Thúc đẩy di cư an toàn, ngăn chặn mua bán người
Vòng bán kết của cuộc thi tranh biện lần đầu tiên do Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức dành cho thanh, thiếu niên Việt Nam về di cư an toàn và phòng, chống mua bán người đã chính thức khởi động hôm nay 4/3 tại tòa Nhà Xanh, trụ sở Liên hợp quốc tại Việt Nam. Cuộc thi là sáng kiến của IOM phối hợp với các đơn vị trong chuỗi các phong trào nâng cao nhận thức về di cư an toàn là chìa khóa để phòng, chống mua bán người.
Cuộc thi tranh biện được tổ chức trong khuôn khổ Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam” (gọi tắt là Dự án TMSV) do Chính phủ Vương quốc Anh và Tổ chức IOM tài trợ.
Cuộc thi kêu gọi các bạn thanh, thiếu niên độ tuổi từ 16 đến 20 trên cả nước gửi các đoạn video ngắn chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề di cư như là một cơ hội đổi đời. Sau hai tuần, IOM đã nhận được 115 bài dự thi với nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. 29 thí sinh đến từ Hải Phòng, Quảng Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh đã xuất sắc được lựa chọn tham gia chương trình tập huấn trước khi vòng bán kết diễn ra tại Hà Nội.
Trong buổi gặp mặt này, các thí sinh được tập huấn về kỹ năng tranh biện và được trang bị kiến thức về (1) thông tin cơ bản liên quan đến di cư và mua bán người; (2) di cư hợp pháp và di cư trái phép; (3) các bước để đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi di cư. 16 thí sinh được chia thành 4 nhóm để tham gia vòng bán kết ngày hôm nay.
“Các bạn thí sinh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt của di cư và mua bán người. Tôi rất vui khi xem các phần tranh biện của các bạn thí sinh và tôi cảm thấy được truyền cảm hứng bởi sự sáng tạo và tư duy cởi mở của các bạn để giải quyết các vấn đề quan trọng về rủi ro và cơ hội do các hình thức di cư khác nhau mang lại,” Bà Park Mihyung, Trưởng phái đoàn IOM đã chia sẻ.
Những đóng góp của người di cư Việt Nam đối với phát triển kinh tế và xã hội tại cả quốc gia nguồn và quốc gia đích đã được nghiên cứu và cho thấy các tác động tích cực. Dù khả năng phục hồi cao nhưng những người lao động di cư vẫn là nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội khi họ phải đối mặt với nạn cưỡng bức lao động và mua bán người trong suốt quá trình di cư. Nhiều người lao động di cư liên tục phải trải nghiệm quá trình tuyển dụng lao động phi đạo đức, trong đó bao gồm phí tuyển dụng và các chi phí liên quan quá cao, bị lừa gạt và bị cung cấp thông tin di cư không chính xác cũng như không có sự tự do đưa ra lựa chọn cho bản thân mình. Tại các điểm (quốc gia) đích, người lao động thường làm công việc tạm thời, không chính thức hoặc không được bảo vệ, khiến họ có nguy cơ cao bị mất an toàn, bị sa thải và phải sống và làm việc trong điều kiện tồi tệ.
Để đảm bảo các cá nhân và cộng đồng được trao quyền và chủ động đưa ra những quyết định sáng suốt về di cư, IOM đặt mục tiêu tăng cường sự quan tâm và kiến thức cho giới trẻ Việt Nam về di cư an toàn là chìa khóa để giải quyết nạn mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam thông qua tập đặc biệt của chương trình tranh biện “Trường Teen”.
Bà Park Mihyung cho biết: “Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay, việc dịch chuyển của con người là không thể tránh khỏi và chúng ta cần phải tìm cách đạt được mục tiêu di cư an toàn và nhân đạo, điều mà có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Khi tôi nhìn thấy một bạn thí sinh đứng trên sân khấu và tự tin thuyết trình về ý tưởng của bạn về di cư, tôi nghĩ rằng giới trẻ có tiếng nói mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ chiến dịch di cư an toàn nào. Tôi hi vọng rằng tất cả các bạn thí sinh tham gia cuộc thi có thể học được cách làm chủ và đưa ra quyết định cho chính mình với sự nhận thức và thông tin đầy đủ”.
Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Iain Frew cũng chia sẻ: “Những bạn trẻ ngày hôm nay là những người đưa ra quyết định trong tương lai. Điều quan trọng là chúng ta phải thúc đẩy đối thoại và tăng cường sự thấu hiểu với giới trẻ và giúp họ có được những kiến thức cần thiết về di cư an toàn, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như những cơ hội và thách thức để đưa ra quyết định đúng đắn và bảo vệ bản thân trước nguy cơ rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương như bị mua bán hoặc bị bóc lột.”
Dự án “Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ hiện đại tại Việt Nam” hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan địa phương để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của các cá nhân và cộng đồng đối với nô lệ thời hiện đại. Từ năm 2018 đến nay, Dự án đã đạt được những kết quả sau: - Hỗ trợ 1.782 người liên quan đến mua bán người (trong đó có 865 nam và 915 nữ): 425 trường hợp liên quan đến phòng ngừa, 392 trường hợp liên quan đến tố tụng hình sự và 965 trường hợp được bảo vệ - Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người và di cư an toàn cho 2.939.014 người: 28.299 trường hợp trực tiếp và 2.910.715 trường hợp trực tuyến. - Hỗ trợ 1.680 người được tiếp cận các cơ hội việc làm tại địa phương và tham gia xuất khẩu lao động hợp pháp (1.037 nam và 643 nữ). - Nâng cao kỹ năng về kỹ thuật số và tìm kiếm việc làm cho 211 học viên học nghề (154 nam và 57 nữ). · - Hỗ trợ 505 người di cư có hoàn cảnh khó khăn và là nạn nhân bị mua bán. |
Ý KIẾN
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh đầu cấp, các địa phương sẽ xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 cho năm học 2024 - 2025. Theo quy chế này, kỳ thi vào lớp 10 sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba cho địa phương lựa chọn và công bố sau khi kết thúc học kỳ I, nhưng không muộn hơn 31/3.
Mới đây, bộ giáo dục vừa chốt quy chế Kỳ thi vào lớp 10 năm nay sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba do địa phương lựa chọn, nhưng phải thay đổi sau ba năm, công bố sau khi kết thúc học kỳ I.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 24 năm 2024 về Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. So với những năm trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 giảm 1 buổi thi, 2 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và công bằng.
Quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có quy định cụ thể về các trường hợp được miễn thi.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố xem xét có cơ chế đặc thù để hỗ trợ quỹ tiền thưởng theo quy định cho các cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên do tham gia thí điểm đặt hàng theo giá dịch vụ giáo dục.
Sáng nay, 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Thông tư số 30/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông. Trong đó, Thông tư quy định, tuyển sinh vào lớp 6 được thực hiện theo phương thức xét tuyển và sẽ không còn phương thức thi tuyển.
Từ ngày 30/3, kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ chuyển hoàn toàn sang hình thức thi trên máy tính. Các thí sinh đã đăng ký thi trên giấy trước thời điểm này được chọn thi sớm trên giấy hoặc thi trên máy.
Sáng 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Bộ Giáo dục yêu cầu không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp.
Một số giáo viên phản ánh thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục ở Hà Nội chưa được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Những năm gần đây, an toàn học đường đã trở thành một chủ đề được xã hội quan tâm. Đặc biệt, khi các tệ nạn về ma túy, thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện khác đang có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bổ sung quy định đối với ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn) từ điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khối ngành sư phạm, sức khỏe trong kỳ tuyển sinh năm 2025. Thí sinh chọn một trong hai căn cứ ngưỡng đảm bảo đầu vào từ điểm học tập hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào khối ngành sư phạm, sức khỏe.
Từ 1/1/2025, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chính thức bị cấm ở nước ta, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Các nhà trường đã có nhiều giải pháp sáng tạo trong giáo dục, tuyên truyền để học sinh "nói không" với thuốc lá điện tử.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 29 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư mới chỉ cấm những hiện tượng tiêu cực chứ không cấm nhu cầu có thực và chính đáng của cả người dạy và người học.
Sáng 5/1, Thành Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025); tuyên dương “Sinh viên 5 tốt” các cấp và Giải thưởng "Sao tháng Giêng" năm 2024.
Sáng nay, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ Tuyên dương các đồng chí cán bộ Đoàn - Hội đạt giải thưởng “Sao tháng Giêng”, các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp năm 2024.
Cuộc thi "Chinh phục robobimi" năm nay, ngành giáo dục Thủ đô, ngành giáo dục quận Tây Hồ lần đầu tiên triển khai công nghệ thực tế ảo, khiến các em học sinh vô cùng hào hứng, bởi ngoài cọ sát về AI, về ngoại ngữ thì các em còn được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ từ công nghệ này.
Sáng nay 4/1, quận Hoàng Mai tổ chức Ngày hội và tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt”.
Hiện nay trên các mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm công khai các dịch vụ học hộ, thi hộ với các mức giá từ 100.000 đồng đến hàng triệu đồng, tùy vào hình thức học, làm bài kiểm tra, thi hộ. Rất nhiều trường đại học dù đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng vẫn phát hiện không ít trường hợp thi hộ.
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó có những điểm mới như: Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học; Giáo viên không được dạy thêm ngoài trường học đối với học sinh của chính mình; Dạy thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh... Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 29/2024 quy định các nội dung, hình thức liên quan đến dạy thêm, học thêm. Thông tư nhằm mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của chương trình giáo dục phổ thông mới và các quy định của pháp luật liên quan.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký ban hành Quyết định số 4222 ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Bộ chuẩn là định hướng cho giáo dục phát triển toàn diện trẻ em mầm non.
Thực hiện Chuyên đề số 12 "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn quận Hai Bà Trưng” vì một trường học hạnh phúc, ngành giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng đã tổ chức đa dạng hoá các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non trong năm học này.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Everest Wish Concert 2024” vừa được tổ chức với chủ đề "Tình bạn diệu kỳ" nhằm nhấn mạnh giá trị gắn kết, sẻ chia và sức mạnh của tình bạn trong việc tạo nên những điều kỳ diệu.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể, sát yêu cầu thực tế của đơn vị, đặc biệt quan tâm và có giải pháp phù hợp với những học sinh có khó khăn trong học tập.
19 tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 cho học sinh. Hà Nội là một trong hai tỉnh cho học sinh nghỉ Tết ít ngày nhất.
Nhiều năm qua, Ban ATGT Thành phố đã đưa chương trình “Vì an toàn giao thông Thủ đô” vào học đường, nhằm tạo sân chơi và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho học sinh các cấp, đã được thầy cô và các em học sinh hưởng ứng tích cực.
Nhằm khích lệ, động viên đoàn học sinh của Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc trên đấu trường quốc tế, trong sáng nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chương trình Gặp mặt - Tuyên dương các học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế và vinh danh các thầy cô giáo, nhà trường đã có đóng góp tích cực công tác này trong năm 2024.
Nhằm khích lệ, động viên đoàn học sinh của Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc trên đấu trường quốc tế, sáng nay, 29/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt, tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế, cũng như vinh danh các thầy cô giáo, các nhà trường đã có đóng góp tích cực vào công tác này trong năm 2024.
Sáng 28/12, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt và trao Huân chương Lao động cho học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024.
Sáng 28/12, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gặp mặt và trao Huân chương lao động cho học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024.
Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi này.
Báo Hà Nội Mới đã phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đồng hành cùng các trường nâng cao chất lượng giảng dạy” vào chiều 27/12. Nhiều giải pháp tâm huyết trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa cũng được chia sẻ tại tọa đàm.
Chiều 27/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị trao đổi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của thành phố Hà Nội.
Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành và chính thức áp dụng từ kỳ thi tốt nghiệp năm 2025, công thức xét công nhận tốt nghiệp THPT đối với thí sinh có thay đổi so với năm 2024.
Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành năm 2024.
Với quy chế thi mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 2025, nhiều thay đổi sẽ được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và các trường học, đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cách thức tổ chức và đánh giá năng lực học sinh.
Để tạo cho các em học sinh sân chơi lành mạnh qua hoạt động ngoại khóa, nhiều trường ở Thủ đô đã tổ chức lễ Giáng sinh tại trường với các tiết mục hòa quyện giữa văn hóa Việt Nam và phương Tây, được chính các em trình diễn.
"Em gom tiền nhỏ - giúp bạn khó khăn" là tên gọi của dự án đang được triển khai tại trường Tiểu học Quang Trung (huyện Gia Lâm). Mục đích của hoạt động này nhằm đề cao việc giáo dục nhân cách, tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng thông qua những hành động nhỏ bé.
Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội vừa tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp lần thứ II", năm 2024. Cuộc thi quy tụ gần 50 dự án xuất sắc, đoạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp, từ 17 trường đại học, cao đẳng tại thành phố.
Thông tư 23 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có điều chỉnh về quy mô các nhóm lớp với cấp học mầm non.
Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đào tạo nhân tài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trường Công nghệ - Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp - sinh viên trường Công nghệ 2024, tạo cơ hội cho sinh viên vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.
Thông tin về Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.
Sáng 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Hội khuyến học Hà Nội vừa tổng kết công tác khuyến học và phong trào thi đua khen thưởng năm 2024.
Tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ Quốc tế (IJSO) năm 2024, cả 6 học sinh Hà Nội đều xuất sắc đoạt huy chương.
0