tính toán thu nhập để trang trải cuộc sống. Đôi khi có cả tiếng thở dài về tình hình kinh doanh báo in ngày càng suy giảm do độc giả tìm đến báo mạng nhiều hơn.

Trời chưa sáng rõ mặt người, đội quân phát hành đã cần mẫn làm việc. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)

Nhộn nhịp là thế nhưng khi có hiệu lệnh phát báo thì là ai cũng tập trung ngay vào việc của mình. Mỗi người chọn một góc vỉa hè riêng, lặng lẽ làm việc.

28 năm nay, ông Nguyễn Trọng Hà cần mẫn với công việc đưa báo mỗi buổi sáng. Ông Hà kể: "Ngày xưa thì mỗi lần World cup, các tin nhanh, thể thao, bóng đá báo bán rất chạy. Nhưng mà đến bây giờ thì tất cả số lượng đã sụt giảm bởi có báo điện tử".

4h30 sáng, khi đèn đường còn chưa tắt thì ngay từ đầu phố đã có thể ngửi thấy mùi đặc trưng của báo mới. Thành phố còn say ngủ, vậy mà nơi góc phố lại vô cùng rộn rã, tất bật phân loại, kiểm đếm đủ số lượng, ghi chép tỉ mỉ, làm công việc này yêu cầu phải thật nhanh nhưng vẫn phải chính xác. Những người làm việc giao báo đa số đã gắn bó hàng chục năm, mỗi người chuyên giao phụ trách một khu đến các cơ quan Nhà nước và đến các sạp báo nhỏ.

Không phải ai cũng được chứng kiến công việc mỗi sớm của những người giao báo. Nhưng với những người dân dậy sớm bộ hành, tập thể dục ven Bờ Hồ, không ai còn xa lạ gì với hình ảnh những người giao báo trên vỉa hè phố Đinh Lễ nữa. Từ góc vỉa hè trên phố, báo sẽ được tỏa đi khắp Hà Nội để đến tay người đọc trước 7 giờ.

Công việc giao báo đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ. (Ảnh: toquoc.vn)

Thầm lặng và miệt mài, ông Trần Văn Khánh gắn bó với công việc từ những ngày mà chiếc xe máy của ông chất đầy báo, đến giờ đây ông chỉ còn lại một nhà đặt báo: "Có những thời điểm phải dậy đi từ 3 giờ sáng để gom báo về cho đủ. Đi lúc mưa gió, rồi bão vẫn phải đi, ngập lụt cũng phải đi. Mỗi thời có một cái khó. Khó bây giờ là không có tiền, còn khó ngày xưa là nhiều việc".

Mấy năm trở lại đây, báo giấy còn một lượng nhỏ độc giả nên công việc và thu nhập giảm sút mạnh. Chị Ngọc Hoa nhà ở phố Hoa Lư cho hay, chị mới nhập cuộc với công việc này do mẹ chị ốm không thể tiếp tục được nữa. Dù chị mới vào nghề nhưng đôi bàn tay chị thoăn thoắt phân loại, lồng trang quảng cáo vào trang nội dung rất nhuần nhuyễn. Sạp báo chị đưa có số lượng khách mua khá ổn định nhưng nhiều hôm mưa to gió lớn, báo lấy về nhiều, không bán được, lỗ vốn. Có hôm mưa rào ập đến nhanh quá, chị chưa kịp dọn hàng, cả chồng báo đã ướt mèm…

Vất vả, nắng mưa dãi dầu là thế, nhưng thu nhập mỗi tháng của chị cũng chỉ được vài ba triệu. Chị Hoa tâm sự thêm: "Thế hệ chúng tôi cầm tờ báo trong tay, lật qua lật lại, cẩn thận vuốt ve và đọc ngấu nghiến từng trang. Thế hệ trẻ ngày nay dường như thoải mái hơn với những cú nhấp chuột, cái vê tay trên máy tính hay điện thoại, thế là tin tức khắp nơi đều biết được…".

Giao nhận, phân loại vận chuyển báo nhìn tưởng dễ nhưng thực ra công việc đòi hỏi người làm phải thật sự chuyên tâm và tập trung để tránh nhầm lẫn. Sau khi sắp xong các tờ báo, mọi người ghi chép cẩn thận lại để nắm được khối lượng đầu báo đã chia. Công việc phải thức dậy sớm nhưng trung bình mỗi tháng, thu nhập của họ chỉ từ 2-4 triệu đồng. Những người đã về hưu tham gia công việc này có chung nhận định, thu nhập không cao nhưng họ làm vì ở đây được gặp gỡ và giao lưu với mọi người.

Đi dọc các con phố, những sạp báo giấy ven đường ngày một hiếm thấy. Trong dòng chảy hối hả ngược xuôi của phố phường, một sạp báo giấy khiêm tốn nằm ở góc phố nào đó luôn là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều người, đặc biệt với những người làm công việc giao báo…

Những sạp báo giấy ngày một thưa dần. (Ảnh: Báo Lao động)

Từ Trung tâm phát hành báo, các đầu báo sẽ được người phát hành mang đi khắp phố phường Hà Nội để trước 7 giờ sáng, những bạn đọc báo in truyền thống vẫn có các trang báo còn thơm mùi giấy, chậm rãi đọc tin tức như một cách để chào ngày mới và lưu giữ nét văn hóa đọc xưa cũ vẫn đang tồn tại song hành trong cuộc sống hiện đại của người Hà Nội.

Công việc của những người giao báo ít dần bởi đã có nhiều cách hơn để công chúng tiếp cận thông tin. Đọc báo giấy mỗi sáng vốn từng là một nét đẹp trong đời sống của người dân Thủ đô, nhưng giờ đây nó chỉ còn là thói quen của những người già thế hệ trước.

Ngày nay, báo giấy không còn là sự lựa chọn hàng đầu của lượng lớn độc giả, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sống riêng biệt của chúng. Đâu đó vẫn còn hình ảnh những tờ báo giấy gắn liền với đời sống thường nhật của người dân Thủ đô. Lựa chọn báo giấy vì lưu giữ được lâu, vì tin tưởng và hơn cả, đó là cái thú vị mong chờ mỗi sáng của nhiều người. Ngay trên vỉa hè, bên cốc trà đá hay nhâm nhi tách cà phê, họ vừa cập nhật tin tức trên các đầu báo, vừa tận hưởng một không khí rất Hà Nội cho riêng mình.

User
Ý KIẾN

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.

Hà Nội đang vào thu, tiết trời đẹp nhất năm. Tại các tuyến phố Phan Đình Phùng, Thụy Khuê, Yên Phụ xuất hiện nhiều xe chở hoa xếp hàng dài bên lề đường, thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Dù các cơ sở sản xuất, các xưởng làm nghề truyền thống đã dần chuyển ra khỏi nội đô, nhưng trong những con phố cổ ở Hà Nội vẫn có nhiều nhà giữ lại nghề truyền thống, trong đó có nghề làm hương.

Đường Thanh Niên luôn là một trong những địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến thăm Hà Nội. Khi chiều tà, con đường thơ mộng đến khó tả.

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Những năm qua ở Hà Nội xuất hiện một biến tấu của phở, đó là phở cuốn. Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi mang hương vị vừa lạ, vừa quen.

Đầu tháng 9, Hà Nội chịu sự tàn phá nặng nề của bão số 3 khiến nhiều khu vực bị ngập nặng, hàng vạn cây xanh bị bung rễ, bật gốc, gãy cành. Thế nhưng giờ đây, hệ thống cây xanh của thành phố đang dần được hồi sinh, những chồi non bắt đầu vươn lên giữa nắng vàng.

Thu đến là khi các góc phố cổ khoác lên mình vẻ đẹp nhẹ nhàng, lãng mạn, cây cối dần chuyển sang sắc vàng dịu mắt. Những con phố cổ trầm mặc trong nắng thu hòa cùng cái se lạnh của gió đầu mùa. Tất cả đều khiến lòng người trở nên yên bình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đó chính là lý do khiến mùa thu Hà Nội luôn chạm đến trái tim của bất cứ ai. Một mùa thu đầy sắc màu, hương vị và cảm xúc khiến ai cũng muốn quay về.

Dù công việc ở cơ quan khá bận rộn, nhưng những người phụ nữ làm công sở vẫn luôn cố gắng sắp xếp công việc và giờ giấc khoa học để vừa có thể đảm bảo cho bữa cơm tối được đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng, vừa tạo cảm giác thoải mái và ấm cũng bên những người thân yêu của mình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Nếu đã sống đủ lâu và đủ gắn bó với Thủ đô chúng ta có thể nhận ra những mùi hương đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Hãy để khứu giác và trí tưởng tượng của bạn bay bổng cùng những mùi hương riêng có đó để cùng cảm nhận sự thú vị tuyệt vời của mùa thu Hà Nội.

Khác với thời ông bà, cha mẹ mình, ngày nay, người trẻ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội để trải nghiệm nhiều thức trà đa dạng của Việt Nam.

Cơn bão số 3 đã làm hư hại nhiều cây xanh và công trình chiếu sáng. Sau hai tuần tập trung khắc phục, vườn hoa Bác Cổ đã được thu dọn, chỉnh trang sạch đẹp.

Cốm xanh là tặng vật của đất trời, là đặc sản của 36 phố phường Hà Nội. Với những ai có tình yêu đặc biệt với mùa thu Hà Nội chắc chắn không thể bỏ qua món ăn nức tiếng này.

Sau những ngày mưa lũ, nhiều xưởng sửa chữa ô tô ở Hà Nội bận rộn hơn do lượng phương tiện bị ngập nước hỏng hóc khá nhiều.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Nhắc đến những con phố ẩm thực ở Thủ đô, chắc chắn phải kể tới phố Tống Duy Tân, một trong số những tuyến phố ẩm thực đầu tiên tại Hà Nội, nơi quy tụ những món ẩm thực đường phố lâu đời ở Thủ đô như bánh cuốn, gà tần, xôi, cháo, phở, ốc luộc, bún đậu...

Cốm xanh, thức quà đậm hương Hà Nội giờ đây đã được biến tấu thành nhiều món ăn hấp dẫn, hợp gu cả người trẻ lẫn người già.

Mùa thu đang đến cũng là lúc những trái hồng được bày bán khắp các khu chợ ở Hà Nội.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.

Lang thang phố bây giờ khó thư thả lắm. Đường mở ra, nhưng người đông, xe nhiều quá. Thèm được thấy học trò các lứa tuổi cắp sách đi bộ trên hè tới trường, đi bộ giẫm lên những hạt cây cơm nguội lách tách...

Các em nhỏ Trường Tiểu học Trung Yên (Hà Nội) trao gửi tình cảm yêu thương chân thành của mình đến những người bạn vùng bão lũ đang phải gồng mình lấy lại cuộc sống bình yên.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám Âm lịch, ngày Tết Trung thu.Tết Trung thu ở Hà Nội luôn có màu sắc rất riêng rộn rã, tưng bừng: có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu cùng những màn múa lân, sư tử... Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng 100 năm trước sẽ cho ta thấy những khoảnh khắc đón Trung thu nơi phố cổ cách đây hơn một thế kỷ, những góc nhìn chân thực về một Hà Nội cổ kính, xa xưa.

Điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt, chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi ả là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách... Chính những điều ấy mới làm cho Hà Nội vô cùng đặc biệt vào những lúc tháng 9 như thế này.

Cơn bão Yagi đã làm ngập úng hàng ngàn cây đào, biểu tượng của mùa xuân Hà Nội, ở làng đào Nhật Tân.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Tết Trung Thu không chỉ là dịp để trẻ nhỏ thỏa thích tận hưởng những món ăn và đồ chơi truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình xum họp, bày tỏ tình cảm ấm áp, thân thương dành cho nhau. Sự gắn kết tình thân quý giá ấy đã tô đậm thêm nét đẹp văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc của dân tộc, tạo nên một không khí Tết Trung thu - Tết đoàn viên rộn ràng, đầy hào hứng. Những ngày sát tết Trung thu, các cửa hàng bán bánh nướng bánh dẻo luôn tất bật. Người mua bánh thắp hương, người mua bánh làm quà, người lại mua để thưởng thức.

Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại có mặt khắp phố phường Hà Nội. Món quà dân dã thanh tao này khiến bất kỳ ai thưởng thức qua cũng nhớ mãi.

Ngay sau khi cơn bão số 3 đi qua, chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Hà Nội đã nhanh chống, nỗ lực, bất kể ngày đêm dọn dẹp, chỉnh trang đường phố. Những việc làm đầy tự giác, trách nhiệm này là minh chứng cho thấy, người Hà Nội dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vì một Thủ đô luôn tươi xanh, sạch đẹp, văn minh.

Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.

Trong suốt thời gian xảy ra bão số 3 và hoàn lưu bão, hoạt động tại nhiều nơi tại Hà Nội đôi phần gián đoạn. Ngày hôm nay, trời đã trong xanh trở lại, mọi thứ dần nhộn nhịp, trở lại cuộc sống ngày thường.

Hà Nội những ngày này, nước lũ dâng cao nhiều nơi do lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ xuống. Đến làng Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm những ngày mưa lũ, không khó để bắt gặp không khí khẩn trương ở các xưởng làm thuyền tôn.

Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.

Ở Hà Nội có một khu phố ẩm thực dành riêng cho sinh viên, thường được gọi bằng cái tên “Phố Bách Kinh Xây” (tên gọi tắt của 3 trường đại học là Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân và Xây dựng). Đến đây, các sinh viên không chỉ gọi được những món ăn hợp khẩu vị, mà giá thành cũng rất phù hợp với túi tiền của những người trẻ.

Miến lươn vốn là đặc sản của Hà Nội được nhiều người ưa thích. Hà Nội bây giờ không thiếu những hàng miến lươn, nhưng những quán miến lươn chuẩn Hà Nội lúc nào cũng đông khách.

Đã hàng chục năm nay, những buổi biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm.. tại khu vực phố cổ luôn thu hút đông đảo người xem, những buổi biểu diễn này dã gieo tình yêu nghệ thuật truyền thống vào lòng khán giả Thủ đô, tạo ấn tượng sâu sắc về văn hóa cho du khách trong và ngoài nước.

Cuối tuần, thay vì đi du lịch hay đến các khu vui chơi, nhiều người chọn những hoạt động trải nghiệm thực tế tại các xưởng gốm để có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu đồ gốm theo cách riêng của mình.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm của bão số 3, ngay từ khi bão còn ở xa đất liền, người dân hà Nội đã chủ động đề phòng, chuẩn bị ứng phó với thiên tại. Trước khi siêu bão đổ bộ, nhịp sống Hà Nội dường như hối hả hơn mọi ngày.

Tháp Hòa Phong, một di tích lịch sử bên hồ Gươm, vừa được khoác lên mình diện mạo mới với hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại.

Mùa thu Hà Nội nhẹ nhàng, lãng mạn và trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao nghệ sĩ. Thủ đô báo hiệu mùa thu bằng tiết trời mát mẻ, đường phố phủ đầy lá vàng và thoang thoảng đâu đây mùi thơm hoa sữa.

Mùa thu năm nào cũng tựu trường, nhưng cuộc đời mỗi đứa trẻ chỉ có duy nhất một lần được dự Lễ khai giảng lớp 1, lễ khai giảng đánh dấu bước đầu tiên của quãng đời học sinh tươi đẹp.

Người chơi môn thể thao nhảy dù phải trải qua quá trình huấn luyện dài, khắt khe để được bay trên bầu trời, ngắm nhìn đất nước từ trên cao.

Hà Nội đang trong những ngày đầu thu. Những cơn gió nhè nhẹ man mát đã bắt đầu thổi tới. Rồi thì sấu chín, hương thị thơm lựng và cốm xanh...