Thủ tục pháp lý khi xin cấp phép dự án đầu tư | Truyền thông pháp luật | 25/11/2023
Luật Đầu tư 2020 với nhiều điểm mới đã được xây dựng và đổi mới theo hướng cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục, góp phần tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư. Trong đó, đối với Hà Nội, ngoài các thủ tục pháp lý theo quy định hiện hành, doanh nghiệp cần tìm hiểu chủ trương thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án chất lượng cao, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh bền vững.
TIN LIÊN QUAN
Để doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ Hiệp định EVFTA | Truyền thông pháp luật | 21/10/2023
Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn | Truyền thông pháp luật | 28/10/2023
Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở | Truyền thông pháp luật | 04/11/2023
Những lưu ý về chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản | Truyền thông pháp luật | 11/11/2023
Vấn đề quỹ bảo trì nhà chung cư | Truyền thông pháp luật | 18/11/2023
Ý KIẾN
Việc thành lập quỹ bảo trì nhà chung cư được Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 30 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, việc quản lý quỹ này chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng tranh chấp trở thành một trong những mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân. Điều này đòi hỏi phải có quy định về quản lý, xác định nguyên tắc quản lý quỹ này trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Hiện nay, một số tình trạng kê khai bất động sản không đúng với giá trị thực tế để được hưởng lợi về thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ... đã gây ra thất thu thuế, bất bình đẳng, gây hệ lụy đối với cả người mua lẫn người bán trên thị trường. Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã tăng cường giải pháp, vừa chống thất thu cho ngân sách, vừa tạo môi trường minh bạch cho thị trường bất động sản.
Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 được thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, công tác hòa giải ở cơ sở từng bước phát huy vai trò và tác dụng trong cộng đồng dân cư, đời sống xã hội, phát huy bản sắc văn hóa, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí của nhà nước và nhân dân.
Kinh tế tuần hoàn hiện là mô hình kinh tế đáp ứng yêu cầu về giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo con đường này, trong đó doanh nghiệp là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, xây dựng chính sách. Các chính sách cũng được xây dựng lồng ghép với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.
Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đang mang lại những lợi ích to lớn cho đất nước ta. Đã có 16 Hiệp định thương mại tự do được ký kết và triển khai, có những FTA tác động sâu rộng như EVFTA. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những cơ hội FTA mang lại, doanh nghiệp cần phải chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng.
Ngày 05/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, hướng đến việc tạo dựng một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Để đạt được mục tiêu đó, thu hút và trọng dụng nhân tài là một trong những khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề này vẫn còn một số hạn chế, chưa thể áp dụng được sâu rộng. Do đó, cần có sự nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện cơ chế này trong tương lai.
Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, các quyết định pháp lý về khởi sự kinh doanh đã được xây dựng theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, giảm khối lượng thông tin cần kê khai và giảm số lượng cơ quan nhà nước cần tiếp xúc.
Hàng loạt hiệp định thương mại tự do được đưa vào thực hiện những năm qua đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Làm gì để tận dụng tối đa những lợi thế từ các Hiệp định thương mại này, đây sẽ là nội dung chính trong chương trình hôm nay.
Sau hơn 10 năm đi vào cuộc sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2012 đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác quản lý của Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc, đòi hỏi phải sớm sửa đổi Luật Thủ đô cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô. Trong đó, đặc biệt cần phân cấp, phân quyền và tăng chính sách đặc thù, để Thủ đô có thể phát triển bứt phá.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Sự tăng trưởng nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp cùng với những lỗ hổng trong công tác quản lý, giám sát đã tạo ra nhiều hệ lụy, bất cập, làm mất lòng tin của nhà đầu tư.
Chính sách giảm thuế VAT thúc đẩy lưu thông hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng ổn định kinh tế là nội dung chính trong chương trình truyền thông pháp luật hôm nay.
Từ đầu năm tới nay, ngân hàng Nhà nước đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, với mục tiêu tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Công tác phòng chống tham những thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Để thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển, hệ thống chính sách hỗ trợ đang được hoàn thiện bổ sung, trong đó có các chính sách cơ bản về thuế, tín dụng, đất đai và đào tạo nguồn lực.
Chưa hoàn thiện các quy định về quy hoạch quản lý và phát triển đô thị Hà Nội là một trong những bất cập hạn chế cơ bản, tạo ra nhiều vướng mắc khiến Hà Nội không thể giải quyết được sau hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô 2012.
Theo quy định tại điều luật PCCC, doanh nghiệp cần có đủ điều kiện phương tiện đáp ứng phục vụ nhiệm vụ PCCC. Các hoạt động cũng như các tiêu chuẩn về PCCC sẽ được các lực lượng chứng năng kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Với nhiều chính sách mới mang tính đột phá, luật bảo vệ môi trường 2020 được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến lớn trong công tác bảo vệ môi trường tại nước ta. Thực thi nghiêm túc Bộ luật này, đòi hỏi ý thức trách nhiệm và hành động của doanh nghiệp. Đây là nội dung được đề cập trong chương trình "Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa" phát sóng ngày hôm nay.
Ngày 18/2/1998 Bộ chính trị khoá 8 đã ban hành chỉ thị số 30/CTTƯ về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.... Đây là nội dung chính của buổi toạ đàm trong chương trình 'Truyền thông pháp luật' phát sóng ngày hôm nay.
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam và thế giới đem lại những cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế số. Song hành với sự phát triển này là xây dựng hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử.
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam cũng như trên thế giới đem lại cơ hội, sự tiện dụng cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Song hành với sự phát triển này là sự hoàn thiện về hành lang pháp lý, tạo thuận lợi cho việc quản lý, giám sát, hạn chế tối đa gian lận, thương mại. Đây cũng là nội dung được đề cập trong chương trình "Truyền thông pháp luật" phát sóng ngày hôm nay.
Đấu giá quyền sử dụng đất được xem là một trong những nguồn thu chính cho ngân sách của các địa phương. Nhưng với sự đi xuống của thị trường nhà đất thời gian qua, cùng với những quy định pháp lý chưa đồng bộ, thống nhất khiến công tác này còn nhiều khó khăn.
Pháp luật đã dành những bản án nghiêm khắc cho những kẻ đã gây ra cảnh bạo hành chính những đứa con trong gia đình. Kẻ thủ ác đã phải trả giá, nhưng những tâm hồn bé nhỏ kia còn mãi những nỗi đau. Nạn bạo hành trẻ em đang có xu hướng gia tăng, trong đó những kẻ thủ ác đa số lại chính là người thân trong gia đình. Bạo hành trẻ em không chỉ là vấn đề cần giải quyết của một ngành, một cấp, một gia đình...mà là vấn đề cần có sự vào cuộc của cả xã hội.
Cùng với những thay đổi qua các thời kỳ, nhìn chung, chính sách BHXH tại Việt Nam đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống cho người lao động, góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng tài sản công. Đây là vấn đề không còn là mới với các nước trên thế giới và luôn nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Thủ đô đã từng bước đi vào cuộc sống, có tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Luật vẫn thiếu những quy định mang tính đặc thù, đột phá đúng với vị trí vai trò của Thủ đô, nhằm tạo thể chế thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô có ý nghĩa hết sức quan trọng cho tiến trình phát triển tương lai.
Thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030, đề án đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ hoàn thành việc kết nối tích hợp hệ thống xác thực định danh điện tử của Bộ Công an với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Với tài khoản định danh điện tử, công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công, giao dịch tài chính. Để làm rõ hơn về những lợi ích mà tài khoản định danh điện tử mang lại, chương trình hôm nay sẽ cùng trao đổi với Thiếu tá Nguyễn Thành Lâm - Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội, về vấn đề này.
Dự án xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm Quốc gia được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 56/2022/QH15. Dự án có chiều dài 112,8 km đi qua thành phố Hà Nội và hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng. Trên địa bàn TP. Hà Nội, dự án vành đai 4 đi qua 6 huyện và một quận với tổng chiều dài 58,2 km. Để tạo được sự đồng thuận trong việc thực hiện dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi theo quy định và đặc thù của dự án, với sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội.
Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, đã có những sự sửa đổi, tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều bất cập cần tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
0