Thủ tướng Phạm Minh Chính lần đầu tiên thăm chính thức Campuchia: Sự kiện quan trọng và nhiều ý nghĩa
Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022, Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 08-09/11/2022, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan từ ngày 10-13/11/2022.
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Campuchia.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã có nhiều cuộc điện đàm và gặp gỡ tại nhiều sự kiện, diễn đàn khác nhau. Chuyến thăm càng có ý nghĩa trong bối cảnh năm 2022 cũng là năm kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.
"Gian nan mới biết bạn hiền, hoạn nạn mới hiểu lòng nhau"
Sự gần gũi về địa lý cùng với những nét tương đồng về văn hóa lịch sử là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Campuchia vun đắp và phát triển một trong những mối quan hệ có truyền thống lâu đời tại khu vực Đông Nam Á.
Ngày 23/6/1967 trong bức điện gửi Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: "Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Một nhân tố tích cực trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á".
Chỉ một ngày sau đó, ngày 24/6/1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước.
Trong bức điện khác gửi Quốc trưởng Norodom Shihanouk (ngày 8/11/1968) nhân dịp chúc mừng Campuchia kỷ niệm 15 năm Ngày Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: "Ngày nay cũng như ngày mai, hai nước chúng ta mãi mãi là người bạn thân thiết".
Năm 2005, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất đề ra phương châm mới trong phát triển quan hệ song phương là "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Với định hướng đó, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Thời gian qua, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước tiếp tục phát triển ổn định. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc và trao đổi dưới nhiều hình thức kể cả khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
Sau khi hai nước mở cửa trở lại và Campuchia tổ chức thành công bầu cử xã/phường khóa V, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp tăng mạnh.
Về phía Campuchia, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Samdech Techo Hun Sen dự cuộc gặp Người đứng đầu ba Đảng Việt Nam - Lào - Campuchia tại Hà Nội (26/9/2021); Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin thăm chính thức Việt Nam (12-14/9/2022); Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum thăm chính thức Việt Nam (24-26/10/2022); Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh kiêm Tư lệnh Lục quân, Quân đội Hoàng gia Campuchia thăm Việt Nam tháng 8/2022.
Về phía Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Campuchia (21-22/12/2021); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch CPP Hun Sen (29/1 và 27/6/2022); Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Hun Sen (29/1, 12/4, 7/5, 7/6/2022). Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp song phương Thủ tướng Hun Sen bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN – Mỹ tại Washinton D.C (11/5/2022) và lễ kỷ niệm 45 năm "Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng của Thủ tướng Hun Sen" (21/6/2022).
Hai bên phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 - 24/6/2022), như lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia tại Hà Nội tháng 6/2022 với sự tham dự của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia "Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2022" và Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An.
Lễ kỷ niệm 45 năm "Hành trình hướng tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot" được tổ chức tại khu vực biên giới hai nước dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hun Sen.
Đây là hoạt động kỷ niệm ngày 20/6/1977, khi Samdech Techo Hun Sen- lúc đó là lãnh đạo Trung đoàn - cùng đồng đội quyết định sang Việt Nam bày tỏ mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ Việt Nam.
Sự kiện lịch sử quan trọng này không chỉ đánh dấu sự khởi đầu hành trình cách mạng cứu đất nước và nhân dân Campuchia thoát nạn diệt chủng, hồi sinh đất nước mà còn minh chứng sống động cho tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm này, Samdech Techo Hun Sen đã nhấn mạnh: Hành trình hướng tới lật đổ chế độ Pol Pot" đã mang lại hòa bình cho đất nước Campuchia, tiến tới Hiệp định Paris, tiếp tục tiến tới thắng lợi cuối cùng và thực hiện chính sách hòa hợp và độc lập dân tộc. Lịch sử khắc ghi nghĩa cử của quân đội Việt Nam cứu người dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. "Gian nan mới biết bạn hiền, hoạn nạn mới hiểu lòng nhau", Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh.
Việt Nam đứng đầu ASEAN về đầu tư vào Campuchia
Cũng trong thời gian qua, quan hệ hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước với các cơ chế hợp tác thiết thực được triển khai ngày càng hiệu quả, đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu. Các hoạt động ngoại giao nhân dân của Mặt trận, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Hội Hữu nghị, các tổ chức đoàn thể quần chúng của hai nước, nhất là tại các tỉnh biên giới diễn ra sôi nổi và rộng khắp, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc và nhân dân hai nước.
Hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 9,54 tỷ USD, tăng 79,1% so với năm 2020; 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,45 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2021 (Việt Nam xuất siêu sang Campuchia với giá trị 487,7 triệu USD).
Đến nay, Việt Nam có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,92 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ 2 trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.
Các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia đã và đang đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội và sự phát triển thịnh vượng của Vương quốc Campuchia.
Hợp tác quốc phòng, an ninh, biên giới tiếp tục được tăng cường. Trên cơ sở các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới hai bên đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên đất liền.
Năm 2019, hai bên đã ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc khoảng 84% đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia. Hai bên đang nỗ lực đàm phán giải quyết 16% chưa hoàn thành phân giới cắm mốc để tiếp tục xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. Chính phủ hai nước cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho kiều dân hai nước sinh sống trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp mỗi nước.
Các lĩnh vực hợp tác khác về giáo dục - đào tạo, giao thông - vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông... cũng được quan tâm, đẩy mạnh. Hằng năm, Việt Nam cấp hàng trăm suất học bổng dài hạn cho sinh viên Campuchia sang học tại Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam sang học tập tại Campuchia ngày càng nhiều. Hai nước cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, nhất là ở các địa phương giáp biên giới.
Việt Nam thường xuyên tổ chức các đoàn bác sĩ tình nguyện sang khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân Campuchia; các bệnh nhân Campuchia khi sang khám và điều trị bệnh tại Việt Nam được hưởng mức lệ phí khám chữa bệnh như người Việt Nam. Đặc biệt, hai nước luôn quan tâm, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó với đại dịch COVID-19.
Du khách Việt Nam tới Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2022 đứng vị trí thứ nhất với 143.239 lượt khách, chiếm 28,3% tổng số du khách vào Campuchia.
Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực và tiểu vùng, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, cơ chế CLV, CLMV, ACMECS,… góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.
Ưu tiên cao cho quan hệ Việt Nam - Campuchia
Với nhiều ý nghĩa quan trọng, chuyến thăm Campuchia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ góp phần phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, các nước ASEAN; trong đó dành ưu tiên cao cho mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia; tiếp tục đưa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau.
Trong không khí hữu nghị, gắn bó của "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022", chuyến thăm cho thấy sự phối hợp, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa Việt Nam và Campuchia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam với Campuchia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, cùng đóng góp thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, củng cố vai trò trung tâm, nâng cao năng lực tự cường của ASEAN trong ứng phó với các thách thức đặt ra.
Chuyến thăm sẽ tiếp tục đưa quan hệ với Campuchia đi vào thực chất, hiệu quả trên mọi mặt chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh; kinh tế, thương mại, đầu tư (trong đó phát huy thế mạnh của thương mại biên giới và nâng cao hiệu quả của hệ thống cửa khẩu); hợp tác biên giới; văn hóa, giáo dục…
Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở sở tại, thể hiện sự quan tâm sâu sắc, sự thấu hiểu, sẻ chia của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng người Việt Nam vốn còn chịu nhiều khó khăn ở sở tại, góp phần triển khai Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, góp phần phát huy khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc.
Ý KIẾN
Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.
Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.
Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.
Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, ngày 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.
Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11.
Sáng nay, 21/11, tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Vọng.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.
Không phải hợp thức hóa sai phạm mà là chống lãng phí. Với quan điểm này, đại biểu Quốc hội đồng tình về việc cho phép thí điểm Nghị quyết thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.
Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21 đến 23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai có báo cáo vào ngày 31/10 gửi UBND tỉnh về kết quả kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan theo Kết luận số 06/KL-TTr ngày 29/3/2024 của Thanh tra tỉnh về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở và Ban Tôn giáo.
Công an TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Sáng 21/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến 23/11/2024 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Cục Thuỷ sản - Bộ NN&PTNT phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức “Hội nghị về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2024”, tại Hà Nội.
Sáng 20/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã chủ trì Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản thành phố.
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11, giờ địa phương (tức sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader và Phu nhân.
Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.
Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình tích cực nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những kỳ tích phát triển của dân tộc”.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.
Bước sang ngày tranh tài thứ ba tại Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) đang diễn ra tại Philippines, các vận động viên đoàn tuyển thủ bắn súng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu bắn đĩa bài 3 và đoạt được 15 huy chương Bạc.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Đúng 22h, ngày 19/11, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quôc tế Las Amesricas, Santo Domingo. Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Luis Abinader và Phu nhân.
Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.
0