Thủ tướng dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng nay 19/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022)

Thưa các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước!

Thưa các đồng chí đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương!

Thưa toàn thể các nhà giáo!        

Hôm nay, tại Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) - ngày hội của các thế hệ thầy giáo, cô giáo, những người luôn hết mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả, được cả xã hội biết ơn, kính trọng và tôn vinh.

Trong không khí đầy ý nghĩa đó, chúng ta bùi ngùi tưởng nhớ những người thầy với nhân cách lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền giáo dục nước nhà như thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Văn Huyên…; chúng ta thành kính tri ân những nhà giáo liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; chúng ta nhớ tới tấm gương sáng hết lòng vì học sinh thân yêu của thầy Nguyễn Ngọc Ký…, những nhà giáo chiến sĩ mang quân hàm xanh, những thầy, cô ngày ngày vượt suối đèo, mang con chữ đến với các cháu ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn …

Trong ngày kỷ niệm long trọng và thiêng liêng này, chúng ta dành tình cảm thành kính nhất, sự biết ơn sâu sắc nhất với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người thầy giáo vĩ đại đã cống hiến đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tất cả tình cảm, sự tri ân sâu sắc, tôi thân ái gửi tới các thế hệ thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền Tổ quốc lời chào trân trọng, lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thưa các nhà giáo thân mến!

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, văn hoá và con người Việt Nam. Mỗi người chúng ta đều nhớ những câu ca dao, tục ngữ về sự tôn trọng và biết ơn các thầy cô giáo: "Con ơi nhớ lấy câu này - Ơn cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên"; "Một kho vàng không bằng một nang chữ".

Chủ tịch Hồ Chí Minh - "Nhà giáo dục vĩ đại" khai sinh và đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam mới luôn quan tâm xây dựng, phát triển nền giáo dục nước nhà. Người chỉ rõ nạn dốt là một trong ba thứ giặc, đồng thời khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Trong những năm tháng chiến tranh đầy cam go, ác liệt nhưng với tinh thần "Ở đâu có dân, ở đó có lớp học", "Giải phóng đến đâu, giáo dục phát triển tới đó", các nhà giáo cách mạng với tâm huyết, trách nhiệm đã vượt biết bao gian nan, hiểm nguy để dựng trường, mở lớp, chăm lo sự nghiệp trồng người. Trong công cuộc đổi mới, xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách pháp luật và đã đạt được những kết quả quan trọng về tư duy, nhận thức, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện; về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta những năm qua được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải cao tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Quản lý, quản trị đại học có bước đổi mới, tự chủ đại học được thúc đẩy, một số trường của Việt Nam được xếp vào tốp 500 trường đại học tốt nhất châu Á và tốp 1.000 trường tốt nhất thế giới. Giáo dục nghề nghiệp ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, nhiều năm liền Việt Nam nằm trong TOP 3 quốc gia có thành tích cao nhất tại cuộc thi Kỹ năng nghề ASEAN.

Hơn hai năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 nhưng nhiều mô hình, phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, nhất là dạy học trực tuyến đã được triển khai với tinh thần "tạm dừng đến trường, không dừng việc học"; tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng, được nhân dân ghi nhận, xã hội đánh giá cao.

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp chúng ta tri ân hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước và biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo luôn cống hiến thầm lặng, bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai. Nhiều thầy cô đã vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, hy sinh, tâm huyết với nghề; có những thầy cô đã hiến dâng cả tuổi xuân, trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, một lần nữa tôi xin bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp trồng người hết sức cao cả và vinh quang.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Thưa các đồng chí và các thầy, cô giáo!

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều thời cơ, vận hội, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thử thách mới. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo của chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục.

Đại hội XIII của Đảng xác định: "Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài…"; "Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế…"; "Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam".

Để đạt được những mục tiêu này, cần xác định rõ, giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp với quy luật khách quan. Tôi xin chia sẻ, lưu ý một số nội dung sau:

Đối với đội ngũ nhà giáo

- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu". Mỗi thầy, cô giáo phải xem nhiệm vụ giáo dục là cao cả, đặt toàn bộ tâm huyết, lương tâm, sự hiểu biết sâu sắc và trách nhiệm vào công việc với phương châm xuyên suốt là lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường làm nền tảng, thầy cô giáo làm động lực; là người truyền cảm hứng, lòng yêu nước; chấp nhận sự khác biệt, tôn trọng sự đa dạng, phát huy cao nhất sở trường, năng khiếu của mỗi học sinh, tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp giáo dục cao cả của đất nước.

- Tôi mong rằng các thầy cô luôn đề cao ý thức rèn đức - luyện tài, yêu nghề - yêu người; không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, sáng tạo, linh hoạt, có cách tiếp cận mới trong dạy và học; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, mang lại luồng sinh khí, làn gió mới với sức thuyết phục cao trong mỗi bài giảng, qua đó góp phần bồi dưỡng thế hệ tương lai của đất nước vừa hồng vừa chuyên với tinh thần yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu.

- Đẩy mạnh xây dựng và triển khai có hiệu quả mô hình "Trường học An toàn - Thân thiện - Bình đẳng", phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa thầy với thầy, thầy với trò, với phụ huynh học sinh. Các thầy cô phải là tấm gương sáng cho học sinh về tình yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm; về nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; về khát vọng cống hiến, nỗ lực vượt khó; về đạo đức, tác phong, lối sống, tính nhân văn, nhân ái, tinh thần đoàn kết, kỷ luật kỷ cương...

- Bên cạnh đó, các thầy, các cô phải như người cha, người mẹ thứ hai, thường xuyên quan tâm tới tâm, sinh lý, nguyện vọng chính đáng của các cháu; khơi gợi, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ, tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, năng lực sáng tạo của học sinh phù hợp với sự phát triển của đất nước và tiến bộ xã hội trong điều kiện mới.

Đối với phụ huynh và học sinh

Tất cả chúng ta đều muốn dành sự tri ân và biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô. Từ xa xưa, cha ông ta có câu: "Muốn sang thì bắc cầu kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" để nhắn nhủ chúng ta phải luôn tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, đồng hành với thầy cô; đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng dạy dỗ các cháu trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của xã hội. Đối với các em học sinh, tôi mong rằng, các em hiểu được tình cảm, sự hy sinh, vất vả, cống hiến hết mình của các thầy cô để cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn đức, luyện tài, nâng tầm tri thức để mang lại niềm vui, tự hào, hạnh phúc cho các thầy cô.

Đối với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương

- Tiếp tục chủ động quán triệt, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục-đào tạo, nhất là Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

- Ban hành và triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 theo hướng xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, phát triển toàn diện con người Việt Nam.

- Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030; phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập; chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn với việc làm, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tiễn, tương xứng với lao động đặc thù của nhà giáo. Chăm lo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần, nhất là cho giáo viên mầm non, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên giảng dạy các ngành nghề đặc thù, nặng nhọc, độc hại…, để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và cống hiến. Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định về phụ cấp ưu đãi giáo viên phù hợp với tinh thần đất nước và cân đối chung với các ngành nghề khác.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà giáo là chuyên gia đầu ngành ở các trường đại học, viện nghiên cứu và cán bộ quản lý giáo dục, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên trong thời gian tới. Sớm có giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non. Tuyển dụng đủ số lượng, cơ cấu và đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên. Xây dựng chính sách thu hút người giỏi vào học ngành sư phạm.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách, triển khai tự chủ giáo dục theo lộ trình nhưng vẫn phải bảo đảm để tất mọi người đều có quyền tiếp cận với nền giáo dục ưu việt của nước nhà, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tích cực đổi mới sáng tạo. Tăng cường hội nhập quốc tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

- Thực hiện quản trị trường học theo hướng hiện đại, thông minh. Phát huy dân chủ, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo trong xây dựng và phát triển nhà trường. Chú ý đảm bảo an ninh, an toàn, xây dựng môi trường văn hóa, phòng chống bạo lực học đường.

- Các bộ, ban, ngành, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tiếp tục dành cho ngành Giáo dục sự quan tâm sâu sắc, sự hỗ trợ hiệu quả, thiết thực hơn nữa. Tập trung và huy động các nguồn lực đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất trường học, điều kiện tốt nhất cho công tác dạy và học, giải quyết tình trạng thiếu trường học, nhất là ở các khu công nghiệp và thành phố lớn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng khó khăn.

Thưa các đồng chí và các nhà giáo thân mến!

Hôm nay, tất cả chúng ta đều muốn dành tình cảm, sự biết ơn, lời chúc, nụ cười, những đóa hoa tươi thắm đến tất cả các thầy cô giáo trên mọi miền của Tổ quốc. Các thầy cô đã, đang và sẽ mãi là tấm gương, là người gieo mầm, là người chăm sóc, là người nuôi dưỡng những hạt giống tâm hồn, để những hạt mầm của đạo đức, nhân cách, tri thức, sự tử tế… luôn tỏa sáng, để xã hội ngày càng tốt đẹp, đất nước Việt Nam "Sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, tôi tin tưởng rằng với nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, nhiệt huyết nhiều hơn, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm hơn, đội ngũ các nhà giáo sẽ khắc phục mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu trở thành người thầy giáo tốt, thực sự là hình mẫu cho người học, để nghề dạy học luôn được tôn vinh, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá, là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo, góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc, ấm no, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chúc các đồng chí cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành công. 

Xin trân trọng cảm ơn!   

User
Ý KIẾN

Sau ngày thi vào lớp 10 công lập khoảng 1 - 2 tuần, ít nhất 27 địa phương đã thông tin về lịch công bố điểm.

Thí sinh phải hoàn thành bài thi 3 môn Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2024 - 2025. Điểm xét tuyển vào hệ chuyên bằng tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + điểm bài thi chuyên (hệ số 2)

Ngày 10/6, hơn 11.000 thí sinh thi vào lớp 10 tiếp tục cuộc đua để giành suất vào bốn trường THPT chuyên của Hà Nội.

Sáng 10/6, hơn 11.000 học sinh Hà Nội có nguyện vọng đăng ký sẽ tiếp tục chinh phục các bài thi môn chuyên.

Chậm nhất ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm bài thi của thí sinh trên cổng thông tin điện tử của Sở, cổng tuyển sinh đầu cấp của thành phố Hà Nội.

Với tinh thần học viên quân y không chỉ là nơi học tập trở thành bác sĩ mà cần tích cực nghiên cứu khoa học phục vụ đắc lực cho sự nghiệp trị bệnh cứu người, Học viện Quân y đã tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024.

Trong những ngày này, học sinh của nhiều tỉnh, thành phố đang tham gia vào kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10, một kỳ thi căng thẳng bởi số trường công lập thì ít trong khi thí sinh lại nhiều. Nhận thức được độ khó của kỳ thi và cũng để phù hợp sở trường, nhiều học sinh đã lựa chọn mô hình 9+.

Bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 9/6, thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập ở Hà Nội sẽ làm bài thi cuối cùng, đó là môn Toán với thời gian làm bài là 120 phút, theo hình thức tự luận. Cơn mưa sớm nay tại nhiều nơi khiến việc di chuyển tới điểm thi của các sĩ tử gặp đôi chút khó khăn.

Ghi nhận chung, công tác coi thi năm nay được các điểm thi triển khai nghiêm túc, đúng quy chế và bảo đảm an toàn, không có sự cố nào về lộ, lọt đề thi.

Hàng loạt các hoạt động phong phú được tổ chức trong ngày khép lại năm học 2023 - 2024 của học sinh hệ thống trường TH School với tinh thần “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”.

Sau buổi thi môn Ngữ văn, thí sinh sẽ tiếp tục làm bài thi môn Ngoại ngữ vào chiều nay (8/6). Theo ghi nhận thí sinh tập trung tại điểm thi lúc 13 giờ.

Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong bài thi môn Ngữ văn diễn ra sáng nay (8/6), có hai thí sinh mang điện thoại vào phòng thi bị lập biên bản, xử lý kỷ luật.

Theo báo cáo nhanh của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kết thúc buổi thi đầu tiên - môn Ngữ văn, tỷ lệ thí sinh dự thi đạt 99,57%, vắng 448 thí sinh. Có hai thí sinh vi phạm quy chế do mang điện thoại vào phòng thi.

“Phần nghị luận văn học đã đặt ra câu hỏi rất hay, mở cho học trò một đáp án rộng, một dư địa để các em thể hiện được cái tôi của mình”. Đó là nhận định của Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết - người có 38 năm kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ Văn cấp THCS-THPT và là tác giả cuốn tài liệu ôn tập Ngữ Văn của NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

“Vui”, “Vừa sức”, "Trúng tủ" – đó là những nhận xét của các thí sinh đầu tiên khi hoàn thành bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10. Đề thi năm nay có ngữ liệu xoay quanh bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu.

Hà Nội có 10 thí sinh đang điều trị y tế và gặp tai nạn. Các điểm thi đã bố trí phòng thi riêng cho mỗi em, đồng thời các phương án hỗ trợ tốt nhất được triển khai.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 9 quy định về công khai trong hoạt động của các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Sáng nay 8/6, hơn 106.000 thí sinh Hà Nội bước vào ngày thi đầu tiên, với môn thi đầu tiên là môn Ngữ văn. Ngành giáo dục Thủ đô đã huy động gần 15.500 lượt cán bộ, giáo viên tham gia công tác coi thi trong sáng nay.

Ngày 8/6, tại Hà Nội, kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025 sẽ chính thức bắt đầu. Hơn 100 nghìn thí sinh đã đến làm thủ tục và nghe quy chế tại 201 điểm thi.

Sáng 7/6, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 – 2025 của TP.HCM bước vào môn thi thứ ba là môn Toán. Đây cũng là môn thi cuối của kỳ thi năm nay, với hơn 98.000 thí sinh đã hoàn tất phần thi của mình.

Toàn thành phố không được chủ quan, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT là những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà tại buổi kiểm tra đột xuất sáng 7/6 tại quận Hoàng Mai.

Năm nay, 100% học sinh được yêu cầu có mặt làm thủ tục dự thi, tránh trường hợp đến nhầm điểm thi vào ngày thi chính thức.

9 vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi là bút viết, thước kẻ, bút chì, tẩy chì, ê ke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat Địa lí Việt Nam.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, trong số 10 thí sinh sẽ được hỗ trợ đặc biệt trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, có 8 em bị gãy tay, không thể tự làm bài thi.

Trong những kỳ thi trước, không chỉ thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi cử mà hành vi này diễn ra với cả giáo viên và phụ huynh.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TP.HCM sẽ chính thức diễn ra trong hai ngày 6 và 7/6. Sáng 5/6, thí sinh đến trường để làm thủ tục dự thi.

Xây dựng phương án, chủ động ứng phó với các tình huống phát sinh, nhằm đảm bảo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 được diễn ra an toàn và tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh là yêu cầu của Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố năm học 2024 - 2025 tại buổi kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi trên địa bàn quận Hai Bà Trưng vào sáng ngày 5/6.

Theo thông tin từ Bộ Công an, học sinh tham dự kỳ thi của các trường được sử dụng ứng dụng VNeID thay vì chỉ dùng căn cước bản cứng.

Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đơn vị chức năng đang huy động các nguồn để kỳ thi lớp 10 năm 2024 diễn ra an toàn, hiệu quả, đặc biệt trong việc phòng chống gian lận bằng thiết bị công nghệ cao.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ báo cáo về sự việc 6 học sinh bị thương khi đang biểu diễn văn nghệ tại nhà văn hóa.

Công tác chuẩn bị cho kỳ thi lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 đến thời điểm này đã cơ bản hoàn tất, nhằm đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, tạo thuận lợi nhất cho thí sinh.

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chưa đến 9% trường học trên cả nước có bể bơi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện thể lực thể thao cho học sinh, nhất là trong công tác phòng, chống đuổi nước.

Tỉ lệ chọi năm 2024 giảm nhẹ với năm 2023 nhưng vẫn ở mức so với các năm trước, trong đó, Ngữ văn có tỷ lệ chọi cao nhất là 13,3.

Cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP (ACP World Championship) mùa giải 2024 đã tìm được ba gương mặt sẽ đại diện cho đội tuyển ACP Việt Nam tranh tài tại Vòng chung kết thế giới diễn ra tại California, Hoa Kỳ, vào tháng 7/2024.

Năm học 2024-2025, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam tiếp tục điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tái bản dành cho lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11, đồng thời xây dựng giá bán sách các lớp 5, 9, 12.

Đồng hành cùng học sinh Thủ đô trong kỳ thì tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm nay, chương trình Tiếp sức mùa thi chú trọng hơn tới việc truyền kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm với những “gia sư” và “người truyền cảm hứng” thế hệ Gen Z.

Các đơn vị không tiếp nhận học sinh trái tuyến khi nhà trường đã đủ chỉ tiêu được giao; các nhà trường không được tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1 và khảo sát học sinh đầu năm học.

Dù mới bước vào những ngày nghỉ hè đầu tiên, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhan nhản các quảng cáo khóa học kỹ năng. Nhiều phụ huynh vì mong muốn con được tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng sống đã sập bẫy lừa đảo.

Bằng việc làm thay, nhiều bậc cha mẹ đã vô tình lấy mất đi của con trẻ rất nhiều cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ và hình thành tính trách nhiệm trong nhân cách của mình.

Chưa đầy một tuần nữa, tại Hà Nội sẽ diễn ra kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. Công tác ôn tập cho học sinh, chuẩn bị cho tổ chức kỳ thi được Ban chỉ đạo thi và tuyển sinh thành phố và các quận, huyện, thị xã cùng các nhà trường đặc biệt quan tâm.

Gần đây, Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Việc trang bị kiến thức kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho em các em nhỏ hay người dân đều được xem là giải pháp hữu ích giúp mỗi người bình tĩnh xử lý tình huống khi gặp phải sự cố.

Không phân biệt môn chính, môn phụ mà đều được đánh giá công bằng như nhau, cùng với đó là không còn hiện tượng học sinh đạt xuất sắc một môn học, vì thế việc khen thưởng theo Thông tư 27 được triển khai sau 4 năm đang mang lại tín hiệu tích cực trong đánh giá cuối năm.

Đoàn giáo viên, học sinh các trường học của Singapore vừa có chuyến giao lưu với một số trường học trên địa bàn Hà Nội trước kỳ nghỉ hè.

Từ tháng 9/2024, trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí khi học tại trường mầm non công lập.

Phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã cho biết đang khẩn trương nhận bàn giao “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025” cho học sinh thuộc đơn vị mình.

Với mong muốn khơi dậy cảm xúc và sự sáng tạo nghệ thuật cho các em thiếu nhi, cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” dành cho các bé từ 3 đến 7 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo ra một sân chơi thú vị, bổ ích.